Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn bán phụ nữ, trẻ em

- Quảng Cáo -

Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn bán phụ nữ, trẻ em

buonban phunu tre emHội đồng Nhân quyền Lào LHRC và Trung Tâm Phân tích Chính sách Công CPPA ngày 2/11 đã phổ biến thông cáo bày tỏ quan ngại về vai trò gia tăng của giới chức chính phủ và quân đội dính líu tới tình trạng bắt cóc và sử dụng bạo lực buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, Lào, và Đông Nam Á. Theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ vừa công bố tỷ lệ thiếu nữ và trẻ em dân tộc thiểu số Hmong, Lào, và người Thượng Tây Nguyên bị các quan chức chính quyền và giới chức quân sự tham nhũng tại Việt Nam và Lào bắt cóc, cưỡng ép hôn nhân, và buộc hành nghề mãi dâm lên tới mức báo động.

Chủ tịch Hội đồng LHRC Vaughn Vang kêu gọi mở cuộc điều tra ngay lập tức với sự can thiệp của quốc tế nhằm giúp đỡ các nạn nhân sắc tộc vừa kể ở Lào và Việt Nam. Ông Philip Smith thuộc trung tâm CPPA nói nạn buôn người nhắm trực tiếp vào trẻ em, phụ nữ sắc tộc đặc biệt nghiêm trọng tại các khu vực biên giới của Lào và Việt Nam, bao gồm tỉnh Nghệ An giáp ranh với tỉnh Xiang Khouang của Lào.

Vẫn theo lời ông Smith, nhiều nạn nhân phải chịu đựng cảnh hành hạ tàn nhẫn không thể tả bằng lời, bị cưỡng bức, bị bạo hành hoặc bị buôn bán ra quốc tế.

- Quảng Cáo -

CPPA có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các cuộc nghiên cứu tập trung về chính sách đối ngoại, nhân quyền cùng các vấn đề an ninh quốc gia cho giới hoạch định chính sách quốc gia, quốc tế, và công chúng.
Dù Việt Nam đã ban hành luật phòng chống buôn người, nhưng việc thực thi còn gây nhiều ngờ vực và tranh cãi.

Đây không phải là lần đầu tiên giới hoạt động nhân quyền quốc tế lên tiếng về tình trạng buôn người có sự tiếp tay của giới hữu trách Việt Nam.

Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á CAMSA thời gian gần đây can thiệp cho nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga.

 

Bệnh nhân suýt chết vì bác sĩ truyền nhầm máu

truyenmauSơ suất gây “tai biến sản khoa” suýt làm chết một sản phụ tại bệnh viện Sơn Tây, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Sự việc xảy ra cách nay khoảng 10 ngày, nhưng đến ngày 1 tháng 11, 2013, mới được công bố bằng một chỉ thị khẩn của Bộ Y Tế Cộng sản Việt Nam yêu cầu thuộc cấp phải làm sáng tỏ nội vụ.

Chi tiết nội vụ được công khai hóa sau đó nói rằng, bà Nguyễn Thị Loan được đưa vào bệnh viện đêm 22 tháng 10 chuẩn bị sinh con. Bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt khi đang được phẫu thuật để lấy thai. Các y bác sĩ bệnh viện Sơn Tây đã truyền cho bà này tổng cộng 17 bịch máu, gồm 7 bịch của thân nhân và 10 bịch còn lại từ các bệnh viện bạn.

Bất ngờ, sau nhiều đợt truyền máu, bà Nguyễn Thị Loan rơi vào tình trạng nguy kịch. Bà Loan được chuyển đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, rồi sau đó là bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Các bác sĩ nơi đây khám phá ra rằng, bệnh nhân đã được truyền nhóm máu không đúng, dẫn đến “rối loạn đông máu.”

Chiều ngày 1 tháng 11, bà Loan may mắn thoát khỏi tay tử thần, không còn phải thở máy. Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai cho biết sản phụ đã qua giai đoạn nguy kịch. Theo kết luận của bác sĩ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội ghi trong hồ sơ chuyển đến bệnh viện Bạch Mai, thì bệnh nhân có thể “bị truyền nhầm nhóm máu.”

 

Hà Nội xóa sổ công ty Vinashin một hình thức đổi tên để xù nợ

vinashine_2Tin từ trong nước, website bộ Giao thông Vận tải vừa ra thông cáo báo chí xác nhận việc xóa bỏ tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin, công ty chuyên đóng tàu và được ca ngợi là một trong những công ty hàng đầu của Hà Nội. Dựa theo quyết định của bộ này, Vinashin nay sẽ đổi tên là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tức Shipbuilding Industry Corporation gọi tắt là SBIC sẽ chính thức đi vào hoạt động do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

SBIC được thành lập sẽ là doanh nghiệp thay thế cho tập đoàn Vinashin từng gây nhiều tai tiếng do tham nhũng và ăn chia, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế nhân dân. Như vậy quyết đinh số 3287 của bộ Giao Thông Vận tải đã chính thức xác nhận về việc phá sản của tập đoàn Vinashin qua cách gọi chấm dứt hoạt động. Trên thực tế Vinashin đáng lý đã phải tuyên bố phá sản từ rất lâu. Tuy nhiên đảng cộng sản vì muốn che đậy sự dốt nát trong chính sách điều hành kinh tế nên vẫn sử dụng thây ma của tập đoàn này qua chiêu bài tái cơ cấu Vinashin. Tác giả của việc này không ai khác chính là Nguyễn Tấn Dũng.

Với chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, việc đổi tên Vinashin thành SBIC được coi là thủ đoạn xù nợ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Sau khi Nguyễn Tấn Dũng thoát khỏi việc bị Đảng trừng phạt, những sai phạm nghiêm trọng tại Vinashin cũng đã chính thức được cho chìm xuồng. Nhiều người cho rằng điều chắc chắn là sắp tới hoạt động kinh doanh phế liệu tại Việt Nam sẽ hết sức nhộn nhịp sau khi những chiếc tàu cũ của Vinashin được mang ra bán đồng nát.

 

Cầu Rồng Ðà Nẵng bị nứt, dân chúng xôn xao

caurongDân chúng thành phố Ðà Nẵng đang chấn động vì tin xuất hiện một loạt đường nứt dọc ngang, chi chít ở mố và dầm cầu Rồng. Ðây là chiếc cầu bắc qua sông Hàn, được coi là “biểu tượng” của thành phố Ðà Nẵng, được khánh thành hồi tháng 3, 2012, tổng số tiền đầu tư xây dựng chiếc cầu này lên tới 1,700 tỉ đồng, tương đương 85 triệu đôla.

Cầu Rồng còn được tặng biệt danh là “Ðiểm nhấn du lịch của thành phố Ðà Nẵng.” Sau ngày khánh thành, nhà cầm quyền Ðà Nẵng đã cho đầu rồng phun lửa suốt ba đêm liên tiếp để người dân chiêm ngưỡng chiếc cầu đang ghi danh kỷ lục Guinness là “Con rồng thép dài nhất thế giới.” Theo thông báo của đơn vị xây dựng cầu và đại diện chính quyền thành phố Ðà Nẵng, tuổi thọ của cầu Rồng được xác định là “vĩnh cửu.”

caurong_2

Nhưng trong những ngày gần đây, người dân qua lại phát giác hàng trăm đường nứt lớn, nhỏ xuất hiện dầy đặc trên bề mặt mố cầu nằm về phía Ðông, đường Trần Hưng Ðạo, quận Sơn Trà. Một số nhân chứng nói rằng, có đường nứt dài đến hai mét, bị thấm nước chảy dài trên mặt… Nhiều đường nứt còn được đánh dấu để chờ sửa chữa.

Sáng ngày 30 tháng 10, người dân qua lại cầu trông thấy hai công nhân dùng xi măng trát lại các đường nứt ở mố cầu.

Báo mạng VNExpress dẫn lời ông Nguyễn Hà Nam, phó giám đốc Ban Quản Lý Dự Án cầu Rồng thuộc Sở Giao Thông-Vận Tải Ðà Nẵng xác nhận, những đường nứt nói trên đã sớm xuất hiện chỉ một tháng sau ngày cầu được đưa vào hoạt động.

Ông này cho rằng đó là những đường nứt “cấu tạo vì nhiệt độ, chứ không phải vì kết cấu.” Ông Nam còn viện dẫn rằng, đa số các công trình xây dựng cầu đều không thể không bị nứt, nhất là vì cầu Rồng có nhiều nhịp liên hợp, có khối bê tông và chiều dài lớn nên “khó tránh khỏi bị nứt.”

Ông Nam cam kết rằng đơn vị bảo hành sẽ trát xi măng, không để nước mưa xâm nhập, ăn mòn khối sắt thép ở mố dầu. Dư luận tỏ ra lo ngại khi nghe ông này nói rằng “không thể kết luận khi nào cầu Rồng sẽ không còn nứt.”

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here