Dư luận trong và ngoài nước quan tâm về phiên xử blogger Trương Duy Nhất

- Quảng Cáo -

TDNhat_2Trong thông cáo báo chí ra ngày 3/03 tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đã kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho blogger Trương Duy Nhất, thay vì để diễn ra phiên xử sơ thẩm vào ngày 4/3 tại Đà Nẵng, với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ’ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams, nhận định “Vụ xử Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực vô ích của chính phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger ngày càng sôi động ở trong nước”.

Theo HRW, kể từ khi ông Nhất và một số blogger khác bị bắt trong một đợt năm 2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam và một số tổ chức mới thành lập đã vận động chống lại việc sử dụng Điều 258 Bộ Luật Hình sự để hình sự hóa quyền tự do biểu đạt ý kiến.

Tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.

- Quảng Cáo -

Thông cáo của HRW viết: “Nếu ông Trương Duy Nhất không được tự do thì các nhà tài trợ cho Việt Nam cũng như các đối tác phát triển cần phải cho nhà cầm quyền Việt Nam thấy rằng họ không thể tiếp tục bỏ tù người dân mà không bị hậu quả gì như vậy”.

Bên cạnh đó các blogger, các nhà báo tại Việt Nam đều nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã cố tình kết tội blogger Trương Duy Nhất, làm ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của người khác là không đúng. Vì điều 258 là một điều luật hết sức mơ hồ. Nó không có ý nghĩa gì về mặt pháp luật theo những giá trị phổ quát của các nước.

Đặc biệt trong một kiến nghị luật sư Trần Vũ Hải yêu cầu triệu tập những người bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Trương Duy Nhất và những người thực hiện giám định đến phiên tòa sơ thẩm, đảm bảo xét xử đúng Hiến pháp và luật định.

Riêng luật sư Nguyễn Văn Đài thì các quyền tự do, dân chủ mà ông Trương Duy Nhất sử dụng là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các quyền này được qui định tại điều 69 Hiến pháp 1992 và tại điều 25 của Hiến pháp 2013. Bởi vậy, đây là các quyền hiến định của công dân. Công dân Việt Nam có quyền sử dụng các quyền để bày tỏ sự tin tưởng, quan điểm ủng hộ các chính sách, đường lối của Đảng Cộng sản, Chính phủ nếu họ cho là đúng và phù hợp.

Khi các công dân sử dụng các quyền hiến định của mình để bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối một cách công khai thì không thể bị gọi là “lợi dụng” như trong điều 258 của bộ luật Hình sự đã qui định.

 

Con buôn Trung Quốc tự do lừa nông dân Việt Nam

TQ lua nongdanTin từ báo chí trong nước thì vụ mới đây nhất bắt đầu hôm 10/2 thương lái Trung Quốc tung tin thu mua mầm thảo quả với giá gần 50,000 đồng/kg, trong khi giá bán cao nhất vào dịp giáp Tết chỉ từ 16,000 đến 18,000 đồng/kg ở khu vực các xã giáp biên giới tỉnh Hà Giang như Tùng Vài, Tà Ván, Cao Mã… mà họ đang ồ ạt thu mua với giá cao bất bình thường.

Nguồn tin cho biết tỉnh Hà Giang và nhiều địa phương biên giới phía Bắc, thảo quả là “cây xóa đói giảm nghèo” vì có giá trị kinh tế cao. Mùa vụ năm 2013, giá mua thảo quả tại Hà Giang phổ biến 29,000 đồng/kg, nếu chăm sóc tốt, năng suất thảo quả có khả năng đạt khoảng 2.5 tấn/ha.

Thảo quả là loại cây trồng lâu năm, để thu gom 1 kg mầm tương đương với khoảng 20 cây bị chặt mất mầm, sẽ làm giảm khả năng đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển thậm chí có thể tàn lụi và chết đi.

Thảo quả vừa có giá trị dinh dưỡng và cũng được dùng phổ biến trong đông y. Trong cách gọi thông thường, thảo quả còn được gọi là đò ho hay tò ho, có tên khoa học là “Amomum Aromaticum Roxb,” trồng nhiều ở các khu vực đất đồi các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

Trong điều kiện bình thường, người trồng thảo quả vẫn tỉa mầm ở những diện tích có mật độ ra mầm lớn mang bán để chế biến thành các món ăn. Tuy nhiên, nếu chủ vườn lại chặt mầm ồ ạt thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.

Những năm gần đây, có những cá nhân hoặc nhóm con buôn Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đủ thứ rất quái đản với số lượng lớn. Người nông dân nghèo ở Việt Nam dễ mắc bẫy vì thấy số tiền được đem nhử quá lớn đối với họ cho những việc rất dễ dàng.

Móng chân trâu bò, đỉa, lá điều khô, lá sắn, lá khoai lang, ốc bươu vàng, mèo, rễ tiêu, cây huyết đằng, đậu bắp xanh, lá ớt v.v…Hầu hết những thứ này đều được thương lái Trung Quốc thu mua từng đợt và làm giá đợt sau cao hơn đợt trước, có khi gấp đôi gấp ba, để kích thích lòng tham của những người nông dân Việt Nam nghèo khổ và kém hiểu biết.

Nhưng sau một thời gian, khi tới một mức cao “ngất ngưởng” nào đó, những người đại lý thu gom các loại hàng độc bất thường nói trên là những người “ôm đầu máu” vì không thấy kẻ đặt hàng đâu hết. Hàng thu gom chất đầy nhà đầy kho trở thành vô giá trị vì những thương lái Trung Quốc hào phóng biến mất hoàn toàn. Người ta không biết rằng chính những tên đó đã qua một số trung gian, bán những lô hàng độc đó cho người thu mua với giá cao, kiếm được tiền lời.

Theo một bài viết trên tờ Pháp Luật TP hôm Chủ Nhật “thông tin từ các cơ quan hải quan cửa khẩu đưa ra thì số lượng thực tế các loại nông sản ‘dị biệt’ mà thương lái Trung Quốc thu mua không hề được xuất qua biên giới. Chỉ có rất ít các mặt hàng như rễ sim, cây ngâu…được xuất sang nhưng nếu so với số lượng mà thương lái Trung Quốc thu mua thì chênh lệch lớn”.

Một số chuyên gia trong nước đã nhiều lần cảnh cáo trên mặt một số báo về thủ đoạn lừa gạt của những con buôn, thật sự là những thương lái Trung Quốc rất giỏi thủ đoạn. Không những họ làm cho một số nông dân mất nghiệp mà trong nhiều trường hợp, gây hại cho cả nền kinh tế và tàn hại môi trường.

Dù vậy, trò lường gạt với bài bản chuyên nghiệp rất giống nhau này tái diễn rất thường, nếu không ở địa phương này thì lại ở địa phương khác mà không hề thấy chính quyền từ trung ương tới địa phương có các biện pháp đối phó hầu bảo vệ người dân và cả nền kinh tế.

 

Hồng Kông biểu tình phản đối việc hành hung ký giả

lưu tiến đồ-cứu cấpHơn 10 ngàn người dân Hồng Kông đã kéo nhau xuống đường vào ngày Chủ Nhật vừa qua 2/3/2014 để biểu tình phản đối vụ các phần tử côn đồ dùng dao tấn công, chém vào chân và người ông Lưu Tiến Đồ là một cựu chủ biên tập của tờ nhật báo lớn ở Hồng Kông là tờ Minh Báo mà ông Lưu đã làm chủ biên cho đến cuối Tháng 1 vừa qua.

Rất may các vết thương không trầm trọng và không nguy đến tính mạng và ông Lưu đã được ra khỏi phòng cấp cứu vào ngày Thứ Bảy vừa qua tuy rằng sẽ cần một thời gian dài để hồi phục.

Được biết là trong thời gian làm chủ biên, tờ Minh Báo của ông Lưu đã có những bài viết có tính cách “nhạy cảm” dẫn đến việc ông Lưu bị loại và thay thế bằng một chủ biên khác.

Sau việc ông Lưu bị tấn công, nhiều nhóm đã phát động các cuộc vận động lấy chữ ký để gây áp lực đối với ngành cảnh sát và hành pháp để bảo vệ các ký giả.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here