Công an ngang nhiên khóa cửa nhà nhốt vợ con MS. Nguyễn Công Chính

- Quảng Cáo -

Công an ngang nhiên khóa cửa nhà nhốt vợ con MS. Nguyễn Công Chính

vomucsuNCChinh
Vợ con MS. Nguyễn Công Chính

Đêm 25 tháng 9, Công an thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ngang nhiên dùng giây kẽm sắt khóa chặt cửa nhà của bà Trần Thị Hồng, vợ của Mục sư Nguyễn Công Chính hiện đang bị ở tù, nhốt sáu mẹ con bà Hồng trong nhà không cho ra ngoài mà không cho biết lý do.

Bà Hồng cũng không biết nguyên nhân tại sao từ ngày hôm trước công an cứ đóng chốt trước nhà bà và bà đi đâu thì họ cũng đi theo, kể cả khi bà chở con đi học. Vào lúc 8 tối ngày 25.9  bà muốn chở một người con đi khám bệnh vì cháu bé bị ho, sốt. Nhưng khi ra mở cổng thì bên ngoài đã bị công an lấy giây kẽm sắt cột cứng nên mẹ con bà ra không được.

Bà cho biết nhà cầm quyền cứ đêm ngày đi qua đi lại rình rập khiến bà và các con rất là bất an. Họ đối xử với gia đình bà một cách tàn nhẫn suốt bao nhiêu năm nay rồi mà bây giờ vẫn tiếp tục như vậy thì bà không biết hành vi sắp tới họ sẽ đối xử với gia đình bà ra sao nữa?

- Quảng Cáo -

Bà nhấn mạnh: Đây là sự đàn áp rất rõ ràng. Vi phạm nhân quyền và tự do của con người quá mức. Tôi không làm gì sai cả mà họ cứ rình rập và tìm cách khủng bố những đứa con tôi. Nó nhìn hình ảnh của mấy người công an trước đây đã từng ném đá, đã từng đánh cha đánh mẹ nó và bây giờ tiếp tục canh gác như vậy thì nó rất khủng hoảng.

 

Những người siêu giàu ở Việt Nam

anhpharungTheo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên tăng 195 người trong năm 2012, so với 170 người năm 2011với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên vì trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng, và Xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục.
Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên…

Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.
Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.

Khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’. Chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’. Và việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.

 

 Thạch tín: Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người dân Việt Nam

thachtin_Map
Bản đồ nước ngầm nhiễm thạch tín đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh của Eawag – Viện nghiên cứu Nước (Thụy Sĩ).

Theo một ước tính, có hơn 17 triệu người Việt Nam hiện nay có nguy cơ bị nhiễm thạch tín do sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Thạch tín là một chất độc không màu, không mùi vị, không thể phát hiện được bằng giác quan, khi tích tụ trong cơ thể trong nhiều năm sẽ gây ra những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư các cơ quan nội tạng, bệnh tim mạch… cũng như một số bệnh về tâm trí. Các triệu chứng bên ngoài đầu tiên của người uống nước nhiễm arsenic là xuất hiện các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các tứ chi, đôi khi xuất hiện các vùng sừng hóa trên bàn tay, bàn chân…

Nước ngầm nhiễm thạch tín là một mối đe dọa lớn tại Việt Nam, nhưng hiện trạng nước ngầm nhiễm thạch tín và tác hại của nguồn nước này đến sức khỏe người Việt Nam vẫn chưa được hiểu một cách tường tận. Việc khai thác nước ngầm ồ ạt, gần như không được kiểm soát trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng vọt, được đánh giá là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm thạch tín ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Hiện tại, chất độc asen có xu hướng ngấm sâu vào các tầng đất cổ, vốn trước đây là tầng đất được coi là tương đối an toàn. Theo khuyến cáo của một số nhà khoa học, có chính sách kiểm soát việc khai thác nước ngầm là điều căn bản trước hết để hạn chế mối đe dọa thạch tín.

 Theo nhận định của tiến sĩ Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo phát triển cộng đồng (RYCCD) thì nguy cơ thạch tín không được chú ý đúng mức là do sự yếu kém của nghiên cứu dự phòng tại Việt Nam. Và câu hỏi của ông đặt ra là vì sao mặc dù vấn đề môi trường rất nóng, cụ thể là những hiểm họa nhãn tiền như thạch tín lại không được đầu tư nghiên cứu đúng mức về các hậu quả của nó đối với con người ?

Theo tiến sĩ hóa học Trần Hồng Côn, chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Hóa học, khoa Hóa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, thì hiện tại ở Việt Nam, trong bối cảnh xuất hiện rất nhiều căn bệnh lạ, nan y, bệnh hiểm nghèo không rõ nguyên nhân, là nỗi khổ của bao nhiêu cá nhân và gia đình, thì việc trì hoãn các nghiên cứu về tác động của môi trường đến sức khỏe, cụ thể trong vấn đề nước ngầm nhiễm asen (để có thể có các biện pháp dự phòng, đối phó thích đáng) với lý do này hay lý do khác, trong bối cảnh còn rất thiếu vắng những nghiên cứu trong lĩnh vực này, sẽ rất có thể bị công chúng nhìn nhận như một thái độ lẩn tránh, nhắm mắt trước thực tại, mà trong đó những nhà hoạch định chính sách có phần trách nhiệm trước hết.

 

10 Dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi CS Việt Nam trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân

Ed.RoyceNgày 25.9.2013, Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ và 9 dân biểu khác đã ký thư gửi cho Chủ tịch nước CS Việt Nam Trương Tấn Sang, kêu gọi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân, nhà hoạt động nhân quyền bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái về tội trốn thuế.

Bức thư có đoạn nói rằng qua những công việc đã làm tại Việt Nam, ông Quân đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh trong tuyên bố chung với Tổng thống Obama sau chuyến thăm Washington mới đây.

Các Dân biểu ký tên nói rằng trong tinh thần đối thoại thẳng thắn và cởi mở mà Chủ tịch Sang đã cùng kêu gọi với Tổng thống Obama, họ kêu gọi ông trả tự do cho ông Quân và tất cả các tù chính trị khác, chấm dứt bắt bớ để trả đũa những trường hợp bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.

Bức thư mang chữ ký của các Dân biểu Ed Royce, Eliot Engel, Chris Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Jack Kingston, Susan Davis, Rob Woodall, và Jim Moran.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here