Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông

- Quảng Cáo -

Philippines thuê chuyên gia quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Philippine_PeoplePhilippines thuê một nhóm chuyên gia pháp lý quốc tế dày dặn kinh nghiệm để giúp Manila đệ trình các văn kiện cần thiết lên tòa án trọng tài Liên hiệp quốc trước thời hạn cuối tháng 3 năm tới trong vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhóm chuyên gia gồm 5 luật sư Anh, Mỹ uy tín, nổi tiếng thế giới, và có kinh nghiệm lâu năm về vấn đề chủ quyền tại các tòa án quốc tế đang chuẩn bị các luận cứ chứng tỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô giá trị và phi pháp chiếu theo luật biển quốc tế.  Họ cũng tìm cách phân định các giới hạn chủ quyền trong nỗ lực xác minh chủ quyền của Philippines trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Tháng giêng năm nay, Philippines quyết định kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc để ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc mà Manila cáo buộc là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, một hành động được Việt Nam ủng hộ.

- Quảng Cáo -

Philippines nói phải dùng tới biện pháp này vì các phương pháp ngoại giao và thương lượng không có hiệu quả trước những hành động ngày càng lấn lướt của Bắc Kinh.

Trung Quốc bác bỏ tất cả những lời lên án của Philippines và phản đối sự can thiệp của tòa án Liên hiệp quốc.
Bắc Kinh từ chối không tham gia vào tiến trình pháp lý này, một mặt khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết toàn bộ Biển Đông, một mặt đòi thương lượng tay đôi với từng nước có tranh chấp.

Thông Cáo Báo Chí của Đảng Việt Tân: về bản án bất công 30 tháng tù giam cho người yêu nước LS Lê Quốc Quân

VT_LogoVào chiều ngày 2/10/2013, toà án công cụ của nhà cầm quyền CSVN đã kết án Luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam và một khoản tiền phạt lớn về tội danh trốn thuế.

Tại phiên tòa, Luật sư Lê Quốc Quân dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã bền bỉ tranh đấu chống nạn tham nhũng, lạm quyền và trì trệ đang làm ung thối đất nước”, và nay “Tôi bị kết tội vì tôi yêu đất nước này”.

Ngay từ đầu, công luận Việt Nam và quốc tế đều biết rõ đây là vụ án cho mục tiêu đàn áp chính trị. Cụ thể là để bịt miệng một tiếng nói yêu nước đã mạnh mẽ đặt vấn đề trách nhiệm bảo vệ tổ quốc với nhà cầm quyền. Đây cũng là tiếng nói lên án bất công và giúp đỡ những người dân nghèo khổ tố cáo những hành vi chiếm đoạt của các quan chức cầm quyền.

Những lạm dụng pháp luật của nhà cầm quyền không chỉ được dùng để đối phó với Luật sư Lê Quốc Quân, mà còn đối với blogger Điếu Cày, sinh viên Đinh Nguyên Kha, và các nhà yêu nước khác.

Càng bí lối, càng sợ hãi Bắc Kinh, và càng bị dân tộc phê phán, giới lãnh đạo đảng CSVN càng bám chặt vào các công cụ bạo hành.

Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động hôm nay, 2 tháng 10, cũng soi rọi ánh sáng từ khắp thế giới vào hình ảnh người luật sư nhân bản, luôn chủ trương Đấu Tranh Bất Bạo Động để tạo đổi thay: Lê Quốc Quân.

Sự hiện diện của hàng ngàn giáo dân, bạn hữu, và người ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân trước tòa án tại Hà Nội bất chấp các biện pháp ngăn chận, hăm dọa của công an, và rất nhiều người ủng hộ khác trên mạng Internet và khắp thế giới cho thấy sự đồng thuận giữa lòng dân tộc đang lớn dần. Đó là sự thừa nhận chế độ CSVN hiện nay đang đi ngược lại nguyện vọng của người dân và đã đến lúc toàn dân không còn có thể chấp nhận hệ thống cai trị độc tài, tàn ác và bất lực này.

Luật sư Lê Quốc Quân từng bày tỏ niềm tin và ước nguyện của mình: “Cá nhân tôi luôn tin vào khát vọng và nỗ lực của chính nhân dân Việt Nam, tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta có được tự do, có được dân chủ thực sự. Mọi người dân Việt Nam đều có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai, có quyền mưu cầu hạnh phúc và thành công ngay trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu này.”

Đảng Việt Tân chia sẻ ước nguyện đó và tiếp tục sát cánh cùng Luật sư Lê Quốc Quân và mọi cá nhân, đoàn thể đang tranh đấu để tháo gỡ xiềng xích độc tài trên đất nước và dân tộc.

VNCTCMĐ

Ngày 2/10/2013

 

Ngành mía đường VN bị đe dọa vì đường nhập lậu

 miaTheo phúc trình của Hiệp hội mía đường Việt Nam, cuối năm 2012, có ít nhất 41 nhà máy sản xuất đường rơi vào tình trạng “càng xuất càng lỗ.” Trong số này có nhà máy Long Mỹ Phát, Hậu Giang đã phải “ngậm ngùi đóng cửa” vì không còn con đường nào khác.

Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam, lượng đường nhập lậu hàng năm khoảng 400.000 tấn, chiếm 1/3 số lượng tiêu thụ trong nước. Ðây cũng chính là số lượng đường nội địa bị tồn kho trong hai năm 2012-2013 của ngành sản xuất đường Việt Nam. Ông Hải cho biết thêm, khoảng 1,35 triệu tấn đường được tiêu thụ trong năm qua, trong khi tổng số cung cấp từ các cơ sở sản xuất là 1,78 triệu tấn.

Nguyên nhân đáng kể gây tổn thất trầm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất đường mía là sự buông lỏng kiểm soát của chính quyền địa phương. Họ đã để cho giới thương lái nhập đường lậu ồ ạt vào thị trường Việt Nam qua biên giới Cambodia, chủ yếu từ Thái Lan bằng nhiều hình thức. Không chỉ các nhà máy sản xuất gặp nguy, mà hàng triệu nông dân mưu sinh bằng nghề trồng mía cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc.

Ông Nguyễn Hải còn thú nhận rằng, Hiệp hội mía đường không hề biết cụ thể về số doanh nghiệp được cấp quota, cũng như số lượng đường nhập cảng là bao nhiêu. Hầu hết những thông số này đều được đặt “trong vòng bí mật.”

Theo ông Ðỗ Thành Liêm, Chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Ðốc Công ty Khánh Hòa, hầu hết các quốc gia sản xuất đường trên thế giới đều thiết lập hạn ngạch xuất nhập cảng đường. Trái lại, Việt Nam là quốc gia có lượng mía đường phong phú, trải dải khắp các tỉnh thành của vùng Nam Bộ, nhưng quota nhập cảng đường lại không được sự kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Công Thương.

Báo Lao Ðộng dẫn lời ông Lê Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói rằng, phải có biện pháp quyết liệu ngăn chặn tình trạng nhập cảng lậu đường. Theo ông, nếu không ngăn chặn nạn buôn lậu đường thì sớm muộn gì hàng trăm ngàn nông dân trồng mía sẽ phải “bỏ của chạy lấy người,” đẩy ngành công nghiệp sản xuất đường đi vào con đường phá sản.

 

Thanh Hóa vỡ đập, ngập trong biển nước

vodap12Vào rạng sáng ngày 1.10.2013, hai hồ đập lớn nhất huyện Tĩnh Gia, hồ Đồng Đáng thuộc xã Trường Lâm và hồ Khe Luồng, xã Tân Trường có dung tích chứa hơn 600 nghìn mét khối nước bị vỡ do mưa lớn suốt đêm trước đó làm hàng nghìn ngôi nhà ở huyện Tĩnh Gia ngập trong biển nước, trong đó nhiều hộ dân ở xã Tùng Lâm nước ngập tới nóc nhà.

Nước lũ bất ngờ tràn về làm cho nhiều hộ dân không kịp sơ tán và bị chia cắt, cô lập.

Quốc lộ 1A cũng chìm trong nước, có nơi mực nước lên tới trên 1 mét, khiến phương tiện giao thông chuyển hướng sang đường mòn Hồ Chí Minh.

Báo Thanh Niên Online cho biết sáng 1.10, em Nguyễn Lương Nguyên và Mai Kim Quang (12 tuổi, ngụ xã Công Bình, H.Nông Cống, Thanh Hóa) bị thiệt mạng do nước lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi học về.

Mưa lũ trong ngày 1.10 cũng đã khiến hơn 1.000 ha lúa mùa và hoa màu, 15 ha đồng muối của H.Tĩnh Gia bị ngập lụt. Hai tàu cá của ngư dân H.Quảng Xương (Thanh Hóa) bị đắm.

Cùng lúc này, tại Nghệ An, chính quyền đã cho xả nước lũ từ hồ Vực Mấu do mưa lớn kéo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu khiến cho hàng ngàn hộ dân ở hạ nguồn tại nhiều xã thuộc huyền Quỳnh Lưu ngập trong nước sâu từ 1-3 mét, có nơi ngập tới 4 mét

Tin cho biết có ít nhất 3 người bị thương ở thị xã Thái Hòa và huyện Hưng Nguyên.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here