Human Rights Watch tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền

- Quảng Cáo -

Human Rights Watch tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền

Human Rights Watch tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền Trong bản báo cáo năm 2013 về tình hình nhân quyền trên thế giới công bố ngày 01/02/2013, tổ chức Human Rights Watch nhận định : Nhà cầm quyền Việt Nam đang «gia tăng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời trấn áp những người chất vấn các chính sách của chính phủ, phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng».

Theo Human Rights Watch, trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị nhà cầm quyền VN tùy tiện bắt giữ, giam giữ cách ly trong một thời gian dài mà không được trợ giúp pháp lý và cũng không được gia đình thăm viếng, bị tra tấn và bị xét xử tại các phiên tòa theo sự chỉ đạo của chính quyền và bị kết án tù nặng nề với những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia. Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW ghi nhận : « Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước trong năm 2012, khi chính quyền tiếp tục dùng chính sách cứng rắn để đối phó với những bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế ngày càng tăng trong nước. »

Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù. Ngoài ra, có ít nhất 31 người bị bắt và tạm giam chưa xét xử.

- Quảng Cáo -

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đang khống chế tự do Internet với dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống Nhà nước, phá hoại an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật Nhà nước hay quảng bá những quan điểm bị coi là « phản động » trên mạng.

Tổ chức HRW cũng đặc biệt quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. HRW cũng chỉ trích việc Hà Nội dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội phản đối những hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, như vụ xảy ra ngày 05/08.

HRW cũng lưu ý rằng Nghị định 92 của chính phủ ban hành ngày 08/10/2012 chính là nhằm gia tăng kiểm soát tự do tôn giáo ở Việt Nam, với quy định mới về các điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức, chẳng hạn như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ.

– Hơn 3500 người ký tên đòi CSVN bỏ điều 4 trong Hiến Pháp

Sau một tuần lễ phát động chiến dịch, đã có hơn 3,500 người ký tên vào bản kiến nghị 7 điểm trong đó thúc hối đảng Cộng Sản và chế độ Hà Nội bỏ điều 4 trong bản Hiến Pháp, trả lại các quyền căn bản cho người dân và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.

Theo danh sách phổ biến trên trang mạng Bauxite Việt Nam gồm những người vận động dân chủ hóa đất nước, tính đến ngày 31 Tháng Giêng 2013, số lượng người tham gia ký kiến nghị gồm đủ mọi thành phần xã hội đã nhanh chóng tăng lên, cho thấy sự quan tâm của người dân Việt Nam muốn nhìn thấy nước nhà có nền dân chủ thật sự, có một chính phủ do dân và vì dân thật sự do người dân trong nước bầu lên qua cuộc bầu cử tự do, không phải qua sự đạo diễn độc tài của đảng Cộng sản. Trong số những người ký tên vào bản kiến nghị gồm đủ mọi thành phần xã hội và ở khắp nơi, một số không ít là các đảng viên, tướng lãnh, sĩ quan trong quân đội CSVN. Nhiều người trong số đó từng nắm các vị trí quan trọng trong cả Quốc Hội và guồng máy nhà nước. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị đòi một bản hiến pháp dân chủ thật sự đã viết không cần ghi điều 4 vào Hiến Pháp, tức cái điều dành độc quyền lãnh đạo đất nước cho đảng Cộng Sản. Bản kiến nghị nêu ra 7 điểm chính cần phải sửa đổi từ quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý, thời hạn góp ý sửa Hiến Pháp. Những gì được đề nghị sửa đổi đều dựa trên tính phổ quát của quyền con người như tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chế độ Hà Nội đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng không thực hiện trong thực tế.

Đặc biệt trong bản kiến nghị còn có tên của 52 linh mục, một số khá đông quý vị linh mục ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, và đông nhất là thuộc giáo phận Vinh. Người ta cũng đọc thấy trên đó có tên Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, nguyên tổng giám mục tổng giáo phận Hà Nội hiện đang nghỉ hưu ở đan viện Châu Sơn, Ninh Bình.

Hai giám mục cũng ký tên trên bản kiến nghị là Giám Mục Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là giám mục giáo phận Thanh Hóa; Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, giám mục giáo phận Vinh. Ngoài ra còn rất nhiều giáo dân Công Giáo cũng ký tên trên bản kiến nghị này.

Mới đây 13 tín đồ Công Giáo và một tín đồ Tin Lành đã bị chế độ Hà Nội vu cho tội “Âm mưu lật đổ” rồi kết án từ 3 năm tù đến 13 năm tù trong một phiên xử bất công ở Nghệ An ngày 9 tháng 1, 2013. Họ chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu để bày tỏ lòng yêu nước khi tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền, hoặc các cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo và đòi trả tài sản cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cướp đoạt.

– Cá chết nổi kéo dài hàng chục cây số trên sông Serepok

Nhiều loại cá như cá chép, cá trê, cá lăng đuôi đỏ chết trắng nổi trên mặt nước sông Serepok kéo dài khoảng 10 cây số cho đến phía hạ nguồn. Khu vực cá chết được xác định nơi giáp ranh giữa xã Hòa Xuân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, và xã Ea Pô huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông nơi có sông Serepok chảy qua. Sau khi phát hiện cá chết hàng loạt, người dân địa phương sinh sống 2 bên bờ sông đã dùng thuyền nhỏ, các loại ngư cụ thông thường để chèo ra giữa sông trục vớt cá nổi lên trên mặt nước. Người dân cho biết có người đã vớt được cả trăm ký cá các loại, những người ít hơn khoảng 20 đến 50 ký.

Cũng theo phản ảnh của người dân, cá chết kéo dài từ cầu Serepok cho đến phía hạ nguồn, ước tính mặt nước sông có cá nổi lấm tấm khoảng 10 cây số. Tại hiện trường, một trong nhiều người phát hiện cá chết cho biết lúc anh đang chèo thuyền trên sông, nhìn xuống mặt nước anh thấy cá há hốc miệng, thoi thóp, ngoi lên mặt nước sau khi anh rọi đèn pin để tìm hướng đi cho thuyền. Một số người cũng cho biết họ phát hiện ra cá chết trên sông Serepok khi ngửi thấy mùi hôi.

Theo dân chúng ở đây, gần khu vực cá chết có Khu công nghiệp Tâm Thắng huyện Cư Jút thường xả nước thải ra sông Serepok.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here