Giáo sư, tiến sĩ Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á

- Quảng Cáo -

Giáo sư, tiến sĩ Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á

gs ts vnTheo thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN), cả nước VN có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

Phó Giáo sư-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới”. Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Còn theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục –Đào Tạo, tính đến năm 2013, VN có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

Câu hỏi đặt ra là 15.000 tiến sĩ còn lại đang làm việc ở những đâu ? Chắc chắn trong số này không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Mà cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

- Quảng Cáo -

Người ta còn nhớ vụ ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, không biết tiếng Anh, nhưng ông nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

Ông “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả “đình đám” nhất mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ là vụ Vinalines.

Hơn 13 ngàn công ty ở Việt Nam ngừng hoạt động

congtyngunghoatdongTừ đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam có thêm gần 11,000 doanh nghiệp lớn, nhỏ bố cáo thành lập, với tổng số vốn ghi danh khoảng 63,000 tỉ đồng, tương đương 3.15 tỉ đô la. Tỉ lệ tăng số doanh nghiệp được thành lập mới là 13% so với 2 tháng đầu năm 2013. Ðây là những con số được công bố từ phúc trình của Cục Ðăng Ký Kinh Doanh thuộc Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo phúc trình trên, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lên đến 13,100, tăng 12.2% so với cùng giai đoạn của năm vừa qua.

Như vậy, có đến 13,100 công ty ngừng hoạt động, nhiều hơn số được thành lập mới, bao gồm 1,900 công ty bị giải thể và trên 11,200 công ty tuyên bố ngừng hoạt động trong cùng giai đoạn.

Theo nhận định của một số chuyên viên kinh tế ở Việt Nam thì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở trong nước giảm mạnh trong vòng hai tháng qua. Yếu tố này ảnh hưởng đến sức sản xuất kinh doanh, buộc các công ty nhà máy ngừng hoạt động để tránh lỗ.

Tuy nhiên, có dư luận cho rằng, các ngành sản xuất ở Việt Nam chết vì không chống nổi sức cạnh tranh của nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong vòng ba năm trở lại đây, người ta thấy xuất hiện hiện tượng tư thương Trung Quốc lùng sục tận các vùng cảng biển, đồng ruộng Việt Nam để thu mua hải sản, nông sản. Từ ba năm trước, ngành chế biến thủy-hải sản xuất cảng ở Long An đã lên tiếng báo động về tình trạng thu mua từng con tôm, tép, cua, mực… của người Trung Quốc, diễn ra tại nhiều vùng biển Việt Nam.

Kết quả sau đó cho thấy, khoảng 50% công ty, hãng xưởng ngành chế biến thủy-hải sản xuất cảng ở Long An “dẹp tiệm” vì “đói” nguyên liệu.

Mặt khác, việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ mạt thu hút người tiêu thụ Việt Nam, cũng là nguyên nhân giết chết các ngành sản xuất nội địa. Không có đơn đặt hàng, hàng làm ra không người mua, các công ty, hãng xưởng Việt Nam không còn cách nào khác là đóng cửa, tuyên bố phá sản, buộc hàng trăm ngàn công nhân lâm vào tình cảnh thất nghiệp dài hạn.

Người Trung Quốc tràn ngập vùng đất Quảng Trị

Quảng Trị-TQ 1Đội lốt người buôn bán kinh doanh, đầu tư, được sự tiếp sức của chính quyền địa phương, người Trung Quốc đang tràn ngập vùng đất Quảng Trị với thái độ ngông nghênh, không coi ai ra gì. Theo lời kể của một số nông dân Quảng Trị thì người Trung Quốc đang thành lập nhiều công trình xây dựng ở vùng đất này; cưới vợ Việt Nam; lôi kéo thanh niên vào các băng nhóm buôn bán ma tuý hái ra tiền cho họ.

Một nông dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong cho biết hầu như đất đai của dân làng Hà Tây thuộc xã này đều đã trở thành đất cho người Trung Quốc thuê để trồng trọt. Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, người dân đã bức xúc vì người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc.

Nhiều người còn cho rằng, sự có mặt của người Trung Quốc tại đất Quảng Trị ẩn chứa mối nguy xâm lược về kinh tế, dẫn đến lệ thuộc chính trị về sau. Nguy cơ này, theo người dân Quảng Trị, ngày càng rõ nét, vì hầu như bộ máy chính quyền địa phương đều đã bị họ dùng tiền mua chuộc, ngoan ngoãn thực hiện hết mọi ý đồ của họ. Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình, và phản ứng của nhà cầm quyền là bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.

 

Thanh Niên Tuần Hành Kêu Gọi Bảo Vệ Sự Sống và Chống Phá Thai

BVSSongSáng ngày 7/3/2014, hơn 30 bạn sinh viên thuộc Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Hà Nội tuần hành kêu gọi mọi người hãy biết tôn trọng và bảo vệ sự sống thai nhi. Bắt đầu xuất phát tại cổng trường đại học Kinh tế Quốc Dân qua Đại La sang Giải Phóng, Đại cồ Việt và trở về phố Trần Đại Nghĩa. Cuộc tuần hành đi qua đường Giải Phóng, một con phố được mệnh danh là Phố Nạo Phá Thai vì có nhiều trung tâm dịch vụ nạo phá thai tại đây và khoảng hơn 8000 tờ rơi đã được phân phát.

Theo lời kêu gọi của Ban Tổ Chức, Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, mỗi năm, cả nước có khoảng 1,2 – 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Số thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng; khoảng 15 – 20% số ca nạo phá thai là của thanh niên chưa lập gia đình và tỉ lệ phá thai to là hơn 10%, gặp nhiều nhất ở học sinh, sinh viên. Đó là những con số báo động về thảm trạng hủy diệt sự sống con người, làm trăn trở những người có lương tri và đau đầu các cơ quan quản lý. Việc tuần hành và phát tờ rơi lần này là nhằm góp sức bênh vực và bảo vệ sự sống của thai nhi đang bị đe dọa bởi thảm trạng nạo phá thai.

 

Cúm gia cầm lây lan ra 22 tỉnh thành Việt Nam

cumgiacamTin từ thông tấn xã Việt Nam thì dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 22 tỉnh, thành phố khắp Việt Nam với hơn 80.000 con gà bị nhiễm bệnh bị tiêu hủy.

Tại một cuộc họp báo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia cầm cho hay những ổ dịch chủng virus H5N1 bùng phát được báo cáo chủ yếu ở những trang trại nuôi gia cầm và được xử lý kịp thời .

Được biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử những đoàn thanh tra, hướng dẫn công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đến những địa bàn như Khánh Hòa và Trà Vinh, những nơi được báo cáo số lượng lớn gia cầm bị nhiễm cúm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tâm đã yêu cầu các địa phương cách ly những vùng có dịch để khử trùng trong khi kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán gia cầm qua biên giới đề phòng sự lây lan của chủng cúm H7N9 nguy hiểm hơn, mà theo Cục Thú Y vẫn chưa phát hiện thấy ở Việt Nam.

Đến nay đã có 2 người chết, một ở tỉnh Bình Phước và một ở tỉnh Đồng Tháp, vì cúm H5N1.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here