Nhật phản ứng mạnh trước việc 8 tàu hải giám của Trung quốc xâm phạm lãnh hải

- Quảng Cáo -

Thanh Thảo và Đoàn Duy xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới, để mở đầu cho tiết mục Một Vòng Đông Á tuần này là đề tài nói đến chuyện Nhật phản ứng mạnh trước việc 8 tàu hải giám của Trung quốc xâm phạm lãnh hải của họ. Kính mời quý thính giả theo dõi qua sự tóm lược của Thanh Thảo và Đoàn Duy.

 

7 giờ rưởi sáng ngày 23 tháng 4 vừa qua, 3 tàu hải giám Trung quốc lần vần ở hải phận quốc tế gần vùng đảo Senkaku của Nhật để chờ thêm 5 tàu hải giám khác đến cho đủ bộ rồi xả máy tiến vào hải phận Nhật, khi đến gần quần đảo Senkaku thì thấy 10 chiếc tàu Nhật đang thả neo câu cá. 8 tàu hải giám Trung quốc bắt đầu rượt đuổi các tàu câu cá Nhật. Vừa chạy vừa gọi điện báo cho lực lượng tuần duyên Nhật đến giải cứu, gần cả tiếng đồng hồ sau lực lượng tuần duyên Nhật mới có mặt tại hiện trường. Thấy tình hình như thế nên lực lượng tuần duyên Nhật quyết định trước hết phải bảo vệ cho 10 chiếc tàu câu cá Nhật về bến an toàn, sau đó mới dàn thế trận đuổi các tàu hải giám Trung quốc đi. Phải mất mấy tiếng đồng hồ mới mở đường an toàn được cho các tàu câu cá Nhật chạy về bến, trong khoảng thời gian này các tàu hải giám Trung quốc điện về báo cáo cho cục Hải Dương Quốc Gia Trung Quốc (SOA) biết rằng đội tàu hải giám đã “đuổi” được các tàu đánh cá Nhật ra khỏi vùng biển gần đảo Điếu Ngư. Cục Hải đương Trung quốc xem đây là một chiến thắng nên đưa tin này cho Tân Hoa Xã loan ngay. Theo hãng thông tấn này thì sáng ngày 23/04/2013 trong cuộc tuần tra định kỳ 3 tàu hải giám Trung quốc đã “phát hiện” một số tàu đánh cá Nhật xâm phạm vùng biển Điếu Ngư và điện về báo cho Cục Hải dương biết. Cục Hải dương đã ra lệnh cho năm tàu công vụ khác tại biển Hoa Đông đến tăng viện cho ba tàu nói trên. Tám tàu Trung Quốc đã chia thành bốn cánh để theo dõi và có hành động xua đuổi các tàu cá Nhật từ các hướng khác nhau.

 

- Quảng Cáo -

Thưa quý thính giả, 10 tàu này không phải là tàu đánh cá của ngư dân mà do một hội đoàn người Nhật có tên Ganbare Nippon (Nhật Bản Cố Gắng) thuê để tổ chức đi câu cả để gọi là góp tay trong việc bảo vệ biển đảo. Chuyện 10 tàu câu cá của tổ chức này làm vướng bận lực lượng tuần duyên Nhật trong việc truy đuổi 8 tàu hải giám Trung quốc xâm phạm lãnh hải đã bị nhiều người lên mạng Internet chỉ trích, nhưng không ít người lên tiếng bênh vực vì cho rằng bất cứ người dân Nhật nào cũng có quyền làm chuyện đó vì đây là lãnh hải của chúng ta. Lực lượng tuần duyên muốn bảo vệ lãnh hải thì phải canh từ xa chứ không phải đợi đến khi tàu Trung quốc xâm phạm lãnh hải rồi mới rượt đuổi.

Sau khi Nhật đã đuổi được 8 tàu hải giảm Trung quốc ra khỏai lãnh hải, Tokyo đã gọi Đại sứ Trung quốc đến để kháng nghị. Tại Quốc hội Nhật thì Thủ tướng Nhật Abe khẳng định rằng Nhật Bản sẽ trục xuất bằng vũ lực” mọi xâm phạm của Trung Quốc trên quần đảo ở biển Hoa Đông. Ông Abe nói rằng chính phủ chúng tôi sẽ kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm nhập lãnh hải và lãnh thổ trên quần đảo. Việc trục xuất bằng vũ lực nếu (người Trung Quốc) lên đảo trái phép là điều tự nhiên. Thủ tướng Abe còn cho biết thêm là tàu Trung quốc xâm phạm lãnh hải Nhật ngày một tăng, để ngăn chận tình trạng này, chính phủ Nhật chắc phải xây cảng cho tàu tuần duyên đậu túc trực ở đảo và đưa công chức ra đồn trú ở đó.

Trong tương lai, nếu có việc tàu Nhật “dập” tàu Trung Quốc cũng không là điều ngạc nhiên, vì theo các bình luận gia quân sự cho biết: Nếu thẳng thừng, hải quân Trung Quốc sẽ chỉ là miếng mồi ngon cho hải quân Nhật Bản. Nhưng thâm tâm người Nhật thì chả ai muốn thế.

 

Hội nghị An ninh Á châu hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La do viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh đứng ra tổ chức hàng năm tại Singapore. Mục đích chính của Đối thoại này là thảo luận, trao đổi ý kiến về chính sách Quốc phòng của các nước tham dự liên quan đến tình hình an ninh khu vực Á châu mà trọng tâm là vùng biển Đông. Cuối tháng 5 năm 2013 này Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 cũng sẽ được tổ chức, vì Trung quốc là một nước lớn ở Á châu nên giới chức cao cấp Quốc phòng của họ đương nhiên sẽ được mời tham dự. Mặc dù đã nhận lời, nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung quốc lên tiếng cảnh cáo rằng chúng tôi không muốn thấy Đối thoại Shangri-La là nơi tập kết các ý kiến và hành động của một số quốc gia chống lại Trung quốc, kể cả việc phản đối quyền bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của chúng tôi. Qua lời phát biểu này cũng đủ thấy Bắc Kinh không mặn mà gì về Hội nghị này, nhưng phải gởi người tham dự để thứ nhất là có cơ hội phản bác lại các tố cáo Trung quốc tự ý vẽ đường lưỡi bò và bành trướng vũ lực quân sự ở biển Đông và biển Hoa Đông, và thứ hai là để lôi kéo một số quốc gia đang nhận viện trợ của Trung quốc đứng về phía Bắc Kinh hoặc ít ra là ngậm miệng, không tố cáo những hành động của Trung quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông trước diễn đàn quốc tế.

 

Sau Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 diễn ra vào năm 2012, Philippines đã tìm được sự đồng thuận với nhiều quốc gia nên có những hợp tác tốt đẹp nhằm bảo vệ biển đảo của mình trước hành động xâm lược của Trung quốc. Tại Đối thoại này, trưởng phái đoàn của Việt nam là ông Nguyễn Chí Vịnh (Thứ trưởng Quốc phòng) đã phát biểu chung chung để không làm phật lòng Bắc Kinh, cụ thể là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cần được giải quyết trực tiếp bằng hội nghị song phương giữa các bên liên quan và minh bạch trong môi trường quốc tế. Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, không đi với bên này để chống bên kia. Bên lề cuộc đối thoại, ông Vịnh còn nói với các ký giả rằng kiên quyết xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam, tức trấn áp triệt để những cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược.

Những lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh chẳng những làm cho người Việt Nam bất mãn mà còn khiến cho một số quốc gia và nhiều cơ quan quốc tế đánh giá Đảng và nhà nước Việt Nam thấp, không biết tận dụng thế liên minh chiến lược như Philippines để bảo vệ biển đảo của mình trước một Trung quốc luôn có tham vọng khống chế biển Đông.

 

Hậu quả là càng hội đàm song phương với Trung quốc như lời tuyên bố của ông Vịnh, càng chỉ thấy đủ loại tàu Trung quốc từ tàu đánh cá, tàu thăm dò hải dương, tàu hải giám cho đến tàu chiến Trung quốc xâm phạm lãnh hải và lãnh đảo Việt Nam như chổ không người khiến cho ngư phủ Việt Nam mỗi lần ra khơi đánh cá đều lo ngại sẽ không có ngày về thấy mặt vợ con. Các tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam), tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam lần lượt bị tàu Trung quốc cắt cáp ngay trong hải phận của mình và trước mắt các tàu ‘’bảo vệ’’của hải quân Việt Nam. Các phản đối chiếu lệ của nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không có chút giá trị gì đối với Bắc Kinh và hầu như chỉ nói cho người Việt nghe mà thôi. Gần đây nhất vào ngày 20/03/2013 Trung quốc lại bắn cháy tàu đánh cá của ngư dân ở Quảng Ngãi mang số hiệu QNg96382TS trong lúc hành nghề tại ngư trường thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. May mà tàu này sống sót chạy vào bờ, người dân Việt Nam mới biết sự việc đã xảy ra. Còn bao nhiêu trường hợp bị bắn cháy và chìm khác nữa mà không ai biết.

 

Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 vào cuối tháng 5 tới đây, với tư cách là khách mời chính thức của IISS , ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đăng đàn phát biểu để mở màn Hội nghị. Báo chí lề Đảng đã rầm rộ loan tin này để thứ nhất tạo uy tín cho ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị quá nhiều tai tiếng về tham nhũng lẫn khả năng yếu kém trong việc điều hành đất nước và thứ hai tạo ấn tượng cho người ta hy vọng rằng Nguyễn Tấn Dũng dám ăn, dám nói chứ không phải Nguyễn Chí Vịnh đâu. Truyền thông quốc tế cũng đang nôn nóng chờ đợi phát biểu của ông Dũng tại hội nghị này.

Riêng người dân Việt Nam thì đã có quá nhiều kinh nghiệm với anh Ba Dũng, mức lệ thuộc của Ba Dũng vào Bắc Kinh không kém hoặc hơn cả ông Trọng Lú hay Nguyễn Chí Vịnh, tuy nhiên thủ thuật xưa nay của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn luôn là tuyên bố vài câu giật gân và rồi lại tiếp tục quay tít trong quỷ đạo của Trung quốc. Việc Trung quốc khai thác Bô-xít ở Tây nguyên Việt Nam là thí dụ điển hình. Lúc đầu ông Nguyễn Tấn Dũng công khai tuyên bố phản đối, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó chính ông ta với tư cách Thủ tướng đã ký giấy cho phép các công ty Trung quốc vào khai thác. Không lâu sau đó, một số nguồn tin lộ ra, cá nhân ông Dũng được nhận 150 triệu USD từ Bắc Kinh chỉ riêng cho dự án khai thác Bô-xít này. Dĩ nhiên người ta cũng chưa quên các tuyên bố khác của ông như ;;nếu không diệt được tham nhũng thì từ chức’’.

Tóm lại, dù ông Dũng hay bất cứ một ông lãnh đạo nào của đảng CSVN có phát biểu gì tại cuộc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 vào cuối tháng tới và sau Hội nghị đó, chủ quyền Việt Nam cứ tiếp tục bị lãnh đạo đảng CSVN chặt từng khúc một đem bán cho Bắc Kinh với nhiều lý do công, tư khác nhau.

 

Đến đây đã chấm dứt tiết mục Một Vòng Đông Á, Thanh Thảo và Đoàn Duy xin kính chào tạm biệt và kính mời quý thính giả nhớ đón nghe chương trình này vào tuần sau .

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here