Cá tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt

- Quảng Cáo -

- Cá tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt

Hiện tượng biến đổi khí hậu, việc xây đập từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Mekong đã ảnh hưởng đến trữ lượng hải sản và thu nhập của người dân nơi đây. Giám đốc một công ty khai thác hải sản tại thị Xã Châu Đốc, An Giang cho biết trước đây cá nguyên liệu như cá linh, lòng tong đề làm mắm rất dồi dào, nhất là vào mùa nước nổi tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên gần 10 năm nay, nguồn lợi này đã giảm tới 2/3.

Tuy nhiên ngoài yếu tố thiên tai, con người cũng góp phần vào tình trạng cạn kiệt nguồn cá như hiện nay, thông qua việc gia tăng sản xuất lúa bằng đê bao khép kín để chống lũ lụt. Như vậy nước lũ chảy hết ra biển không được tích lũy trên đồng ruộng theo cách tự nhiên. Khi nước biển tràn ngược vào các sông vào mùa khô, tình trạng ngập mặn trở nên dễ dàng. Từ đó nguồn lợi cá cạn kiệt dần. Cá là nguồn sống quan trọng của cư dân hạ nguồn Mekong. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại không dừng lại ở người dân nơi đây mà còn ảnh hưởng chung đến nhiều nơi khác.

Một chuyên gia cho biết thường trong mùa lũ, người dân có thể kiếm được khoảng 50 đến cả trăm ngàn đồng nhờ khai thác, đánh bắt cá mưu sinh hoặc có thể ủ mắm đem bán, nhưng hiện tại đã giảm nhiều và giảm mạnh hơn nữa nếu Campuchia quyết xây đập thủy điện. Những nhà đầu tư xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong hướng nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hơn là vì sinh thái và cuộc sống của người dân. Khi đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có lúc rất nhiều nước tràn từ thượng nguồn sông Mekong, nhưng có lúc không một giọt nước.

- Quảng Cáo -

- Người đầu tiên chết trong tay công an năm 2013

Lại có thêm một người đàn ông đã chết chỉ sau vài giờ bị công an Cộng sản Việt Nam tạm giữ rồi sau đó nói rằng nạn nhân tự tử, và đây là vụ công an đánh chết người đầu tiên xảy ra trong năm 2013.

Chuyện xảy ra ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thảnh, tỉnh Hải Dương, bà Lê Thị Ránh, vợ của nạn nhân Trần Văn Tân 53 tuổi, cho biết ngày 2 Tháng Giêng 2013 chồng bà, ăn cơm trưa ở nhà xong ra thì đi vác gạo thuê và làm cỏ cho bà nội tại nghĩa trang xã. Ông ấy đi từ trưa đến tối không thấy về. Gia đình đi tìm và mãi đến 8 giờ sáng hôm sau, họ chạy lên văn phòng xã Kim Xuyên thì lúc đó mới hay tin ông Tân đã bị công an xã này tạm giữ từ đêm hôm qua vì lấy trộm của công ty xi măng Thành Công một tấm cốp pha, và đến sáng sớm được phát hiện đã tử vong.

Phó Chủ tịch xã thì nói Công an bắt được một người đột nhập vào nhà máy lấy trộm tài sản, sau đó đưa về trụ sở và ông này đã thắt cổ tự tử tại trụ sở xã, bằng đoạn dây điện trong phòng. Điểu đáng nói là mặc dù tạm giữ ông Tân qua đêm và kể cả sau khi phát hiện ông này chết, nhưng công an xã Kim Xuyên không hề báo cho gia đình của nạn nhân biết sự việc. Gia đình cho biết thi thể nạn nhân có nhiều dấu hiệu không bình thường. Đánh chết nạn nhân rồi dàn dựng tự tử giả để che đậy cái tội giết người là trò rất quen thuộc của công an.

Trong năm 2012 có ít nhất 13 vụ, năm 2011 có 9 vụ công an đánh chết người khi giam giữ và phần lớn đều vu cho nạn nhân tự tử, dù trên thi thể các nạn nhân đầy các dấu vết nhục hình. Nhiều thân nhân của những người chết đã khiếu nại kiện cáo đến những cấp cao nhất của chế độ nhưng đều bị làm ngơ.

- Hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ đổ bộ vào Bình Thuận năm nay

Ngày 7.1, tin từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận cho biết hiện có 947 lao động người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn, trong đó có đến 708 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.

Trong số lao động Trung Quốc đang làm việc, theo quy định thì 367 người thuộc diện phải cấp phép lao động, nhưng hiện vẫn còn 185 trường hợp chưa được cấp giấy phép. Theo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận, trong năm 2013, riêng 4 nhà thầu Trung Quốc đang thi công nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đăng ký có nhu cầu sử dụng khoảng 1.200 lao động người nước ngoài.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc cấp visa du lịch 3 tháng để đưa người nước ngoài vào Bình Thuận lao động “chui”; khi sắp hết hạn lại gia hạn tiếp. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận đã có văn bản kiến nghị Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội có biện pháp ngăn chặn tình trạng này.” Đó là những con số kiểm soát được. Vấn đề là có những nơi không kiểm soát nổi, như các mỏ bauxite Tây Nguyên, chẳng hạn.

- Miến Điện hủy bỏ một đạo luật trấn áp ly khai

Hôm 16/01/2013, chính quyền Miến Điện đã quyết định hủy bỏ một bộ luật nhằm bỏ tù những người đối lập với chế độ độc tài quân sự trước đây. Điều này cho thấy Miến Điện lại có thêm bước tiến mới trong tiến trình cải cách hệ thống chính trị được tiến hành từ hơn một năm qua. Tin từ báo Myanma Ahlin thì Tổng thống Thein Sein đã hủy bỏ bộ luật cấm các hoạt động chống lại việc « chuyển giao quyền lực hòa bình ». Bộ luật được ban hành năm 1996 này cấm mọi hình thức chống lại Hội nghị Quốc gia, một cơ chế chính trị của tập đoàn quân sự có nhiệm vụ thảo luận bản Hiến pháp mới.

Sau 14 năm thảo luận bí mật, đến tận năm 2007, Hội nghị Quốc gia mới hoàn tất soạn thảo ra bản Hiến pháp mới cho Miến Điện. Quyết định bãi bỏ luật này sẽ còn phải được Quốc hội chính thức thông qua.

Các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Miến Điện hoan ngênh việc hủy bỏ điều luật nói trên cũng như nhiều văn bản pháp luật khác vẫn được sử dụng làm công cụ trấn áp đối lập vẫn còn hiện hành.

Luật sư Aung Thein, người từng đại diện cho nhiều nhà ly khai nổi tiếng tại Miến Điện cho biết trong quá khứ nhiều nhà đấu tranh đã bị những án tù nặng nề chỉ vì bộ luật này. Vị luật sư này kêu gọi chính quyền hủy bộ « luật khẩn cấp » ban hành năm 1950 và một văn kiện khác bảo vệ Nhà nước trước « các phần tử phá hoại ».

Chính những văn bản luật này đã được sử dụng để tước quyền tự do của các nhà ly khai, trong đó có nhà dân chủ nổi tiếng Aung San Suu Kyi.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here