Việt Nam vẫn không có dấu hiệu cải thiện về tự do báo chí

- Quảng Cáo -

Việt Nam vẫn không có dấu hiệu cải thiện về tự do báo chí

Theo bản xếp hạng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) về tự do báo chí năm 2013, vừa được công bố hôm 30/01/2013, thì các nước như Bắc Triều Tiên ( hạng 178/179 ), Trung Quốc ( 173 ), Việt Nam ( 172 ) và Lào ( 168 ) vẫn không cho người dân hưởng quyền tự do được thông tin. Nói chung, tình hình tự do báo chí của bốn quốc gia Cộng sản đó vẫn không có gì thay đổi.

Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc, những người làm công việc thông tin trên Internet, các blogger và các công dân mạng, vẫn bị đàn áp ngày càng dữ dội. Theo Phóng viên không biên giới, trước sự lớn mạnh của các mạng xã hội và khả năng huy động của các mạng này, chính quyền đã gia tăng kiểm soát các thông tin “nhạy cảm” và rút ngay các thông tin này khỏi mạng Internet.

Trong vòng chưa tới một năm, ngành tư pháp Việt Nam đã kết án tù 12 blogger và nhà đối lập sử dụng mạng, với những bản án lên tới 13 năm tù, và như vậy Việt Nam hiện là nhà tù đứng hàng thứ hai thế giới về giam giữ các công dân mạng, chỉ sau Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

Phóng viên không biên giới cũng ghi nhận là trong năm qua, tình hình tự do báo chí ở châu Á nói chung có xu hướng đi xuống.

Đặc biệt trong bảng xếp hạng kỳ này Miến Điện được khen có tiến bộ về tự do báo chí. Miến Điện đã tăng 18 hạng và kể từ nay được xếp thứ hạng 151 trên tổng số 179 quốc gia. Chính phủ lên cầm quyền thay thế tập đoàn quân phiệt giải thể tháng 3 năm 2012 cũng đã trả tự do cho nhiều phóng viên bị cầm tù. Miến Điện nay không còn nằm trong số các quốc gia được thể hiện bằng màu đen trên bản đồ thế giới về tự do báo chí nữa, khác với nhiều nước ở châu Á.

– 840 000 công chức CSVN bị coi là ăn bám

Trong cuộc họp đầu tiên ngày 25 Tháng Giêng vừa qua của “Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của chế độ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng CSVN, đã phải than rằng trong bộ máy chính quyền hiện nay có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào. Ông Phúc cũng xác nhận tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử bất cập.

Theo con số ông Nguyễn Xuân Phúc nêu ra, guồng máy của chế độ đang có tới 2.8 triệu “công chức”. Nếu 30% là đám ăn bám, được gửi gấm hay chạy chọt để chui vào guồng máy thì con số bị coi như thừa thãi khoảng 840,000 người.

Nhưng nếu theo ước lượng của ông Đặng Như Lợi, phó chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội CSVN được tường thuật trên VNExpress ngày 13 Tháng Giêng 2013 thì con số “dôi dư” đang ăn lương nhà nước mà chỉ ngồi không ăn tiền, lên tới 1.2 triệu người, tức 40%.

Trong cuộc họp này đại diện một số bộ đều cho rằng, chế độ công chức hiện nay bất hợp lý, ví dụ như có những chuyên viên mới được tuyển dụng từ lớp sinh viên mới ra trường làm việc hết sức hiệu quả, bằng nhiều lần các chuyên viên chính, nhưng lương bổng và việc làm của họ lại rất thấp, trong khi đó những chuyên viên chính chả làm được bao nhiêu nhưng lại ở những chức cao và lãnh lương cao.

Tình trạng ăn bám của một số cán bộ đảng viên CSVN trong guồng máy hành chánh thư lại của chế độ đã tồn tại suốt hàng chục năm, từng được nói đến trong những lần họp, nhưng không hề được giải quyết, mà con số vẫn cứ mỗi ngày một phình ra lớn hơn.

– Ai chịu trách nhiệm vụ Nhật Bản đòi bồi thường 200 tỉ tại cầu Nhật Tân

Cây cầu dự định mang tên “Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”, công trình mà các lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương CSVN tự hào là công trình đi vay lớn nhất Đông Nam Á (hơn 1 tỉ USD kể cả Giải phóng mặt bằng, trong đó gần 800 triệu USD vay của Nhật Bản) đang rơi vào thế bế tắc và ngày càng hé lộ những việc làm rất lật lọng, tráo trở của tập đoàn lãnh đạo hủ lậu tại Hà Nội.

Cụ thể là, dưới sự chỉ đạo chung từ thành ủy, UBND, các chuyên gia bẻ quy hoạch như Đỗ Hoàng Ân, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Hồng Khanh đã cố tình làm trái pháp luật, làm lợi cá nhân, qua việc tăng dự toán vay bừa bãi. Sử dụng ODA sai quy định. UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT tự ý điều chỉnh, mở rộng chỉ giới đường đỏ để xây thêm đảo cỏ và đường nhánh hoa thị là trái quy định và chỉ lợi dụng dự án để cướp thêm đất của dân”. Chậm tiến độ ít nhất 5 năm gây lãng phí hàng nghìn tỉ.

Tuần qua, báo chí rộ thông tin Nhật Bản đòi Việt Nam bồi thường 200 tỉ do chậm tiến độ giao mặt bằng tại dự án cầu Nhật Tân. Quan chức, báo chí nhà nước, thậm chí một số vị giáo sư tai to mặt lớn đều to mồm cho rằng chính quyền cần có kế hoạch Giải phóng mặt bằng nhanh hơn. Khoản bồi thường 200 tỉ chỉ chiếm một phần nhỏ trong hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật mà quan chức Hà Nội là thủ phạm chính.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here