Tổng thống Hoa Kỳ không tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

- Quảng Cáo -

APEC Leaders RetreatTổng thống Hoa Kỳ, không tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Theo dự tính thì Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama sẽ lên đường sang đảo Bali của Indonesia để tham dư Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và sau đó đến Brunei dự tiếp Hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng. Sau hai Hội nghị này, Tổng thống Obama còn dự định sang công du Malaysia và Philippines. Thế nhưng vào phút cuối, Tổng thống Obama đã hủy bỏ chuyến đi Á châu lần này vì chuyện chính phủ Mỹ phải tạm thời đóng cửa một phần do chưa có tiền trả lương cho công chức bởi Quốc hội Hoa Kỳ chưa thông qua ngân sách hoạt động cho năm tới (2014).

Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đang có mặt tại Á châu đã đến tham dự hai Hội nghị này thay Tổng thống Obama. Dù cho là vì chuyện nội bộ của nước Mỹ, nhưng viẽc không có mặt của Tổng thống Obama tại hai hội nghị này đã làm cho nhiều người nghi ngờ về chiến lược xoay trục sang Á châu của Washington. Khi biết chuyện này, theo lệnh Đảng, truyền thông Trung quốc đã khai pháo ngay bằng những bài bình luận có nội dung phê phán Hoa Kỳ như sau: Chuyện nội bộ giải quyết còn không xong thì thử hỏi sức đâu mà đòi lãnh đạo thế giới.

Mặc dù hai hội nghị này chú trọng về hợp tác mậu dịch, nhưng vấn đề tranh chấp ở biển Đông giữa các nước Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam, Philippines với Trung quốc là nghị trình không thể thiếu. Đây cũng là vấn đề quyền lợi của Hoa Kỳ ở biển Đông. Thủ tướng Lý Hiễn Long của Singapore một lần nữa nhấn mạnh rằng vấn đề biển Đông phải được đem ra thảo luận trong cả hai hội nghị này, các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc nên chóng hình thành Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Về phía chính phủ Philippines thì theo giáo sư Renado Cruz De Castro của trường đại học De la Salle cho rằng đây là một chuyện đáng tiếc, nhưng chẳng có gì nghiêm trọng vì không ảnh hưởng đến những gì mà Hoa Kỳ cam kết với các nước đồng minh ở Á châu trong đó có philippines. Hiện tại Hoa kỳ và Philippines đang tiến hành đàm phán để gia tăng sự có mặt của quân đội ở Mỹ ở Philippines. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Philippines là ông Voltaire Gazmin thì cho hay rằng Hoa Kỳ đang đàm phán với chúng tôi để gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ ở Philippines hầu giúp Philippines có được sự phòng vệ đáng tin cậy tối thiểu để bảo vệ lãnh thổ của mình trong khi Philippines đang tìm cách hiện đại hóa quân đội. Đây cũng được coi là một biện pháp mà Philippines áp dụng để đối phó trước nhưng đe dọa từ Trung Quốc trong những tranh chấp về lãnh hải..

- Quảng Cáo -

Theo các quan sát viên về hai hội nghị này thì Bắc Kinh rất mừng vì sự vắng mặt của Tổng thống Obama bởi lẽ các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung quốc coi như mất đi sự lên tiếng hậu thuẩn trực tiếp của người đứng đầu Hoa Kỳ và vị thế của ông Tập Cận Bình trong hai cuộc hội nghị sẽ nổi bậc nhất, bằng chứng là ông Bình khi viếng thăm Malaysia và Indonesia trong chuyến này đã hứa tăng thêm viện trợ cho hai nước này. Tuy không nói ra, nhưng Hà Nội cũng mừng thầm vì nếu có sự hiện diện của Tổng thống Obama chắc chắn vấn đề tranh chấp ở biển Đông sẽ được đem ra thảo luận rốt ráo. Việt Nam là nước bị Trung quốc xâm chiếm nhiều nhất nên khi thảo luận không lý ngậm miệng sao được, nhưng há miệng thì mắc quai, làm phật ý Bắc Kinh, điều mà Hà Nội luôn tránh né.

Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại cho rằng chính sự không có mặt của Tổng thống Hoa Kỳ sẽ làm cho các nước Đông Nam Á cảnh giác hơn trước những đòn mua chuộc của Trung quốc để không đem vấn đề biển Đông ra bàn ở cả hai hội nghị, bằng chứng là Thủ tướng Singapore và Tổng thống Philippines đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu phải đưa vấn đề này ra thảo luận, đó là chưa kể đến chuyện Thủ tướng Abe của Nhật đưa chuyện Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Hoa Đông ra. Điều đáng ngạc nhiên là trong khi Việt Nam là quốc gia bị Trung quốc uy hiếp mạnh nhất thì Hà Nội lại chẳng lên tiếng gì cả.

Trước sự cảnh giác cao độ của các quốc gia trong vùng, nên Thủ tướng Trung quốc, ông Lý Khắc Cường khi đến Brunei tham dự hội nghị Thưọng đỉnh Đông Á (EAS) mở rộng đã trấn an các nước như sau: Truyền thống của Trung quốc là không bao giờ chủ trương bá quyền và bành trướng lãnh thổ, cả mấy ngàn năm lịch sử đã chứng minh rằng Trung quốc luôn duy trì mối giao hảo tốt với lân bang, coi trọng sự hòa bình, ổn định ở Á châu là trên tất cả.

Những lời tuyên bố của ông Lý Khắc Cường chỉ để nghe cho vui mà thôi chứ chẳng ai tin vì chẳng ai mà không biết đến lịch sử Việt Nam bị Trung quốc xâm chiếm đến mấy lần và đặt ách đô hộ cả ngàn năm. Ngay sau lời tuyên bố đó ông Thủ tướng Trung quốc đã không muốn gặp gở lãnh đạo hai nước Philippines và Nhật Bản,  để hội đàm vì hai quốc gia này đangchống đối Trung quốc về vấn đề biển đảo.

Nếu so sánh về sức mạnh quân sự thì hiện nay Philippines không mạnh hơn Việt Nam và yếu hơn Trung quốc rất nhiều, nhưng người dân và chính quyền nước này rất cương quyết trong việc chống Trung quốc xâm lược biển đảo của họ, hễ có cơ hội là lên tiếng tố cáo ngay, trong khi Hà Nội tìm cách làm nhẹ vấn đề. Sự việc ông Nguyễn Tấn Dũng bỏ ra gần 2 tỷ mỹ kim để tân trang vũ khí để thứ nhất là che mắt người dân về sự ươn hèn của chế độ trước sự xâm lược của Trung quốc và thứ hai là có thêm cơ hội tham nhũng. Không có vũ khí nào mạnh hơn tinh thần chống xâm lược của người dân, thế mà lãnh đạo đảng CSVN đâu có cần nên có vũ khí tối tân cũng chỉ mà chơi thôi.

 

toa an NhatMột hội đoàn cực hữu Nhật bị phạt vì có những hoạt động kỳ thị chủng tộc.

Một hội đoàn cực hữu Nhật bị phạt phải bồi thường thiệt hại cho một trường học người Bắc Triều Tiên ở Kyoto vì đã có những hoạt động kỳ thị chủng tộc. Kính mời quý thính giả lắng nghe qua sự tóm lược của Đan Thanh và Hoàng Đỉnh.

Cứ mỗi lần Bình Nhưỡng lên tiếng sẽ san bằng Tokyo thành bình địa là thế nào các hội đoàn cực hữu Nhật cũng tổ chức biểu tình phản đối. Chuyện biểu tình ở Nhật là một trong những quyền căn bản được luật pháp bảo đảm nên chẳng có gì đáng nói, nhưng biểu tình xong thì các tổ chức cực hữu thường lái xe phóng thanh đến các trường học người Bắc Triều Tiên ở Nhật la lối om sòm bằng những lời lẽ sổ sàng khiến việc giảng dạy và học hành bị cản trở. Trường Chosen Gakuen ở Kyoto là một trong những nơi bị quấy phá nhiều nhất nên Ban Giám hiệu trường đã nạp đơn kiện. Trong phiên tòa vào ngày 07/10/2013 vừa qua, chánh án tòa sơ thẩm Kyoto đã xử cho trường trung học Bắc Triều Tiên thắng kiện, bắt hội đoàn cực hữu có tên là Hội những người không chấp nhận Đặc quyền cho Bắc Triều Tiên tại Nhật từ đây cấm không cho hội cực hữu này đem xe phóng thanh đến ngay trước cửa trường gây huyên náo và phải bồi thường thiệt hại 12 triệu 26 vạn yen (khoảng 125 ngàn mỹ kim) cho nhà trường. Ngoài số tiền này ra còn bị phạt thêm 10 vạn yen về tội tự ý chiếm lãnh công viên không xin phép trong những lúc phóng thanh.

Trong bản kết án kết tội tại tòa vào ngày 09/10/2013 có ghi rõ hội đoàn cực hữu này đã có những hành động gây huyên náo trên đường phố và nặng nhất là phạm vào tội phân biệt chủng tộc, điều mà luật pháp Nhật cũng như luật pháp quốc tế nghiêm cấm. Vì đây mới chỉ là phiên xử sơ thẩm nên hội đoàn cực hữu này có quyền kháng cáo lên tòa phúc thẩm, nhưng theo các chuyên gia về ngành pháp luật thì kháng cáo để gọi là kháng cáo mà thôi chứ tội đã rành rành thì chẳng có tòa nào khoan dung được.

Nhiều tổ chức cực hữu khác đã tổ chức biểu tình phản đối bản án, xách xe phóng thanh chạy ngoài đường phố la lối om sòm nhưng tuyệt đối không dám đế trước cửa trường học người Bắc Triều Tiên ở Nhật để la lối như trước nữa. Ở xứ tự do, dân chủ, luật lệ nghiêm minh nên tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật, kể cả người Bắc Triều Tiên, con dân một nước lúc nào cũng muốn sang bằng Tokyo thành bình địa.

Thưa quý thính giả, chính quyền Bình Nhưỡng là người theo dõi kỹ về phiên xử này, trước khi phiên tòa diễn ra, báo đài ở Bắc Triều Tiên đã liên tục cho đi những bài bình luận đả kích người dân, chính quyền và cả hệ thống pháp luật Nhật. Lúc 6 giờ chiều chủ nhật ngày 06/10/2013, đài truyền hình Trung ương Triều Tiên đã cho đi một bài bình luận răng đe rằng nếu xử vô tội bọn cực hữu Nhật thì Tokyo sẽ gánh lấy mọi hậu quả không thể nào lường trước được, lúc đó thì đừng đổ tội cho dân tộc Triều Tiên. Có lẽ theo lối suy nghĩ thông thường của người ở xứ Cộng sản độc tài lâu năm nên bài bình luận này cho rằng tất cả toà án ở Nhật đều là công cụ của chính quyền, xử theo ý muốn của thủ lãnh cực hữu là tên Abe, hiện đang nắm chức Thủ tướng.

Thưa quý thính giả, chuyện Bình Nhưỡng hăm dọa Tokyo không mới mẽ gì nên phần đông người Nhật chẳng mấy ai quan tâm huống gì là tòa án Nhật, bấy cứ ai, kể cả Thủ tướng Nhật nếu vi phạm pháp luật đều bị xử có tội chứ không như việc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vi phạm Hiến pháp và pháp luật bị ông Cù Huy Hà Vũ nạp đơn kiện, nhưng tòa án không thụ lý hồ sơ kiện và chính quyền thì bắt ông Vũ bỏ tù với tang chứng hai bao cao sư đã qua sử dụng. Hết biết về luật pháp và cái nhà nước CSVN này rồi, thưa có đúng không.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here