Hồng Kông Biểu Tình Đòi Bắc Kinh Phải Tôn Trọng Quyền Báo Chí

- Quảng Cáo -

HongKongNăm 1997, khi nhận lại nhượng địa Hồng Kông từ chính phủ Anh quốc, chính quyền Cộng sản Trung quốc đã long trọng tuyên hứa với người dân Hồng Kông và cả thế giới sẽ áp dụng chính sách “Một quốc gia hai chế độ’’. Nghĩa là vẫn để cho người dân Hồng Kông được quyền tự trị ngoại trừ hai vấn đề Quốc phòng và Ngoại giao. Một vài năm đầu, chính quyền Bắc Kinh đã giữ đúng theo như những gì đã hứa, nhưng sau đó từ từ siết lại khiến cho người dân Hồng Kông, đặc biệt là giới truyền thông hết sức bất mãn.

Theo những nhà hoạt động xã hội cũng như các bình luận gia chính trị ở Hồng Kông thì việc chính quyền Bắc Kinh áp dụng chính sách một quốc gia hai chế độ là để chiêu dụ người dân Đài Loan thống nhất đất nước đặt dưới quyền cai trị của đảng Cộng sản Trung quốc chứ không phải Bắc Kinh xem trọng quyền tự do căn bản của con người để phát triển đất nước, hãy nhìn xem người dân ở Hoa lục bị áp bức như thế nào là rõ. Bản chất của Cộng sản là độc tài cai trị bằng bạo lực.

Vì ngày càng bị chính quyền Bắc Kinh bức hiếp quyền tự do truyền thông bằng các nghị định nên vào ngày 23 tháng 2 vừa qua, Hiệp hội Ký giả Hồng Kông đã tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính quyền Bắc Kinh ra tay bóp chết quyền tự do ngôn luận với sự tham dự của hơn 6 ngàn người. Nội dung các biểu ngữ hay khẩu hiệu trong cuộc biểu tình này là Phản đối chính quyền Bắc Kinh bóp chếp tự do ngôn luận, Cương quyết không lùi bước trước việc Bắc Kinh siết chặt truyền thông.

Nhiều ký giả Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình này nói với các hãng thông tấn nước ngoài rằng trong những năm gần đây việc lên tiếng những chính sách sai lầm của chính quyền Cộng sản trên báo đài ở Hồng Kông ít đi vì bị chính quyền Bắc Kinh siết chặt bằng nhiều cách từ việc cấm bán báo sang Hoa lục, dùng tường lửa chận các thông tin điện tử chỉ lên cái sai trái của chế độ Cộng sản Trung quốc, ngoài ra Bắc Kinh còn áp lực thay đổi Tổng biên tập các báo đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Hồng Kông.

- Quảng Cáo -

Theo Hiệp hội Ký giả Hồng Kông thì hiện nay chính quyền Bắc Kinh nuôi một đội ngũ 2 triệu công an mạng để duy trì tường lửa, kiểm soát các thông tin trên mạng Internet, trang mạng nhật ký, Face book… và sẳn sàng tấn công bất kỳ một trang mạng nào nếu được chỉ thị của cấp trên. Số lượng người sử dụng Internet ở Hoa kục là 500 triệu người, tính ra mỗi công an mạng kiểm soát 250 người. Những công an mạng này được tuyển từ quân đội, các Bộ, các Nghành rồi được huấn luyện chuyên môn thêm một thời gian. Nếu tốt nghiệp sẽ được cấp bằng chứng nhận là Chuyên gia phân tích dư luận trên Internet với lương hàng tháng khoảng 6 ngàn đồng nhân dân tệ, nghĩa là lương được tăng gấp đôi so với trước đây.

Năm 2013, Hiệp hội Ký giả Hồng Kông đã thăm dò ý kiến của các nhà làm truyền thông ở đặc khu kinh tế này bằng một câu hỏi như sau: Quý vị có bị áp lực từ chính quyền Trung ương Bắc Kinh hay không ?

40% trả lời là có, trong số đó khoảng 15% nói rằng không những bị áp lực mà còn bị hăm dọa nữa.

Theo các nhà báo lão thành tại Hồng Kông thì ngoài việc lo sợ người dân Hoa lục đọc báo Hồng Kông để biết sự thật, chính quyền Bắc Kinh còn bấn loạn lên bởi những tài liệu tố cáo tham nhũng do chính nội bộ đảng Cộng sản Trung quốc bí mật gởi cho báo đài Hồng Kông nhiều hơn là gởi cho các hãng thông tấn nước ngoài. Lý do dễ hiểu vì Hồng Kông cũng sử dụng được tiếng Quan Thoại. Nhiều tài liệu bí mật về tài sản kếch sù của lãnh đạo Trung quốc như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình…đều được gởi đến cho một số hãng truyền thông Hồng Kông. Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc không sợ bị tố cáo đàn áp nhân quyền bằng những bài viết tố cáo về tài sản bất chính của họ. Đây mới là lý do chính khiến lãnh đạo Bắc Kinh muốn khống chế truyền thông Hồng Kông.

Khi báo đài Hồng Kông loan tải những tin tức như thế sẽ làm cho người dân Hoa lục bất mãn thêm về chế độ độc tài Cộng sản và đương nhiên các nước như Hoa Kỳ, EU sẽ điều tra về chuyện rửa tiền của lãnh đạo Trung quốc. Số tài sản của những lãnh đạo Trung quốc gởi ở các ngân hàng nước ngoài mà truyền thông Hồng Kông đã loan tải chưa chính xác, thực tế thì còn nhiều hơn nữa, nhưng cho đến nay chưa có quốc gia nào cho rằng truyền thông Hồng Kông tung tin thất thiệt, ngoại trừ nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chắc chắn sau khi chế độ Cộng sản Hoa lục bị sụp đổ thì số tài sản kếch sù đó sẽ được giao lại cho người dân Trung quốc.

 

Hoa Kỳ Cắt Giảm Ngân Sách Quốc Phòng Mà Không Ảnh Hưởng Đến Chuyện Xoay Trục Sang Á Châu ? 

hoakyDo gặp khó khăn về tài chánh nên vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, chính phủ Hoa Kỳ công bố cho hay ngân sách quốc phòng vào năm 2015 sẽ giảm xuống còn 496 tỷ mỹ kim, nghĩa là bị cắt giảm 30 tỷ mỹ kim so với năm 2014. Chuyện thấy rõ trước mắt là vào năm 2015 quân số lục quân của Hoa Kỳ sẽ từ 52 vạn giảm xuống còn 44 hoặc 45 vạn, 11 hàng không mẫu hạm sẽ rút xuống còn 10.

Chắc là để trấn an các đồng minh của mình ở Á châu nên Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là ông Chuck Hagel họp báo nói rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì khả năng di động quân đội thật nhanh nhẹ như trước đây để đáp ứng nhu cầu tác chiến ở khu vưc Á châu- Thái Bình Dương nếu chiến sự xảy ra. Chúng tôi nhắm đến khả năng chiến đấu có hiệu quả cao hơn là quân số đông, cải tiến về phẩm hơn là lượng đối với các trang bị chiến khí. Ông Hagel còn nói thêm là lực lượng đặc biệt chống khủng bố rất tinh nhuệ của Hoa Kỳ được tăng thêm quân số từ 66 ngàn lên thành 69.700 người; chiến tranh Iraq đã kết thúc, Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi A Phú Hãn (Afghanistan) thì việc cắt giảm kinh phí quốc phòng là hợp lý, không ảnh hưởng gì đến chiến lược xoay trục sang Á châu-Thái bình dương cả.

Theo các chuyên gia quân sự Nhật Bản thì trong 20 năm liên tiếp từ 1993 đến 2013, mỗi năm kinh phí quốc phòng của Trung quốc tăng 10%, đây là số liệu đã được Bắc Kinh công bố chứ con số thực tế có thể cao hơn, cộng thêm với kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã và đang đe dọa sự ổn định của khu vực Á châu-Thái bình dương. Đối lại Hoa Kỳ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng của mình thì dù giải thích cách nào đi chăng nữa cũng làm cho đồng minh của Hoa Kỳ ở Á châu không còn tin tưởng như trước đây nữa về khả năng can thiệp có hiệu quả khi hữu sự. Các chuyên gia này còn phân tích thêm rằng sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã không áp dụng chiến lược cơ bản về quốc phòng mà tham dự vào hai cuộc chiến lớn ở Iraq và Afghanistan khiến quân đội của họ thấm mệt nên vai trò “Cảnh sát quốc tế’’ của Hoa Kỳ kém hiệu quả hơn trước là chuyện dễ hiểu. Các nhà bình luận này cũng nói rằng đã đến lúc các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở Á châu, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn quốc phải chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ chứ không thể giao phó trách nhiệm bảo vệ hòa bình ở Á châu cho Hoa Kỳ như trước đây nữa trước một Trung quốc ngày càng hung hãn.

Một sự mâu thuẩn của người dân Nhật là vừa muốn quân đội Hoa Kỳ duy trì sức mạnh quân sự ở Á châu- Thái Bình Dương để ngăn chận việc Trung quốc xâm lược quần đảo Senkaku của mình và bành trướng sức mạnh ở biển Đông, nhưng lại phản đối các căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Okinawa. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, kiêm phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga trong cuộc họp báo vào ngày 25 vừa qua, khi được hỏi là việc ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với Nhật Bản?, đã  trả lời rằng lẽ đương nhiên là có, nhưng tình hình hiện nay chúng tôi không đòi hỏi Hoa Kỳ thêm nữa. Về phía Hàn quốc thì đương kim Tổng thống Phát Cận Huệ tuy vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, nhưng lại tiếp cận với Trung quốc để yêu cầu kềm chế Bắc Triều Tiên không cho Bình Nhưỡng nổi khùng làm bậy.

Với sức mạnh phòng thủ của Nhật Bản như hiện nay thì Trung quốc khó mà xâm chiếm được quần đảo Senkaku, nhưng người ta sợ nhất là Bắc Kinh làm chủ tình hình ở biển Đông mà chính quyền CSVN chỉ phản đối lấy lệ. Đó là nhận xét của nhiều quan sát viên tình hình Á châu-Thái bình dương.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here