Việt Nam tụt lùi về tự do tôn giáo

- Quảng Cáo -

Việt Nam tụt lùi về tự do tôn giáo

tongiaovnNgày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ đã có một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới do dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey chủ trì.

Trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.

Theo dân biểu Christ Smith thì nhà cầm quyền CS Việt Nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn.

- Quảng Cáo -

Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.Việt Nam tụt lùi về tự do tôn giáo

Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ đã có một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới do dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey chủ trì.

Trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.

Theo dân biểu Christ Smith thì nhà cầm quyền CS Việt Nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn.

Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.

16 NGO quốc tế đòi thả Ls. Lê Quốc đang tuyệt thực trong lao tù

lqquanMột liên minh của các tổ chức NGO quốc tế, bao gồm luôn cả Front Line Defenders, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ quyết định của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc và thả luật sư nhân quyền và blogger Việt Nam Lê Quốc Quân ngay lập tức. Các tổ chức kết luận là việc kết án và giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và vi phạm các quyền hạn được quốc tế công nhận về tự do, được gặp luật sư sớm và được xét xử bình đẳng. Ủy Ban phán rằng “Mục tiêu thật sự của việc giam giữ và buộc tội có thể là để trừng phạt ông về việc thực thi quyền [tự do ngôn luận] và răn đe những người khác làm tương tự.”

Bản thông cáo báo chí được liên minh các NGO phổ biến ngày 13 tháng 2, 2014 với

các NGO bao gồm: Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship, Lawyers’ Rights Watch Canada, the National Endowment for Democracy, the World Movement for Democracy, the Electronic Frontier Foundation and PEN International.

Ngoài ra hôm 14/02 luật sư Hà Huy Sơn, một trong những Ls tham gia bào chữa cho Ls Lê Quốc Quân, cho biết ông đã vào trại giam số 01 thuộc Công an Tp.Hà Nội để gặp Ls Quân, chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm vào ngày 18.02, tại Hà Nội. Nhưng sau 2 tiếng làm thủ tục và chờ gặp, thì cán bộ trại giam nói là, Ls Quân không ra gặp mà hẹn gặp ông tại phiên tòa. Trước sự kiện này luật sư Hà Huy Sơn đã bày tỏ sự lo ngại về sức khỏe của Luật sư Quân có được đảm bảo cho tới phiên tòa hay không ?

Riêng ông Lê Quốc Quyết cho biết, “ông rất lo lắng vì anh Quân rất khao khát được gặp luật sư, bởi vì phiên tòa phúc thẩm sắp diễn ra. Có mấy lần [gia đình đi thăm nuôi anh Quân], thì anh Quân bày tỏ muốn được gặp luật sư, để bàn thảo về bài bào chữa cho phiên phúc thẩm sắp tới. Vì vậy, không có lý do gì mà anh Quân lại từ chối gặp luật sư vào lúc này. Thứ nữa, anh Quân đã tuyệt thực từ hôm 2/02 nay là đã gần 15 ngày rồi, bên cạnh đó thời tiết ở Hà Nội hiện nay rất lạnh, không biết anh có đảm bảo sức khỏe để gặp luật sư hay không, nhưng cán bộ trại giam không trả lời rõ ràng về vấn đề này, nên chính bản thân Ls Sơn cũng cảm thấy, anh Quân không gặp luật sư liên quan đến lý do sức khỏe, chứ không có lý do gì mà không gặp luật sư.”

Cần nói thêm trước sự tuyệt thực để đòi công lý của Luật sư Lê Quốc Quân trong những ngày qua đã có những người bạn cùng đồng hành tuyệt thực với luật sư Quân như anh Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Xuân Anh…

Được biết giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và cũng là tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn sẽ tổ chức lễ cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân vào chiều chủ nhật 16/02/2014.

Bất ổn xã hội nguy hiểm hơn bất ổn kinh tế

VIETNAM-DEVELOPMENT-LANDS-PROTESTTrong một bài viết gần đây, ông Vũ Thành Tự Anh giám đốc nghiên cứu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) – một hình thức viện trợ thông qua liên kết đào tạo giữa Ðại Học Harvard và Ðại Học Kinh Tế ở Sài Gòn nhận định, năm vừa qua là năm thứ 5 mà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Dẫu lạm phát không còn ám ảnh thường trực như giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế Việt Nam vừa tăng trưởng chậm, vừa tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt. Sự suy kiệt thể hiện qua việc mỗi tháng, có trung bình khoảng 5,000 doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động. Cũng trong năm ngoái, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự hồi phục ngày càng trở nên xa vời.

Theo ông Vũ Thành Tự Anh, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Việt Nam trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, có thể chính quyền Việt Nam không đánh giá hết hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã trở thành đặc biệt nhức nhối trong vài năm gần đây. Các biểu hiện đó mỗi ngày một nhiều và càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng, chỉ cần nhìn vào những ngành, những lĩnh vực vốn vẫn được xem là có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ “lương tâm của xã hội” như: thầy giáo, thầy thuốc, tôn giáo, tâm linh, tòa án, công an, báo chí thì cũng có thể thấy rõ tình trạng đó.

Trong khi một số cá nhân vội vàng quy kết những vấn nạn xã hội tại Việt Nam cho kinh tế thị trường thì ông Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh, nếu suy xét kỹ, chúng ta sẽ thấy sự quy kết này là thiếu cơ sở. Ông Vũ Thành Tự Anh dẫn ý kiến của Giáo Sư Douglass North, người được giải Nobel Kinh Tế 1993, cho rằng, các vấn nạn xã hội bắt nguồn từ hệ thống thể chế (bao gồm hệ thống các quy tắc thành văn như Hiến Pháp, luật và các văn bản dưới luật, các quy tắc bất thành văn như: phong tục, tập quán và các cơ chế cưỡng chế thi hành các quy tắc này). Nói cách khác, “thể chế nào con người ấy và con người nào thể chế ấy,” cũng vì vậy thể chế yếu kém là nguyên nhân của những vấn nạn xã hội và kinh tế hiện nay.

Ông Vũ Thành Tự Anh lấy làm tiếc là đến nay, Việt Nam gần như không quan tâm đến việc điều tra, nghiên cứu xã hội nghiêm túc để có thể chỉ ra ngọn nguồn của những vấn đề xã hội nổi cộm cùng những hệ lụy của chúng. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi Việt Nam có xu hướng chú tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt là các vấn đề có tính tình thế, kỹ thuật, thậm chí không thực chất.

Giám đốc nghiên cứu của FETP khuyến cáo, lịch sử cho thấy, khi kinh tế đi xuống, có thể chỉ cần vài năm để hồi phục, song một khi niềm tin bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì vài thập kỷ cũng chưa biết có đủ để khôi phục hay không, mà đó lại chính là những nền tảng để một xã hội có thể phát triển. Muốn giảm thiểu chi phí xã hội trong quá trình phát triển ở Việt Nam, các vấn đề xã hội phải được đặt vào đúng vị trí của chúng trong chương trình nghị sự, trong chương trình nghiên cứu của các trường và viện nghiên cứu và trong sự quan tâm của xã hội.

 

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế quan ngại về tình trạng sức  khỏe ông Đinh Đăng Định

dinhdangdinhĐài Quan sát Bảo vệ các Nhà hoạt động Nhân quyền, chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT), cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, hôm 14/2 ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng nguy kịch của tù nhân chính trị, nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định đang bị ung thư dạ dày vào giai đoạn cuối.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cực lực lên án chiến dịch đàn áp nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền kể cả các blogger mà Việt Nam đã phát động trong mấy năm gần đây.

Họ kêu gọi Hà Nội tuân thủ các nghị quyết được Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua hồi tháng 6 năm 2012 và tháng 3 năm 2013 về quyền tự do biểu đạt quan điểm trên mạng và nghĩa vụ bảo vệ các nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền.

Ngoài ra, Việt Nam trong tư cách tân thành viên Liên hiệp quốc phải phóng thích lập tức và vô điều kiện ông Định cũng như bảo đảm rằng tất cả các nhà đấu tranh cho nhân quyền có thể hoạt động mà không phải lo sợ bị đàn áp hay sách nhiễu, theo đúng tinh thần Tuyên ngôn Liên hiệp quốc về Các nhà Bảo vệ Nhân quyền và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Xin nhắc lại, Ông Đinh Đăng Định sinh năm 1963 bị bắt hồi tháng 10 năm 2011 và bị kết án vào tháng 8 năm 2012. Ông đang thọ án 6 năm tù về tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự vì các hoạt động cổ xúy đa nguyên-đa đảng, chỉ trích nạn tham nhũng của quan chức nhà nước, và phản đối dự án khai thác bauxite ở Đắk Nông mà Trung Quốc trúng thầu.

Ông Đinh Đăng Định lâm bệnh ung thư chẳng bao lâu sau khi bị bắt giam nhưng không được tiếp cận với chăm sóc y tế cho đến khi nhập viện vì tình trạng lâm nặng vào cuối năm ngoái.

Gia đình ông Định cho biết sự sống của ông đang được tính từng giờ và họ đã xin nhà nước Việt Nam phóng thích ông để ông có thể nhắm mắt ra đi trong vòng tay của gia đình. Tuy nhiên, thỉnh cầu này chưa được Hà Nội hồi đáp. Kể từ khi được đưa vào bệnh viện 30/4 của Bộ Công an ở TPHCM hồi tháng trước tới nay, ông Định hàng ngày vẫn bị đặt dưới sự canh gác nghiêm ngặt của lực lượng an ninh cùng các máy camera 24/24 trong phòng bệnh.

Tháng 12/2013 đại sứ các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và 24 nước khác đã gửi thư cho giới lãnh đạo Việt Nam yêu cầu phóng thích ông.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here