Giáo xứ Vĩnh Hòa thắp nến cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân

- Quảng Cáo -

- Giáo xứ Vĩnh Hòa thắp nến cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân

Tối ngày 01/01/2013 tại quê hương của gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân, bà con giáo xứ Vĩnh Hòa, thuộc hạt Đông Tháp, giáo phận Vinh đã thắp nến cầu nguyện cho đại gia đình anh đang bị bách hại vì Công lý và Sự thật.

Thời gian qua gia đình anh đã nhiều lần bị Công an Việt Nam sách nhiễu, gây khó khăn và áp lực lên gia đình anh. Điển hình là vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, người em trai của anh là anh Lê Đình Quản, giám đốc công ty Vietnam Credit đã bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ sau khi đột nhập vào công ty và thu giữ nhiều tài sản của công ty anh. Anh Lê Đình Quản bị cáo buộc về tội trốn thuế! Sau đó, vào ngày 5 tháng 12 năm 2012, người em họ của anh Quân là chị Nguyễn Thị Oanh cũng đã bị lực lượng Công an trấn áp và áp giải ra trại giam Hà Nội trong khi chị đang mang thai. Và ngày 27 tháng 12 năm 2012 vừa qua, lực lượng Công an thành phố Hà Nội đã bắt đi anh Quân và báo chí sau đó đã loan tin rằng anh bị cáo buộc về tội trốn thuế. Trước những sự việc mờ ám trên, gia đình anh Quân đã lên tiếng trong một đơn thư kêu cứu đăng trên trang Truyền thông Chúa Cứu Thế hôm 29/12/2012.

Với tình tương thân tương ái, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, và với tinh thần Công giáo luôn luôn cầu nguyện cho bất cứ ai kêu cầu, giáo xứ Vĩnh Hòa đã tổ chức thắp nến cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Cầu cho gia đình anh luôn được bình an trong sự bách hại của cường quyền, cầu cho anh Lê Đình Quản, chị Nguyễn Thị Oanh luôn được vững vàng trong chốn lao tù, biết cậy dựa vào sự quan phòng của Thiên Chúa để làm chứng cho công lý và sự thật; cầu cho nhà cầm quyền Cộng sản biết tôn trọng nhân quyền, cầu cho đất nước Việt Nam sớm được tự do dân chủ.

- Quảng Cáo -

- Hàng ngàn tiệm vàng ở Việt Nam có nguy cơ bị xóa sổ

Chiến dịch độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng của Hà Nội đã bắt đầu bước vào giai đoạn chính, và sẽ xỏa số khoảng hơn 6000 tiệm vàng và vài trăm cơ xưởng sản xuất vàng lớn nhỏ. Nhiều nhà kinh tế đã gọi tên đây là một đợt đánh tư sản bằng vàng.

Theo báo cáo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, thì trong số hơn 8000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng hiện nay, chỉ có khoảng 2400 điểm được cấp phép mới để tiếp tục hoạt động. Điều làm cho nhiều người kinh ngạc về sự tráo trở của chế độ, là khi tuyên bố loại bỏ vàng miếng, chỉ sự dụng vàng SJC do nhà nước sản xuất mà thôi, thì nay Ngân hàng Nhà nước Cộng sản Việt Nam lại nói chính phủ có thể độc quyền mua bán vàng miếng.

Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước khẳng định từ ngày 10 tháng giêng sắp tới, sẽ chỉ những địa điểm của Nhà nước cấp phép mới có quyền kinh doanh vàng miếng. Dĩ nhiên giá vàng miếng sẽ bị ép giá thấp nhiều lần so với vàng của Nhà nước sản xuất. Và đây là lý do mà nhiều người người nói chế độ đang thực hiện việc đánh tư sản qua vàng. Trong số 8000 địa điểm giao dịch vàng miếng hiện tại, rồi sẽ chỉ có 30% tiếp tục được hoạt động sau ngày này. Số phận của những tiệm vàng, cơ xưởng không được phép hành nghề không biết sẽ về đâu, hay nói cách khác là sẽ bị bức tử. Việc xóa sổ 70% điểm giao dịch vàng là một thay đổi rất lớn của thị trường vàng miếng, chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến cố về kinh tế.

Theo dư luận, bên cạnh “chợ đen” mua bán ngoại tệ lại xuất hiện “chợ chui” mua bán vàng lá. Thực tế cho thấy, doanh thu của các tiệm vàng chỉ bán hàng hóa trang sức không đủ để nộp thuế và trả lương nhân viên. Để tồn tại, chắc chắn các tiệm vàng không được cấp giấy phép phải đưa khách hàng muốn mua bán vàng lá “ra cửa sau”.

Một nguồn tin khác cho biết ngành công an cũng đã được lệnh hỗ trợ để giải quyết các tình huống bất trắc. Nhưng điều làm cho nhiều người lo lắng là một tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước Cộng sản Việt Nam, nói trong tương lai, cả vàng trang sức cũng sẽ bị quản lý. Theo mô tả của một nhân viên ngân hàng, trang sức bằng vàng mà người dân đeo trên tay sắp tới phải có giấy tờ chứng minh, nếu không có thể nằm trong diện bị tịch thu vì không rõ nguồn gốc.

- Trung Quốc đưa tàu hải giám tuần tra tại vùng Vịnh Bắc Bộ

Tin từ Tân Hoa Xã, thì hôm 1/01/2013, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, bắt đầu áp dụng quy định cho phép cảnh sát biên phòng của tỉnh này khám xét toàn bộ các tàu bị xem là « hoạt động trái phép » trong khu vực mà Trung Quốc xem là vùng biển của họ trên Biển Đông. Theo thông cáo của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, một đội gồm 2 tàu hải giám của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay trinh sát, đã đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sau khi tuần tra tại vùng biển Trường Sa.

Trước đó, ngày 31/12/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có một động thái gian xảo nhằm đánh lận dư luận, rằng Trung Quốc quan ngại sâu sắc về tác động tiêu cực trong việc áp dụng Luật Biển của Việt Nam, đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 6/12 vừa qua, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu Việt Nam « chấm dứt những biện pháp làm phức tạp và trầm trọng thêm các vấn đề giữa hai nước.

tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh còn nói rằng, quy định mới cho phép cảnh sát biển Hải Nam khám xét tàu bè tại Biển Đông, được báo chí nước này loan báo vào tháng 11/2012, không khác gì so với các luật đã ban hành vào năm 1999. Theo đó, các quy định trên chỉ được áp dụng trong phạm vi 22 km ngoài khơi Hải Nam.

Tuy nhiên theo một nhà ngoại giao cấp cao ở Đông Nam Á đã cảnh báo, các quy định này có thể gây ra những vụ xung đột tại Biển Đông, làm phương hại đến nền kinh tế của khu vực. Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ vấn đề trên.

- Hàng chục ngàn dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ

Hôm 1/01 ngay ngày đầu năm dương lịch 2013, khoảng 50 000 người dân Hồng Kông, đã xuống đường lên án lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức vì đã « thi hành chánh sách» của Bắc Kinh, và yêu cầu cải thiện dân chủ 15 năm sau ngày Anh Quốc trao trả về Hoa lục. Đoàn biểu tình hô khẩu hiệu « Hãy trả tức khắc cho nhân dân quyền phổ thông đầu phiếu ».

Xin nhắc lại, ông Lương Chấn Anh được đa số « đại cử tri » trong một Ủy ban 1200 người mà đa số thân Bắc Kinh bầu lên vào tháng ba năm 2012 vào chức lãnh đạo Hành pháp. Đa số người dân Hồng Kông xem cuộc « bầu cử » này thể hiện bàn tay can thiệp của Bắc Kinh vào nội bộ Hồng Kông.

Tuy Hồng Kông tiếp tục duy trì quyền tự do ngôn luận, nhưng trên thực tế, chính quyền Trung Quốc kiểm soát sinh hoạt chính trị Hồng Kông khiến cho dân bản địa nhiều lần phản kháng qua nhiều hình thức từ biểu tình đến tuyệt thực.

Bắc Kinh cam kết sẽ cho phép bầu lãnh đạo Hành pháp trực tiếp và tự do vào năm 2017 và bầu cơ quan Lập pháp năm 2020 nhưng nhiều nhà dân chủ Hồng Kông nghi ngờ Trung Quốc nuốt lời hứa như đã từng vi phạm cam kết trong quá khứ.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here