Tâm tình qua thư tín 7/06/2013

- Quảng Cáo -

Tiết mục Nhịp Cầu Giao Cảm hôm nay xin được phổ biến các thư thính giả:

Đỗ Phi, Sa Giang, Ẩn Danh, và Tạ Duy Hiển.

Chúng tôi chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp rất chân tình của quý thính giả và đọc giả về thay đổi hiện nay của đài Chân Trời Mới. Kính mong qúy thính gỉa tiếp tục góp ý cho các tiết mục như trước đây và ghé qua diễn đàn ChânTrời Mới blogspot.com (link phía dưới) để truy cập tin tức cập nhật nhất trong ngày.

Trước tiên CTM xin đọc thư của thính gỉa Đỗ Phi, thính gỉa viết: “Đã đến lúc Thiên thời, địa lợi, nhơn hòa rồi đó anh em ơi! Cả thảy 800 trấn chư hầu trong và ngoài nước chúng ta đã có cùng một chân lý sống “tạo thành một lực lượng đủ chiến thắng, đặng trở mặt ra với tinh thần cường liệt của Đức Chí Tôn” muốn thế giới bình phải Hưng Châu Phạt Trụ, thảo phạt Thương triều lập đời Thánh đức: Hội Thánh Quốc Đạo Nam Phong Việt Nam.”

- Quảng Cáo -

Quý thính gỉa và độc gỉa thân mến, ý kiến của thính Đỗ Phi để lại một niềm tin lạc quan về tinh thần Quốc Đạo đồng loạt của nhân dân ta.  Tinh thần này giúp phát huy triệt để chân lý sống nhân bản, công bình, bác ái.  Mong thay, tất cả tín ngưỡng ngày nay trên đất nước ta được tự do truyền đạt và chia sẻ giáo lý yêu thương để con người VN luôn được canh tân và đất nước luôn có được những thay đổi tích cực, trong sáng, tự do và công chính cho muôn nhà.

 

Kế đến, chúng tôi xin đọc ý kiến của thính gỉa Sa Giang, thính gỉa viết: “Mặc dù Công An Hà Nội đã chuẩn bị rất kỹ là đến từng nhà để canh giữ, phong toả đường xá, không cho những người Yêu Nước đi biểu tình , nên số lượng người tham dự bị ít ỏi như thế. Nhưng tinh thần dũng cảm của ACE đi biểu tình thật cao độ. Họ chứng tỏ được tấm lòng quả cảm không chịu khuất phục trước bạo quyền của bọn bán nước Vịet Gian Cộng Sản . Họ chấp nhận bị đàn áp đánh đập như Nguyễn Chí Đức, anh nhiều lần bị CA đánh đập , nhưng quyết không bỏ cuộc. Xin cho gởi đến những ” Đứa Con thân Yếu Của Mẹ Việt Nam ” lời tri ân chân thành nhất.

Nếu nói theo tinh thần Quốc Đạo mà thính gỉa Đỗ Phi đề cập, chia sẻ của thính gỉa Sa Giang thể hiện rõ nét tinh thần này qua sự dũng cảm của anh chị em biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 2 tháng 6, 2013 dù bị đàn áp bởi côn an (công an côn đồ) chìm nổi của nhà nước rất dã man.  Thật vậy, các anh chị em đã và đang nhiều lần đánh động lòng yêu nước và ý thức về chế độ hèn ác này trong lương tri của rất nhiều người Việt trong và ngoài nước.   Và qủa thật: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có…”  Hoan hô những dũng sĩ công lý VN!  Các anh chị em luôn có sự hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước cũng như cộng đồng thế giới.  Các bạn sẽ không bao giờ phải đấu tranh bảo vệ tổ quốc và công lý một mình!  Cũng vào ngày đó, đồng bào VN ở quận Cam đã tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ và Đại sứ HK tại VN, David Shear lên tiếng cho người Việt yêu nước bị chế độ đàn áp thô bạo.

 

Sau đây, chúng tôi xin đọc ý kiến của một thính gỉa Ẩn Danh, thính gỉa viết: “Biểu tình là một nét văn hóa của các xã hội phát triển, biểu tình ở các nơi đó không đe dọa tới an ninh tập thể, không làm ai chết hoặc bị thương.  Còn ở ta, trình độ dân trí thấp, văn hóa làng vẫn đậm nét trong đại bộ phận dân chúng, biểu tình rất dễ trở thành nơi phát sinh bạo lực của số đông người mất kiểm soát( thực tế các cuộc biểu tình ở Tây nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc đã chứng minh)để cho các thế lực chống Việt Nam bên ngoài và bên trong lợi dụng. Có nên cho phép biểu tình không là điều các Đại Biểu Quốc Hội phải tính kỹ. Theo tôi, chỉ khi nào người dân Việt đạt đến một trình độ văn minh nhất định, khi đó biểu tình không ảnh hưởng tới ai( nếu họ không muốn tham gia biểu tình) thì hãy cho phép biểu tình( để bày tỏ ủng hộ hay bất đồng chính kiến với chính thể hoặc cơ quan, đoanh nghiệp).”

Cảm ơn thính gỉa Ẩn Danh cho biết ý kiến về biểu tình.  Chúng tôi xin ghi nhận quan tâm chính đáng của thính gỉa về vấn đề an ninh tập thể và muốn có sự an toàn cho mọi người.  Thật ra ở các xã hội văn hóa phát triển để đạt tới mức phát triển, lịch sử đất nước họ có rất nhiều cuộc biểu tình vì đó là một phương tiện để dân lên tiếng thể hiện tinh thần làm chủ, từ đó mới góp phần giúp đất nước họ phát triển, thay đổi tích cực và nâng cao dân trí.    Nếu người dân không có phương tiện làm chủ như tập hợp và lên tiếng về những vấn đề người dân quan tâm, đồng thời đòi hỏi thay đổi thì xã hội không thể tiến được.  Nếu cơ chế xã hội không tạo phương tiện cho dân làm chủ thì dân trí không có cơ hội được nâng cấp.  Sẽ rất bất công khi đổ tội cho nạn nhân vì những gì họ phải gánh chịu do chế độ độc quyền tạo ra. Nhà nước VN cố tình tuyên truyền biểu tình là bạo động để tạo nỗi sợ vô cớ về việc này.  Họ làm điều này để cô lập và đàn áp những người biểu tình do muốn có sự tuân phục chế độ tuyệt đối.  Tất cả những cuộc biểu tình tại VN vừa qua, người biểu tình không hề mang một vật gì gì trong tay, ngoài cờ VN, biểu ngữ, và lòng yêu nước của họ.  Chỉ có côn đồ an ninh của nhà nước là có những hành vi vô lễ, bạo động đánh đập dân, và miệt thị dân.  Và khi dân tự vệ lúc bị bạo hành thì họ quy tội: “chống người thi hành công vụ.”  Chế độ này vừa đánh dân, vừa kêu oan, vừa ăn cướp, vừa la làng.  Đại biểu quốc hội, nếu gọi là đại diện của dân thì phải tạo cơ hội cho dân làm chủ, hợp quần thành sức mạnh và lên tiếng cho dân sinh và nhân quyền.  Đó là một sinh hoạt dân sự ắt phải có cho phát triển xã hội.

 

Tiếp theo, CTM xin trích đọc ý kiến của thính gỉa Tạ Duy Hiển từ Vĩnh Long.  Trong thư, thính gỉa viết: “CÔNG HAY TỘI.  Đã là công dân VN, ai cũng có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đất nước. Hãy xem lại lịch sử, ai cũng thấy phe phái nào, cá nhân nào mà kể công, nhận phần công về mình, mà không có sự công nhận của toàn dân, thì cái công lao đó nó chỉ có ở bọn phản thần, nghịch đảng mà thôi. Từ xưa đến nay, VN đã bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, tinh thần ấy là của toàn dân tộc, gồm các tôn giáo, các dân tộc, các thành phần trong xã hội kể cả trong & ngoài nước, cũng không thể chối bỏ được những người nông dân tạo ra hạt thóc , các cụ già giữ đàn cháu ngây thơ, hãy xem bài “ Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, “ Bài ca Năm tấn” của Nguyễn Văn Tý thử hỏi, nếu không có con người, không có công sức của mọi tầng lớp nhân dân đóng góp để xây dựng những chiến công đó, thì làm sao có Đảng cộng sản được?? Nếu không có sự đóng góp đó thì Đảng cộng sản cũng không thể tồn tại được đến ngày hôm nay, vì lẽ đó nhìn vào hiến pháp VN.Đảng tự tôn mình ban hành hiến pháp, mọc ra điều 4 là trái đạo lý nói cho cùng khi đất nước độc lập phải để cho toàn dân lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình để lãnh đạo điều hành đất nước, nhưng từ năm 1945 đến nay 2013 không bao giờ người dân được quyền bầu cử ứng cử, thật sự có tự do dân chủ, mấy chục năm đó tôi & bao nhiêu người đều nhận thấy khi cuộc kháng chiến thành công, riêng Đảng cộng sản VN tách nhân dân ra vòng ngoài, để tự nhận công lao của mình làm nên cuộc cách mạng, thần thánh đó, kể công để nắm quyền giữ ghế độc tài…”

Cảm ơn độc gỉa Tạ Duy Hiển đã phân tích rất rõ đâu là công của dân và tội của đảng độc quyền CS.  Lãnh đạo đảng CS đã “lên đồng” trong hàng chục năm qua về “công lao” của họ bằng việc tẩy não trẻ em thanh thiếu niên và đồng bào mọi giới để “ca tụng” họ, nhằm để tuân phục họ.  Họ muốn dân ca tụng “tội ác” của họ.  Một chế độ cầm quyền mang bản chất tự kỷ, bất lương, và ảo tưởng bao trùm quyền lực từ trong cốt lõi.  Đồng bào ta trong và ngoài nước đã và đang thấy rất rõ sự thối nát của chế độ này, trừ một số nhỏ người còn là nạn nhân của sự tuyên truyền của chế độ đồng thời đang hưởng đặc quyền đặc lợi từ họ.  Nhân dân VN vẫn là số đông và là chủ nhân của đất nước này.  Đã đến lúc chúng ta không thể để một thiểu số ác với dân và hèn với giặc cai trị và liên tục tạo nhiều vấn nạn nỗi đau cho đất nước dân tộc.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here