Thêm một phóng viên điều tra tham nhũng bị bắt

- Quảng Cáo -

Thêm một phóng viên điều tra tham nhũng bị bắt

vothanhtung Báo chí Việt Nam vừa loan tin phóng viên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Võ Thanh Tùng (bút danh Duy Đông), nổi tiếng về các bài điều tra tham nhũng, vừa bị bắt giữ hôm 7/08 do bị nghi nhận hối lộ.

Trong một bản tin ngắn, tờ Pháp luật TP HCM chỉ cho biết nhà báo Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, đã bị bắt tại Biên Hòa. Công an đã khám xét nhà riêng của phóng viên này, thu giữ một số giấy tờ, máy tính, ổ cứng và một số hiện vật khác.

Còn theo Tuổi Trẻ thì nhà báo này bị bắt vì đã nhận tiền hối lộ từ một chủ quán bar ở Biên Hòa. Cùng bị bắt với phóng viên Duy Đông còn có 2 cộng tác viên đã giúp ông thực hiện một số loạt bài điều tra trong thời gian qua.

- Quảng Cáo -

Tờ Tuổi Trẻ nhắc lại là phóng viên Duy Đông vừa thực hiện loạt bài đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM viết về các sai phạm ở các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trước đó, ông đã nổi tiếng về loạt bài phóng sự điều tra về nạn ăn hối lộ của lực lượng cảnh sát giao thông trên quốc lộ 20. Với loạt bài này, phóng viên Duy Đông đã được trao Giải Ba giải thưởng Báo chí Thành phố năm 2013.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, mọi phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Những phóng viên nào đi quá xa trong các vụ điều tra về tham nhũng thường chịu áp lực rất nặng và một số đã lãnh án tù.

Trước đây phóng viên Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ đã từng bị kết án 4 năm tù vào tháng 9.2012, cũng vì đã thực hiện loạt phóng sự về cảnh sát giao thông nhận hối lộ.

Vào năm 2008, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên đã bị tuyên phạt hai năm tù giam sau khi viết bài điều tra về vụ tham nhũng PMU 18.

Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia vi phạm trầm trọng nhất. Việt Nam cũng bị tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp trong danh sách các quốc gia “kẻ thù của Internet”.

Theo các tổ chức nhân quyền, hiện có hàng chục nhà báo và blogger đang ngồi tù ở Việt Nam.

 

Thanh Niên Yêu Nước Nguyễn Xuân Anh Đã Trở Về Với Nhà Tù Lớn

NXAnhmantu tanghoaVào lúc 15:00 ngày 7/8/2013, Thanh Niên Yêu Nước Nguyễn Xuân Anh, một trong 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành (TNCG & TL) đã mãn hạn tù. Như vậy, sau hai năm bị giam tù, anh đã được rời nhà tù nhỏ để trở về với nhà lớn cùng với hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam.

Cũng vào ngày 7/08/211, anh đã bị Công an Việt Nam bắt cóc và kết án hai năm tù giam với tội danh gán ghép : “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” phạm vào điều điều 79 BLHSVN cùng với 13 TNCG & TL khác.

Không hiểu vì lý do gì mà cách đây 5 ngày, phía Công an Việt Nam đã thông báo là đến ngày 18/8/2013 họ mới bàn giao anh cho gia đình.

Tuy nhiên, trước bản chất gian manh của chính quyền, họ đã không lừa được người thân và bạn bè của anh Nguyễn Xuân Anh. Và một nhóm người bạn yêu chuộng Công Lý và Sự Thật đã có mặt kịp thời để đón mừng anh trở về với gia đình, bạn bè. Dù sức khỏe không được tốt nhưng anh vẫn luôn  nở nụ cười tươi vốn có của mình và đón nhận những bó hoa tươi thắm cùng với tấm lòng ngưỡng mộ, yêu thương của gia đình và bạn bè.

 

2 sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 16.8

UyenKhaNhà cầm quyền CSVN sẽ cho dựng phiên toà phúc thẩm xử 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16-8 tới đây tại Long An.

Cả hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt từ hồi tháng 10 năm 2012 liên quan vụ rải truyền đơn tại cầu An Sương chống Trung Quốc xâm lược và dán những khẩu hiệu chỉ trích Đảng CSVN nhu nhược hèn với giặc, ác với dân.

Cáo trạng của nhà cầm quyền đã quy kết cho hai thanh niên trẻ này là thành viên tổ chức Tuổi trẻ yêu nước, chống đối Đảng và chính quyền XHCNVN. Trong phiên tòa sơ thẩm ở Long An vào ngày 16-05-2013 vừa qua, nhà cầm quyền đã tuyên án sinh viên Đinh Nguyên Kha 8 năm tù và 3 năm quản chế và sinh viên Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự”. Nhưng cả hai kháng án và luôn khẳng định, ngay cả trước tòa là mình vô tội khi chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng CSVN độc tài.

Dư luận trong và ngoài nước cùng các tổ chức quốc tế nhân quyền và chính giới tây phương đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích và bày tỏ quan ngại về phiên toà xét xử hai người trẻ yêu nước này hôm 16-5.

Được biết theo giấy “triệu tập” của Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ thì phiên toà phúc thẩm vào ngày 16-08-2013 tới đây còn có anh Đinh Nhật Uy.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Miếng, luật sư nhận bảo vệ cho Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy cho biết trong phiên tòa sơ thẩm vụ án nguyên Kha và Phương Uyên 16.5 vừa qua, tòa đã ra lệnh tịch thu tất cả các tài sản của công ty anh Đinh Nhật Uy, mà cơ quan điều tra cho rằng có liên quan đến vụ án này. Nhưng khi cơ quan điều tra kiểm tra và khám xét kỹ thì tất cả các tài sản của công ty anh Uy không liên quan đến vụ án của Nguyên Kha, nên anh Uy đã kháng cáo để đòi lại tất cả các tài sản này. Do đó, anh Uy sẽ có mặt trong phiên tòa sắp tới cùng với hai sinh viên yêu nước là Phương Uyên và Nguyên Kha.

Mới gần đây, hôm 15-6 vừa qua, anh Đinh Nhật Uy đã bị bắt tại Long An để điều tra tội gọi là “Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự”.

Được biết, ngoài Ls. Nguyễn Văn Miếng trong phiên xử phúc thẩm tới đây còn có Luật sư Hà Huy Sơn sẽ bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên, và Luật sư Nguyễn Thanh Lương bào chữa cho cả 3 thanh niên Phương Uyên, Nguyên Kha và Nhật Uy.

 

 Người dân Miến Điện kỷ niệm 25 năm cuộc nổi dậy 1988

8888Ngày 08/08/2013, tại thành phố Rangoon, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra tại thành phố Rangoon để tưởng niệm 3. 000 nạn nhân cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền quân phiệt cách đây 25 năm. Đây là lần tưởng niệm qui mô đầu tiên kể từ sau cuộc nổi dậy 1988.

Trên đường phố, hơn 50 chục người tuần hành ở những địa điểm đã diễn ra các vụ đàn áp. Ở một địa điểm khác, tại trung tâm thành phố Rangoon, cũng có khoảng 50 người đến đặt vòng hoa trên đường phố. Vòng hoa mang hình số 8 để tưởng nhớ ngày 08/08/1988.

Trong số những người xuống đường, có nhiều người từng tham gia phong trào sinh viên năm 1988. Họ tuần hành một phần là để tưởng nhớ những nạn nhân năm ấy, một phần là để thúc đẩy quá trình dân chủ tại Miến Điện, vì họ cho rằng, chính cuộc biểu tình năm 1988 đã khởi đầu cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Miến Điện, và dẫn đến quá trình chuyển tiếp dân chủ hiện tại.

Tại một trung tâm hội nghị ở Rangoon đã diễn ra một buổi lễ tưởng niệm qui mô với sự tham dự của bà Aung San Suu Kyi, các quan chức của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập, cùng một số các nhà ngoại giao và nhiều nhà sư Miến Điện. Trong bài diễn văn của mình, bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi Miến Điện tiếp tục tiến trình cải cách dân chủ.

Cuộc nổi dậy năm 1988 bắt đầu bằng phong trào xuống đường của các sinh viên, sau đó được cả nước hưởng ứng. Cuộc nổi dậy cũng đã khởi đầu sự nghiệp chính trị của bà Aung San Suu Kyi. Năm đó, từ Luân Đôn, bà trở về Miến Điện để thăm mẹ đang đau nặng. Sau đó, bà Aung San Suu Kyi đã tham gia tích cực phong trào nổi dậy. Cũng trong năm đó, bà đã sáng lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng đối lập chính hiện tại ở Miến Điện.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here