Trung Quốc đưa du khách ra Hoàng Sa

- Quảng Cáo -

Trung Quốc đưa du khách ra Hoàng Sa

Tam Sa-du lịchVào ngày Chủ Nhật 28/4 vừa qua một số tàu du lịch của Trung Quốc đã chở du khách ra thăm viếng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa với tính cách là một địa điểm du lịch của Trung Quốc trong khi ai cũng biết là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực vào năm 1774 khi đó Hoàng Sa còn thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà.

Những du khách nói trên là những du khách bình thường, đã trả tiền vé cho chuyến du lịch quần đảo này.

Gần đây Trung Quốc đã phổ biến tin tức là sẽ phát triển dịch vụ du lịch ở Hoàng Sa.

- Quảng Cáo -

Theo nhận định của những nhà quan sát thì việc làm này của Trung Quốc nằm trong kế hoạch tầm ăn dâu, từ từ cụ thể hoá việc xâm lăng và làm cho thế giới quen dần với quan niệm Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc tiến hành những bước kế hoạch nham hiểm như trên thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ biết tiếp tục đánh võ mồm, tổ chức hết hội nghị này tới hội nghị khác để làm cái việc vô bổ nhằm che mắt chính người dân của mình là “khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa”; đằng khác, trong khi Trung Quốc tiếp tục bắt giết ngư dân Việt và bắn đạn thật vào tàu thuyền Việt trên lãnh hải Việt thì Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN là Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp tục khẳng định là chỉ giải quyết vấn đề bằng đàm phán và nhất quyềt từ bỏ mọi giải pháp khác dù chỉ là để bảo vệ lãnh thổ của mình. Chẳng khác nào kẻ cướp dùng dao súng vào nhà giết hại người mình mà chủ nhà lớn tiếng tuyên bố (như nhắn bảo với kẻ cướp) là nhất định không dùng vũ lực!

Rõ ràng là ngày nào còn CSVN thì không thể lấy lại được Hoàng Sa và Trường Sa!

Nhà sập ở Bangladesh và đập sông Tranh 2

Vào ngày 24/4 vừa qua, một toà nhà thương mại cao 8 tầng ở vủng ngoại ô thành phố Dhakar ở Bangladesh đã bị sập khiến cho ít nhất 325 công nhân bị thiệt mạng và mấy trăm người khác bị thương. Theo các nhân viên cứu hoả cho biết thì có khoảng 2.000 người ở trong toà nhà này khi bị sập. Toà nhà này là trụ sở của một ngân hàng, một xưởng may và nhiều cửa hàng khác.

Cách đây 8 năm, một xưởng may tại Bangladesh cũng đã bị sụp đổ khiến hàng chục công
nhân bị thiệt mạng, và vào Tháng 11 năm ngoái, một vụ hoả hoạn đã xẩy ra tại một hãng dệt may khiến hơn 100 công nhân bị thiệt mạng gây nên một luồng dư luận phản đối về tình trạng thiếu an toàn trong nền công nghệ dệt may tại Bangladesh. Những toà nhà ở trong và ở chung quanh thành phố Dhakar  thường không tuân thủ những tiêu chuẩn về xây dựng.

Bangladesh đứng hàng thứ nhì thế giới về công nghiệp dệt may, chuyên sản xuất quần áo rẻ tiền, và công nhân Bangladesh có mức lương rất thấp.

Sau khi tai nạn xẩy ra, khu công xưởng 8 tầng nói trên biến thành một đống gạch đá với những thanh sắt cong queo, chứng tỏ việc xây cất đã không theo đúng những tiêu chuẩn an toàn về xây cất, chẳng hạn toà nhà 8 tầng này chỉ được giấy phép để xây nhà 5 tầng. Câu hỏi người ta đang đặt ra là tại sao các thanh tra lại để sự việc này xẩy ra mà không có biện pháp sớm hơn, chẳng hạn như đóng của cơ xưởng nói trên trước khi nó sụp đổ.

Sự kiện này khiến người ta nhớ đến tình trạng cực kỳ đáng quan ngại tại Đập Sông Tranh 2, với vết nứt trầm trọng hiện đang đe dọa mạng sống và sự an toàn của hàng bao nhiêu ngàn người dân trong khi nhà nước cộng sản Việt Nam đang không có một giải pháp nào thoả đáng để đối phó với tình hình.

Mỗi ngày có 400 người phá thai

Theo phúc trình mới nhất của Tổng Cục Dân Số-Kế Hoạch Hóa Gia Ðình thuộc Bộ Y Tế, thì trung bình mỗi ngày có 400 trẻ sơ sinh bị tước bỏ quyền sống tại Việt Nam. Người ta ước tính, cứ 100 trẻ sơ sinh chào đời thì có đến 73 trẻ cùng độ tuổi bị giết chết, riêng hệ thống các bệnh viện công cũng đã dự phần nạo, hút thai khoảng 130,000 ca một năm. Ðây là con số đã giảm hẳn so với thống kê 7 năm trước. Theo báo Pháp Luật & Xã Hội, vào năm 2006, cứ 100 trẻ ra đời thì có 100 trẻ bị giết khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Tuy nhiên, 400 ca phá thai mỗi ngày, theo một số bác sĩ sản khoa, không phải là con số chính xác.

Tài liệu nghiên cứu của trường Ðại Học Sao Ðỏ, Hải Dương cho rằng số ca phá thai thực tế còn cao hơn rất nhiều. Tài liệu này do một thạc sĩ thực hiện, khẳng định có đến 20% nữ sinh viên trường đại học mang thai khi còn trong thời kỳ đi học và 100% số này đã đến các phòng sản khoa xin nạo thai. Báo Người Lao Ðộng hôm 26 tháng 4 cho biết, một trong những phòng khám nhỏ ở Hà Nội vừa bị phạt 223 triệu đồng, hơn 11,000 đô vì vất các vật dụng nạo thai bừa bãi, chung đụng với rác sinh hoạt. Phòng khám này tọa lạc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, bị tố đã phá thai trung bình khoảng 20 bệnh nhân mỗi ngày.

Việt Nam tiêu hủy 10000 chim yến nhiễm virút H5N1

Nhà chức trách ở trung bộ Việt Nam đã tiêu hủy 10,000 con chim yến sau khi mẫu xét nghiệm chim chết cho thấy kết quả dương tính đối với vi rút H5N1. Tin của tờ Bangkok Post số ra ngày 25 tháng 4 trích Cơ quan thú y địa phương  nói rằng số chim bị tiêu hủy chiếm tới 10% của đàn chim yến tại cơ sở Thanh Bình ở Phan Rang, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Riêng tin từ Vietnamnet cho biết là nhà chức trách đang hoạch địch việc tiêu hủy những con chim còn lại tại công ty Thanh Bình và hai cơ sở nuôi yến khác, nếu vi rút H5N1 được phát hiện. Nhưng các chuyên gia và giới nông dân đã chỉ trích kế hoạch này, nói rằng cần phải có thêm thơì gian để xem xét cách thức lây nhiễm, nêu lên sự lỗ lã lớn đối với giới làm nông. Trong tuần qua, Việt Nam xác nhận một bé gái 12 tuổi đã chết sau khi nhiễm vi rút H5N1, nâng số tử vong vì virus này lên tới 3 ca trong tháng này.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here