Tokyo sẵn sàng chuộc những người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc

- Quảng Cáo -

Trước đây trong tiết mục này, chúng tôi đã có nói đến việc một số chuyện được ghi lại về cuộc hội đàm tay đôi giữa hai vị lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên vào năm 2007 tại Bình Nhưỡng bị quan chức cao cấp nào đó trong sở tình báo Hàn quốc tung lên mạng Internet cho mọi người biết. Cuốn sổ ghi lại toàn bộ cuộc hội đàm này đã được chính quyền ông Lô Vũ Huyễn liệt vào hồ sơ bí mật quốc gia, phải sau một thời gian quy định nào đó (thường là 50 năm) mới được công bố nếu muốn. Thế nhưng vào mùa thu năm ngoái đã bị rò rỉ ra ngoài không ngoài mục đích hạ uy tín đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn quốc năm 2012 vì trước đây ông Lô Vũ Huyễn là Chủ tịch của đảng này.

Ngày 26/06/2013, thêm một bí mật khác bị tiết lộ, nhưng bí mật này không liên quan đến Hàn quốc mà là chuyện Nhật Bản đánh tiếng muốn chuộc lại những người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc với giá 10 tỷ mỹ kim. Ông Huyễn nói rằng tuy số tiền này không lớn, nhưng nó cũng nhiều ít giúp cho Bắc Triều Tiên tái thiết kinh tế. Ông Huyễn còn phân tích cho ông Kim Chính Nhật biết rằng Thủ tướng Nhật Bản hiện này (2007) là ông Fukuda, một người điềm đạm, nhu nhuyễn, đặt trọng vấn đề quan hệ với bán đảo Triều Tiên. Sau Fukuda sẽ là Abe thuộc phái cực hữu, rất cứng rắn trong việc đòi phải thả những người Nhật bị bắt cóc vì vậy Bình Nhưỡng nên xúc tiến nói chuyện với Tokyo về vấn đề này trước khi Abe lên làm Thủ tướng.

Sau khi nghe, ông Kim Nhật Chính chỉ cười và nói rằng không có người Nhật nào bị bắt cóc còn ở Bắ Triều Tiên nữa, đã để cho họ về nước hết cả rồi, bây giờ đến lượt Nhật Bản phải chuyển tiền theo đúng lời mà cựu Thủ tướng Koizumi đã hứa với chúng tôi. Đến đây thì ông Huyễn hùa theo ý của ông Nhật khi cho biết, trước khi tôi sang đây, Đại sứ Nhật tại Seoul đã xin gặp tôi để nhờ chuyển lời cho chính phủ Bình Nhưỡng về chuyện thả toàn bộ những người Nhật bị bắt cóc với số tiền chuộc như vừa nói. Tôi bảo rằng chính quyền Bình Nhưỡng đã cho những người Nhật bị bắt cóc về nước rồi, còn đâu nữa mà thả, nhưng Đại sứ Nhật bảo rằng còn rất nhiều người Nhật bị bắt cóc vẫn ở Bắc Hàn mà chính quyền Bình Nhưỡng muốn dấu kín. Tôi (tức là Tổng thống Lô Vũ Huyễn) bảo rằng có chứng cứ gì không, thôi bỏ chuyện này đi, Bình Nhưỡng đã giải quyết rồi mà. Thật không hiểu được Nhật Bản nghĩ gì mà cứ muốn dù dưa chuyện này hoài.

Sau khi tin này được truyền thông Hàn quốc loan tải, báo đài Nhật đã hỏi cựu Thủ tướng Fukuda chuyện này hư thực thế nào thì được trả lời rằng người tiền nhiệm của tôi là cựu Thủ tướng Koizumi đã phát biểu trong cuộc hội đàm vào đầu tháng 9 năm 2002 tại Bình Nhưỡng với ông Kim Nhật Chính rằng nếu chính quyền Bình Nhưỡng thả hết những người Nhật bị bắt cóc thì Nhật Bản sẽ xúc tiến việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, sau khi có quan hệ ngoại giao giữa hai nuớc mới bàn đến chuyện viện trợ tái thiết. Không có chuyện một Thủ tướng Nhật nào hứa sẽ bỏ 10 tỷ mỹ kim ra chuộc, mà tất cả đều đòi hỏi chính quyền Bình Nhưỡng phải thả.

- Quảng Cáo -

Thưa quý thính giả, Đảng Bảo thủ Hàn quốc của nữ Tổng thống Phát Cận Huệ muốn lợi dụng những chuyện mà cố Tổng thống Lô Vũ Huyễn nhượng bộ Bắc Hàn để công kích thêm đảng Dân chủ, ngược lại đảng đối lập cũng muốn điều tra xem việc tiết lộ bí mật quốc gia này có dín líu đến chuyện bầu cử Tổng thống vừa rồi hay không, hơn nữa không dám bao che cho ông Huyễn nếu ông ta đã làm những chuyện sai lầm  theo ý riêng của mình có hại cho lợi ích đất nước, vã lại đằng nào thì một số chuyện bí mật quốc gia cũng đã bị lộ rồi nên đồng ý cho công khai từng phần hồ sơ bí mật quốc gia này tù theo quyết định của Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vu ïQuốc hội Hàn quốc đã chỉ thị cho Viện Lưu trử tài liệu quốc gia nạp cuốn sổ ghi toàn bộ nội dung cuộc hội đàm của ông Huyễn và ông Nhật để Quốc hội xem xét rồi lần lượt cho công bố. Thế nhưng vào ngày 22/07/2013 vừa qua Viện lưu trử tài liệu quốc gia Hàn quốc lại báo cáo rằng cuốn sỏ đó đã bị thất lạc hoặc bị ai đánh cắp mất rồi, không có để nạp cho Quốc hội. Thế là Quốc hội Hàn quốc phải thành lập một Ủy ban điều tra về chuyện thất lạc này. Chúng tôi tiếp tục theo dõi diễn tiến điều tra này để tường trình đến quý thính giả.

 

<b>Ai là người thật sự chỉ huy quân đội Trung Quốc ?</b>

Nếu đặt câu hỏi hiện nay ai là người chỉ huy quân đội Nhân dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì có câu trả lời ngay là ông Tập Cận Bình chứ còn ai vào đây nữa. Câu trả lời này đúng theo quy định hiện hành ở Trung quốc do đảng Cộng sản đặt ra theo đó Tổng bí thư đảng sẽ được bầu làm Chủ tịch nhà nước vả nắm luôn chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương. Trên danh nghĩa là thế, nhưng thực tế hiện nay cho thấy ông Tập Cận Bình không phải là người thực sự có uy quyền tuyệt đối của một vị Tổng tư lịnh quân đội. Rất nhiều chuyện, kể cả việc quyết định chiến lược quân sự ông Tập Cận Bình phải chìu lòng một số thế lực khác trong đảng thuộc cánh quân đội. Điều này chính ông Tập đã thố lộ qua bài nói chuyện của ông ta với cán bộ cao cấp vào tháng 4 vừa qua. Theo các chuyên gia Hoa Kỳ thì chính vì ông Tập Cận Bình không nắm uy quyền tuyệt đối trong tay nên trong cuộc hội đàm tay đôi với Tổng thống Obama vào tháng 6 vừa qua Hoa Kỳ khó hiểu được chiến lược kinh tế, đặc biệt về quân sự của Trung quốc như thế nào để đối ứng. Các chuyên này nói rằng trong thời chiến tranh lạnh, khi đối đầu với Nga Sô ít ra Washington còn biết Moscow muốn chạy đua với Hoa Kỳ về chiến tranh không gian qua chính sách, qua đối thoại song phương Mỹ-Nga cũng như qua những lời tuyên bố của lãnh đạo liên bang Sô viết hồi đó. Bây giờ thì Trung quốc là đối tác của Hoa Kỳ, nhưng lãnh đạo Trung quốc không đưa ra một chiến lược rõ ràng nào cả nên khó mà biết Trung quốc muốn gì để mà lường. Việc ông Hồ Cẩm Đào hay ông Tập Cận Bình không đưa ra một chiến lược rõ ràng chẳng phải là các ông đó muốn thế mà vì thượng tầng lãnh đạo Trung quốc không còn là một như trước đây nữa nên người đứng đầu Trung quốc rất khó quyết định về bất cứ một vấn đề gì quan trọng. Chẳng hạn tại sao vào thời đại này mà Trung quốc lại sử dụng vũ lực quân sự để xâm chiếm biển đảo của nước khác kể luôn chuyện muốn khống chế vùng biển Đông và biển Hoa Đông để bị nhiều quốc gia chỉ trích. Ngày nay việc xâm lược không thể là một chiến lược mở rộng lãnh thổ được nữa thế mà Trung quốc vẫn thực hiện mới là chuyện khó hiểu. Trước đây còn đoán biết quân đội Liên Sô nghĩ gì, nhưng bây giờ thì khó mà biết điều này đối với quân đội Trung quốc. Nhiều cuộc đụng độ với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương không hẵn là lịnh từ Bắc Kinh ra lịnh mà do sự quyết doán của cấp chỉ huy bên dưới. Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình dương là tướng Samue J. Locklear nói rằng hầu hết những vị chỉ huy hải quân Trung quốc ở Thái Bình Dương đều đang còn trẻ, nóng tánh và thiếu kinh nghiệm nên nhiều trường hợp suýt xảy ra đụng độ vì một chuyện chẳng có gì quan trọng. Một trong những quân đội lớn mạnh hàng đầu thế giới như Trung quốc mà tư lệnh, sĩ quan cấp dưới hành động trước, báo cáo sau thì rất nguy hiểm, chiến tranh xảy ra như chơi.

Giới chức quân sự Nhật Bản cũng nêu trường hợp tàu chiến Trung quốc bắn radar định vị để chuẩn bị phát pháo vào tàu tuần duyên Nhật ở vùng quần đảo Senkaku. Nhật Bản đã quyết liệt kháng nghị chuyện này với Trung quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn chối quanh, đến khi Tokyo đưa ra chứng cứ rõ ràng thì Bắc Kinh mới nói rằng có lẽ do cá nhân vị sĩ quan chỉ huy tại chổ tự ý quyết định chứ chính phủ Trung quốc không ra lịnh như thế.

Theo các bình luận gia thì lịnh của chính quyền Cộng sản Trung quốc là phải đi xâm chiếm biển đảo các quốc gia trong vùng, còn khi gặp chuyện khó xử thì đổi trách nhiệm cho cấp chỉ huy bên dưới, chẳng ai chấp nhận chuyện này được khi mà chính quyền CS Trung quốc vẫn nuôi mộng xâm lược các nước khác.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here