Quảng Cáo

Những tiết lộ mới về tranh chấp biển Đông trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào tháng 10 vừa qua

Quảng Cáo

Những tiết lộ mới về tranh chấp biển Đông trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào tháng 10 vừa qua

 Ngày 2 tháng 11 vừa qua, một quan chức ngoại giao cao cấp của Brunei, muốn dấu tên, tiết lộ cho biết trong quá trình soạn thảo bản lên tiếng chung để đọc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN mở rộng tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei vào tháng 10 vừa qua, Trung quốc đã tìm đủ mọi cách yêu cầu Brunei gạch bỏ tất cả những gì liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông trong bản lên tiếng chung đọc tại Hội nghị. Bắc Kinh lập luận rằng Hội nghị này không phải là nơi nói về chuyện biển Đông. Brunei đã trả lời rằng, mặc dù hiện nay chúng tôi đang nắm chức Chủ tịch Hiệp hội ASEAN, nhưng không phải vì thế mà có quyền đơn phương quyết định mọi việc, vấn đề tranh chấp ở biển Đông hiện đang nổi cộm nên cần phải hỏi ý kiến các nước thành viên lẫn những quốc gia được mời tham dự Hội nghị. Khi được hỏi ý kiến thì Philippines, Nhật Bản, Hoa Kỳ là những quốc gia cương quyết nhất trong chủ trương phải đưa vấn đề vấn đề biển Đông vào bản lên tiếng chung và nhất là cần đem chuyện tranh chấp biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị. Singapore tuy không có tranh chấp với Trung quốc ở biển Đông nhưng rất tích cực ủng hộ lập trường của Philippines. Điều đáng nói là Việt Nam, một nước đang có tranh chấp nhìều nhất ở biển Đông với Trung quốc, nhưng ý kiến lập lững, nghĩa là đem vào cũng được mà không cũng chẳng sao vì Việt Nam đang tiến hành đàm phán song phương với Trung quốc để giải quyết vấn đề.

Trong hội nghị, thì Nhật Bản là quốc gia chủ trương phải giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông dựa theo luật pháp quốc tế và luật Biển của Liên Hiệp quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung quốc tỏ vẽ tức giận bảo rằng đây là vấn đề của riêng các nước đang có tranh chấp, những ai không có liên can gì đến thì không được xía vào. Đáp lại, Thủ tướng Nhật, ông Abe, phản luận lại rằng việc tranh chấp ở biển Đông có ảnh hưởng đến sự hòa bình, ổn định thế giới nói chung và cho toàn khu vực Á châu nói riêng, Nhật Bản cũng như tất cả mọì quốc gia đều có quyền lợi lưu thông trên biển Đông nên không thể không lên tiếng, Nhật Bản lên án bất kỳ ai sử dụng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng. Riêng đối với vùng biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thì ông Abe nói thẳng là không bao giờ để cho bất cứ ai xâm phạm và ngõ ý muốn liên đới với ASEAN để bảo vệ sự ổn định ở hai vùng biển này, quyết không để cho tàu bè của Trung quốc xâm phạm lãnh hãi và lãnh đảo của bất cứ một quốc gia nào rồi bảo đó là của mình.

Trước những lập luận đầy sức thuyết phục của Thủ tướng Abe, Ông Lý Khắc Cường chỉ còn cách trấn an mọi người là truyền thống của Trung quốc là không bao giờ chủ trương bá quyền và bành trướng lãnh thổ, cả mấy ngàn năm lịch sử đã chứng minh rằng Trung quốc luôn duy trì mối giao hảo tốt với lân bang, coi trọng sự hòa bình, ổn định ở Á châu là trên tất cả.

Theo các quan sát viên Hội nghị ASEAN hồi tháng 10 vừa qua thì chẳng những tại Brunei, mà trong bất kỳ hội nghị nào Bắc Kinh đều không muốn đem vấn đề tranh chấp ở biển Đông ra bàn vì càng bàn, càng thảo luận thì Trung quốc càng bị chỉ trính về hành động muốn tiến chiếm biển đảo của các quốc gia trong vùng bằng sức mạnh quân sự, phương cách của Bắc Kinh là muốn giải quyết vấn đề bằng đàm phán song phương để dễ bề áp lực đối phương hơn là trong một hội nghị quốc tế. Mặc dù Ngoại trưởng Hoa Kỳ là ông John Kerry có những phát biểu tích cực về chuyện ngăn cản việc Trung quốc ở biển Đông, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã không làm nổi bậc vị thế của Hoa Kỳ tại Hội nghị Thượng đỉnh này. Hàn quốc cũng là một nước thường xuyên bị các tàu của Trung quốc, đặc biệt là tàu đánh cá, xâm phạm lãnh hải nhưng tại hai hội nghị ở Indonesia và Brunei, nữ Tổng thống Phát Cận Huệ không có phát biểu nào đáng kể trong chuyện tranh chấp ở biển Đông đã làm cho nhiều quốc gia thất vọng. Có lẽ bà Phát không muốn tạo không khí gay gắt với Trung quốc vì đang muốn Bắc Kinh giúp giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Chính vì lẽ đó mà người ta thấy vị thế của Nhật như là một quốc gia đứng sau lưng các nước có tranh chấp biển đảo với Trung quốc, những lời phát biểu của ông Abe đã được 7 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á tán thành. Theo lịch trình luân phiên làm Chủ tịch ASEAN thì năm tới 2014, sẽ là Miến Điện, một quốc gia đang đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước nên Bắc Kinh khó mà áp lực được như trước đây nữa.

 

Bhutan muốn thiết lập ban giao với Nhật Bản hơn là Trung Quốc

Chỉ vì muốn thiết lập ban giao với Trung quốc mà đảng cầm quyền ở Bhutan là Druk Phuensum Tsogpa (Hòa Bình & Thịnh Vượng) đã thua đậm trong cuộc bầu cử Quốc hội vào trung tuần tháng 7 năm nay để nhường chính quyền lại cho đảng Dân Chủ Nhân Dân dưới sự lãnh đạo của ông Tshering Tobgay.

Trong một phiên họp Quốc hội Bhutan vào đầu tháng 11 vừa qua, các dân biểu thuộc đảng đối lập đã chất vấn tân Thủ tướng Tshering Tobgay là có xúc tiến chuyện thiết lập ban giao với Trung quốc hay không ? Thủ tướng Tobgay thẳng thắng trả lời rằng Trung quốc là một nước lớn nằm bên cạnh nên chuyện phát triển hữu nghị với quốc gia này là điều cần thiết, nhưng việc thiết lập ban giao thì thong thả tính sau vì giũa hai nước có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước.

Giữa Bhutan và Trung quốc có những vấn đề gì ? Tham vọng chính của anh chàng khổng lồ Trung quốc là muốn xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia nằm bên cạnh, Vương quốc Bhutan không phải là một ngoại lệ. Để ăn cướp tài nguyên của Bhutan, năm 2000 Trung quốc đã tự xây một con đường ăn sâu vào lãnh thổ của quốc gia này, trong khi làm đường, lính Trung quốc được lịnh vượt biên giới vào sâu trong lãnh thổ Bhutan để bảo vệ cho phu làm đường. Vương quốc Bhutan đã quyết liệt tố cáo hành động xâm lược này với sự hậu thuẩn của Ấn Độ, nhưng Trung quốc vẫn coi như không. Sau khi làm xong con đường, lính Trung quốc mới rút lui về đồn trú ở cuối con đường, như vậy coi như đã xâm chiếm gần 20% lãnh thổ của Bhutan. Ngoài ra Bhutan là một quốc gia theo đạo Phật Tây Tạng đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh ngưng ngay việc đàn áp Phật giáo và người dân Tây Tạng nhưng không có hiệu quả.

Nhờ vào quyền tự do phát biểu ý kiến và tự do báo chí nên người dân Bhutan biết rõ những chuyện đất nước đang bị Trung quốc xâm lược, biết luôn cả chuyện Miến Điện đang tìm cách thoát khỏi sự kềm kẹp của chính quyền Bắc Kinh nên không mấy ai muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung quốc bởi vậy trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa rồi họ đã không ủng hộ cho đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng.

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Bhutan lúc đó là ông Jigme Thinley khi tham dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil) đã có một cuộc hội đàm tay đôi vớiThủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung quốc, ông Bảo đã đưa ra 5 nguyên tắc sống chung hòa bình để thúc đẩy việc chóng thiết lập ban giao hầu sớm phân định biên giời giữa hai nước. Sau cuộc hội đàm này, Trung quốc liên tiếp gởi nhiều phái đoàn cấp cao sang Bhutan hứa hẹn viện trợ kinh tế và trao đổi mậu dịch. Bắc Kinh còn ‘’ưu ái’’ tặng Bhutan một tượng Phật cao 50 mét có dát vàng dựng ngay tại thủ đô Thimphu. Vì không muốn chết bởi Trung quốc nên người dân Bhutan, đặc biệt là các đảng đối lập cũng như truyền thông nước này đã lên tiếng chỉ trích việc rục rịch lập ban giao với Trung quốc của Thủ tướng Thinley. Ông Thủ tướng này lập tức lên tiếng giải thích đó chỉ là những bước thăm dò chứ đâu phải quyết định đâu, thế nhưng người dân không tin và đã không dồn phiếu cho đảng Hòa Bình & Thịnh Vượng trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa rồi.

Chuyện tân Thủ tướng Bhutan chưa muốn ban giao với Trung quốc vội chẳng làm ai ngạc nhiên, nhưng sau đó ông lại muốn thiết lập ban giao với Nhật Bản đã làm cho nhiều người ngạc nhiên và shock nhất là những ngưòi lãnh đạo Trung quốc. Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho nhật báo Sankei, ông Tobgay đã nói rằng chúng tôi muốn nhanh chóng tiến hành việc lập tòa đại sứ giữa hai bên theo lời đề nghị của chính phủ Nhật. Không phải chỉ có chính phủ đảng Dân Chủ Nhân Dân mà đa số người dân Bhutan đều muốn đẩy mạnh quan hệ tốt với Nhật Bản. Chúng tôi kỳ vọng vào sự hiệp tác của Nhật Bản trong các lãnh vực nông nghiệp, giáo dục, xây dựng hạ tầng cơ sở… để Bhutan có thể phát triển đất nước theo chiều hướng tốt đẹp. Tôi rất thú vị chuẩn bị sang thăm viếng Nhật Bản trong một ngày gần đây.

Phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga khi được các ký giả hỏi cảm nghĩ về những lời tuyên bố của tân Thủ tướng Tobgay thì trả lời rằng Nhật Bản chủ trương thiết lập ban giao với mọi quốc gia đặt trên sự tôn trọng và quyền lợi của đôi bên. Chúng ta nên biết Bhutan là một quốc gia coi trọng về chỉ số Hạnh phúc của người dân (GNH) hơn là chỉ số phát triển kinh tế (GDP)nên khi hợp tácvới Bhutan về lãnh vực kinh tế thì phải biết đâu là giới hạn không được đi quá có thể làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho đời sống người dân Bhutan.

Theo các bình luận gia về tình hình thế giới thì nếu Bhutan tuyên bố muốn ban giao với một quốc gia nào đó thì lãnh đạo Bắc Kinh không shock bằng ban giao với Nhật Bản, một nước đang có nhiều vấn đề nổi cộm với Trung quốc. Và tân Thủ tướng Tobgay khi phát biểu như thế coi như không muốn ban giao với Trung quốc ít ra trong thời gian ông ta còn tại chức.

Thưa quý thính giả Miến Điện, Bhutan đều là những nước nằm sát Trung quốc như Việt Nam, nhưng tại sao chính phủ của hai quốc gia này dám nói Không với Bắc Kinh, trong khi chính quyền CSVN thì cứ ôm lấy 4 Tốt và 16 Chữ Vàng để cho đất nước mất dần vào tay Trung quốc. Đây là hành động khôn khéo để yên thân hay tội bán nước cầu vinh.

 

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux