Hàng chục tấn dầu ’lạ’ tràn vào bãi tắm Vũng Tàu

- Quảng Cáo -

- Tổ chức Human Rights Watch cảnh báo nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị

Trước sự kiện tòa án thành phố Hải Phòng ra bản án nặng nề đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn hôm qua 5/4, ông Phil Robertson, Giám đốc Bộ phận Châu Á của Tổ chức Nhân quyền Thế giới (Human Right Watch) đã nhận định rằng : “Vấn đề tịch thu ruộng đất không theo đúng thủ tục và bồi thường tràn lan, tùy tiện bởi các quan chức tham nhũng thực sự khiến cho phiên tòa này in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam bình thường”.

Với quy định người dân được quyền sử dụng đất nhưng đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước, chính sách cưỡng chế tịch thu đất đai trong nhiều năm qua là nguồn gốc gây căng thẳng tranh chấp giữa chính quyền với người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân khiến quốc nạn tham nhũng càng thêm khó giải quyết trước tình trạng nhặp nhằng, thiếu minh bạch trong lợi ích công-tư.

Vụ án Đoàn Văn Vươn một lần nữa làm bùng phát những bất bình lâu nay trong công luận về chính sách đất đai của nhà nước. Đã có rất nhiều lời kêu gọi rằng Luật Đất đai cần phải được sửa đổi.

- Quảng Cáo -

Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến tranh chấp đất đai và ngày càng bùng phát thêm nhiều cuộc biểu tình của dân oan bị mất đất tại Việt Nam.

Ông Phil Robertson cũng cảnh báo nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ phải đối diện với những biến động lớn nếu còn tiếp tục dùng vũ lực trong việc thu hồi đất đai.

- Hạn hán trầm trọng ở miền Trung Việt Nam

Mặc dù đã có những trận mưa nhỏ rải rác nhưng đến thời điểm hiện tại, người dân Kon Tum vẫn khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ sản xuất. Toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hạn hán, trong đó có 7 công trình thiếu nước và 5 công trình bị thiếu nước. Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng kéo dài; một số công trình bị hư hỏng nặng. Lòng hồ thủy lợi Tân Điền có nhiệm vụ trữ nước cho hơn 90 hecta lúa, sau một vài trận mưa nhỏ đã có nước nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, số giếng đào bị cạn kiệt nguồn nước. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Sa Thầy, huyện Đắk Hà cũng có tới 1000 giếng bị cạn khô.

Nhiều hôm nước cạn kiệt, người dân phải nhịn cả những sinh hoạt thiết yếu nhất. Nguồn nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa cũng đang lâm vào tình trạng thoi thóp. Tổng diện tích bị hạn hán trên toàn tỉnh là 1380 mẫu, để cứu những diện tích lúa còn lại, người dân đã cùng nhau góp tiền khoan giếng tại chỗ lấy nước tưới. Giếng bơm liên tục cả ngày đêm để mong cứu được diện tích lúa còn lại Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kinh phí đầu tư khoan giếng cứu lúa. Nhiều người đành lòng nhìn lúa chết dần từng ngày.

Theo dự báo, thời gian tới tình trạng khô hạn, thiếu nước có thể còn gay gắt hơn, rộng hơn. Các tỉnh Tây nguyên khô hạn có thể kéo dài đến cuối tháng 4/2013, các tỉnh Trung bộ có thể kéo dài đến tháng 7, tháng 8/2013.

Hiện nay mức nước và lượng nước về của một số hồ thủy điện, nhất là các hồ tại khu vực duyên hải miền Trung và Tây nguyên thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Dư luận lại lo việc tiêu xài điện năng quá mức dẫn tới nạn cúp điện kéo dài, và giá xăng tăng hôm 28 tháng 3 lại sẽ kéo theo giá điện tăng. Càng mở nhiều quạt, và nhiều máy lạnh để chống lại cái nóng sẽ khiến người dân chi tiêu nhiều hơn.

- Hàng chục tấn dầu ’lạ’ tràn vào bãi tắm Vũng Tàu

Tin từ trang mạng VN Express thì vào sáng ngày 3/4, dầu vón cục xuất hiện dày đặc suốt hơn 2 km dọc bờ biển thuộc Bãi Sau, TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Những mảng dầu rất lớn bị sóng đánh vào bờ, vỡ vụn nằm xếp lớp trên cát.

Ban giám đốc khu du lịch Biển Đông cho biết đã huy động hơn 200 nhân viên đi thu gom được hơn 36 tấn dầu vón cục, và phải quét đi quét lại nhiều lần mới có thể làm sạch bãi biển.

Tương tự, các bãi tắm khác trong khu vực Bãi Sau đều phải kêu gọi nhân viên thu gom hàng tấn dầu tràn vào bờ. Nhiều người dân cho biết, đây không phải là lần đầu mà hiện tượng này xảy ra đều đặn vào mỗi tháng 3, tháng 4 hàng năm.

Còn theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dầu vón cục bị trôi dạt vào bờ không thể tái sử dụng. Đây là chất thải nguy hại nên phải mang đi tiêu hủy. Sở đã kiến nghị với cấp trên xác định nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra gốc tích của số dầu thải này.

- Trung Quốc thông báo ca tử vong thứ 6 vì cúm gia cầm

Tin từ Tân Hoa Xã, hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết đến ngày hôm qua 5/4 thành phố Chiết Giang đã có thêm 3 ca lây nhiễm cúm H7N9, trong đó có 2 ca tử vong.

Các chuyên gia y tế Trung Quốc nói không rõ làm thế nào mà nhiều người lại bị lây nhiễm như vậy, vì virus này dường như không thể truyền từ người sang người.

Hôm thứ Năm 4/4, nhà chức trách thành phố Thượng Hải cho biết họ tìm thấy virus trong mẫu thử nghiệm lấy từ một con chim bồ câu tại một ngôi chợ.

Tân Hoa Xã cho biết ngôi chợ này đã bị đóng cửa và tất cả gia cầm đều được đem đi tiêu hủy.

Chủng cúm gia cầm mới đang làm giới chức quản lý y tế lo lắng. Ông Timothy O’Leary thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, phụ trách vấn đề thông tin đại chúng vùng Tây Thái Bình Dương, nói đây là sự kiện khác lạ vì trước đây virus H7N9 chưa hề lây sang người, mà chỉ ở chim chóc và gia cầm. Ông nói nếu loại virus này đột nhiên xuất hiện ở người thì quả là một điều rất đáng lo ngại.

Mối lo ngại cũng lan rộng khắp châu Á. Chính quyền Hồng Kông đang theo dõi các trang trại chăn nuôi gia cầm và đình chỉ những lô hàng gia cầm sống nhập từ Trung Quốc đại lục. Tại Nhật Bản, hành khách Trung Quốc đi máy bay được yêu cầu phải báo cáo các triệu chứng giống như bệnh cúm.

- Cộng Đồng Mạng Tại Nga Buộc Chế Độ Trừ Sâu Tham Nhũng

Từ tháng Hai đến nay, hàng loạt quan chức Nga thân cận với điện Kremli bị công dân mạng internet tố cáo hành vi tham nhũng, khai gian lý lịch, « cóp» luận án tiến sĩ, hoặc tẩu tán tài sản ra nước ngoài đặc biệt là ở Hoa Kỳ.Trong số những người bị nêu tên, hầu hết là những khuôn mặt có danh tiếng. Hai dân biểu phải từ chức, một thượng nghị sĩ đang cố chống đỡ.

Tuy trấn áp đối lập, tổng thống Putin không thể bao che cho những « con sâu » trong nội bộ. Nhận định về tương lai, cựu lãnh đạo Liên Xô cũ, Mikhail Gorbachev, tuyên bố : «Kremli phải đáp ứng khát vọng dân chủ của xã hội công dân nếu không sẽ bị rối loạn. Phong trào tranh đấu sẽ tung ra một nỗ lực mới ».

Theo các hãng thông tấn Tây phương, giới blogger chống tham nhũng đang gây điêu đứng cho «bộ sâu thân cận với Putin ».

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here