Quốc doanh Việt Nam là ung nhọt đục phá nền kinh tế

- Quảng Cáo -

Quốc doanh Việt Nam là ung nhọt đục phá nền kinh tế

Gian dối, tham nhũng và không hiệu quả là những điều mà hệ thống kinh tế quốc doanh của nhà cầm quyền VN từng bị chỉ trích trong thời gian qua. Và hiện nay, chúng bị coi là đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế như một hệ thống ung nhọt mà chế độ không thể dứt bỏ hay sửa chữa được nữa.

Hơn 25 năm sau khi CSVN mở cuộc “đổi mới” để tránh sụp đổ hoàn toàn về kinh tế, nhà cầm quyền hiện đang loay hoay với kế hoạch cứu đám quốc doanh sao cho khỏi chết chìm.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A thì khu vực quốc doanh “là đứa con được nuông chiều của những nhóm lợi ích không muốn cải tổ để bảo vệ quyền lực của họ… Họ muốn duy trì tình trạng (quốc doanh) với bất cứ giá nào, và nền kinh tế Việt Nam hiện đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1986,”

- Quảng Cáo -

Một số chuyên viên cho rằng nếu kể cả các công ty con và những công ty núp dưới danh nghĩa tư nhân nhưng thực tế là được các chức sắc của chế độ kiểm soát, khu vực quốc doanh của CSVN chiếm tới 70% hoạt động kinh tế tại Việt Nam.

Những công ty này được nhà cầm quyền qua ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu ái bơm tiền từ khi lên làm thủ tướng năm 2006 đến nay. Dù bị chỉ trích kịch liệt, ông chỉ ra trước Quốc Hội nói mấy lời nhận lỗi suông chứ không từ chức.

Những tháng gần đây, có nhiều lời đồn đoán rằng sau sự gục ngã của Vinashin và Vinalines, hai đại gia khác gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) cũng có thể sập tiệm.

Một trong những lý do là các đại gia dựa vào ưu thế con cưng của chế độ để vay những số tiền rất lớn đổ vào địa ốc, ngân hàng, chứng khoán và những ngành khác.

Thị trường địa ốc sụp đổ, hệ thống ngân hàng ôm những núi nợ khó đòi và có thể mất luôn, thị trường chứng khoán cũng ngáp ngáp theo sự tuột dốc của nền kinh tế.

Các số tiền khổng lồ mà đám đại gia quốc doanh đầu tư “ngoài ngành” có thể mất luôn đang là cái nhức đầu mà chế độ Hà Nội vẫn chưa có giải pháp nào đối phó.

– Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet

Hôm nay, 13/02/2013, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đã ra báo cáo lên án chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp các Blogger dưới cái cớ « xâm phạm an ninh quốc gia », đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trả tự do cho những người viết blog, nhà báo tự do đang bị cầm tù vì đã bày tỏ chính kiến cá nhân.

Với đề tựa « Blogger và những nhà ly khai trên mạng đằng sau song sắt nhà tù : Sự khống chế của Nhà nước với internet », bản báo cáo 42 trang nêu lên thực tế từ năm 2010 chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp các blogger và những nhà ly khai đấu tranh trên mạng internet. Báo cáo của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế và Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam nêu con số 32 blogger hiện đang phải thi hành những bản án nặng nề vì lý đã đưa lên mạng internet những bài viết, những ý kiến bị chính quyền đánh giá là có nội dung nhằm mục đích « lật đổ » chế độ. Chính những bài viết trên blog chuyển tải chính kiến ôn hòa về những vấn đề chính trị xã hội của đất nước đã khiến không ít các blogger ở Việt nam phải chịu án tù từ 2 đến 16 năm.

Trong vòng một năm qua, theo bản báo cáo, tại Việt Nam có 22 người viết blog và ly khai mạng đã bị kết án tống cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì hình thức đấu tranh bất bạo động trên internet này. Điển hình là ngày 09/01/2013, tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án 14 người gần 100 năm tù cộng lại, cũng chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của một cách tự do.

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu lên 18 trường hợp các nhà đấu tranh ôn hòa đang còn ở trong tù bị kết án theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự, một điều luật áp cho tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước », nhưng lại là một công cụ trấn áp đối lập thường xuyên được chính quyền sử dụng.

Theo báo cáo, hiện tại chính quyền Việt Nam đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới quản lý internet với nhiều điều khoản được biết đến là không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ nhân quyền.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières – RSF) từng so sánh Việt Nam như là « nhà tù lớn thứ 2 trên thế giới của các công dân mạng, sau Trung Quốc ».

– Manila phản ứng trước “quả địa cầu lưỡi bò” của Trung Quốc

Tin từ các trang mạng thì hiện nay Trung Quốc có vẻ tận dụng mọi cơ hội và thủ thuật để tuyên truyền chủ quyền lãnh thổ của họ trên những vùng đang tranh chấp hay cướp của các nước khác.

Được biết Trung Quốc đã ngấm ngầm tuồn vào Philippines, cũng như nhiều nước khác, các quả địa cầu bên trên có in bản đồ Biển Đông với đường 9 đoạn xác định chủ quyền của Trung Quốc. Sự việc này đã được Manila xác nhận vào ngày 12/02 vừa qua, và lên tiếng cảnh báo về thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại những vùng mà Philippines cho là lãnh thổ của mình.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez cho biết « Giới quản lý các cơ sở kể trên đang chủ động chuẩn bị thảo luận với bộ Ngoại giao về các biện pháp khắc phục các thông tin sai lạc chứa đựng trong các quả địa cầu dùng để dạy học đó. Philippines khẳng định rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên tấm bản đồ chín đường gián đoạn (tức là đường lưỡi bò) là một yêu sách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế ».

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post thì các cửa hiệu sách trên toàn lãnh thổ Philippines đã đồng ý ngừng bán và thu hồi loại quả địa cầu «made in China» sau khi được chính quyền báo động về những «thông tin sai lệch», biểu thị tham vọng thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh.

Điều đáng nói là Trung Quốc đã tuồn các quả « địa cầu lưỡi bò » này vào Philippines từ nhiều năm nay, nhưng chính quyền không chú ý. Phải chờ cho đến gần đây, khi một số người dân Philippines phát hiện ra điều này và loan báo cho nhau trên mạng xã hội Facebook thì vụ đó mới được sự chú ý.

Theo ghi nhận của một người theo dõi vụ việc, trong thời gian đầu thì đường lưỡi bò còn « kín đáo », nhưng gần đây thì các đường nét rõ hơn và « rất thô tục ».

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here