Tàu cá Việt Nam bị khống chế rồi mất tích

- Quảng Cáo -

Tàu cá Việt Nam bị khống chế rồi mất tích

taucavnSáng 30/3/2014, ông Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Đài Thông tin duyên hải Nha Trang cho biết nhận được tin báo về vụ việc tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa cùng 11 ngư dân bị hai người lạ cầm súng nhảy lên tàu khống chế khi đang hoạt động tại Trường Sa.

Hiện tại, Đài toàn bộ hệ thống thông tin của tàu KH 96365 không liên lạc được . Khi được hỏi về tổ chức tìm kiếm thì  ông lãnh đạo Trần Quang Minh trả lời là  phải báo cáo lên cấp trên và trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia để nhận chỉ đạo. Hiện tại chưa có chỉ đạo gì, chỉ biết tiếp tục cố gắng liên lạc và tìm kiếm thêm thông tin.

Báo chí Việt Nam cho biết, đây không phải trường hợp đầu tiên tàu cá của ngư dân Việt Nam ‘bị khống chế, đe dọa, uy hiếp trên vùng biển chủ quyền khi đang khai thác’. Mới đây nhất, theo tờ Đất Việt, tàu cá của một ngư dân ở Khánh Hòa hôm 8/3 đã bị một ‘tàu lạ khống chế trên vùng biển Hoàng Sa’ và ‘bị cướp nhiều tài sản nên phải cập bến gấp’.

- Quảng Cáo -

Như vậy là từ đầu năm đến nay, ít nhất cũng có sáu vụ tấn công, bắt giữ, tịch thu ngư cụ, đập phá tài sản của ngư dân Việt Nam khi tàu của họ đang hành nghề trên biển. Bốn trong số sáu con tàu bị tấn công của ngư dân Quảng Ngãi. Hai tàu còn lại của ngư dân Khánh Hòa. Thủ phạm của hai trong sáu vụ được xác đinh là lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Bốn vụ còn lại chỉ nêu chung chung là “những kẻ lạ mặt dùng súng” trên các con “tàu lạ”.

Năm trong sáu vụ tấn công, bắt giữ, tịch thu ngư cụ, đập phá tài sản xảy ra khi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khai thác hải sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Riêng vụ mới nhất, xảy ra ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã từng gửi nhiều công hàm có nội dung như vừa kể cho Trung Quốc. Nhưng không giống như những quốc gia khác, sau khi gửi các công hàm phản đối “vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” và “xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân”, các viên chức lãnh đạo đảng, chính quyền, hoặc đại diện các ngành ngoại giao, quốc phòng của Việt Nam lại sang thăm Trung Quốc. Nếu không đi thăm thì lại đón những người đồng nhiệm từ Trung Quốc đến Việt Nam để khẳng định sẽ duy trì “tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước”.

 

Miền Trung và miền Nam thiếu nước trầm trọng

thieunuocMùa khô chỉ vừa mới bắt đầu nhưng thiếu nước cho sinh hoạt, trồng trọt, thủy điện đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng, đe dọa cả miền Nam lẫn miền Trung Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long – nơi hệ thống sông rạch chằng chịt cũng đang bị đe dọa bởi nguy cơ thiếu nước. Do lưu lượng của các dòng sông tụt giảm đáng kể, nước biển đang lấn rất sâu vào khu vực này. Nhà cầm quyền các tỉnh Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang vừa đồng loạt cảnh báo về nguy cơ “thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp do nước mặn xâm nhập mặn và khô hạn gia tăng”.

Ở Hậu Giang, từ giữa tháng 3-2014 đến nay do độ mặn gia tăng, khoảng 10,000 héc ta lúa tại Vị Thanh và huyện Long Mỹ thiếu nước tưới. Khoảng 10,000 héc ta khác ở huyện Phụng Hiệp sẽ thiếu nước tưới trong tháng tới vì các tuyến kênh bị nhiễm mặn. Dân chúng các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú ở Bến Tre cũng đang loay hoay chống đỡ với tình trạng thiếu nước ngọt. Giá nước ngọt hiện khoảng 70,000 đồng một mét khối. Có nơi, giá đã tăng lên 100,000 đồng một mét khối, cao gấp đôi năm ngoái. Đáng chú ý là dù rất đắt nhưng loại nước ngọt này không thể dùng để ăn uống.

Khô hạn, thiếu nước trầm trọng cũng đang diễn ra trên diện rộng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hồi tháng 2, dòng chảy trên các sông lớn ở miền Trung và Tây Nguyên như sông Mã, sông Cả, sông Trà Khúc đều giảm so với trung bình nhiều năm từ 15% – 80%. Đến trung tuần tháng 3, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia loan báo, mực nước các sông ở miền Trung và khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm sâu hơn mức trung bình nhiều năm.

Do khô hạn càng ngày càng nghiêm trọng, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Quảng Nam đã gửi công văn cho các nhà máy thủy điện nằm phía thượng nguồn yêu cầu hợp tác trong việc xả nước, cứu hạn. Các nhà máy thủy điện cũng đang bối rối vì lượng nước đổ về những hồ chứa nước dùng cho việc phát điện dưới mức trung bình.

Đáng lưu ý là tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên với Quảng Nam và Đà Nẵng. Mỗi khi các hồ thủy điện bắt đầu tích nước, chuẩn bị cho việc chạy máy phát điện trong mùa khô thì các nhánh sông thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn của Quảng Nam và Đà Nẵng đều bị nhiễm mặn sớm. Trong khi Quảng Nam có khoảng 1,500 héc ta ruộng vườn thiếu nước tưới thì Đà Nẵng, ngoài những thiệt hại cho nông nghiệp do thiếu nước tưới, 1.3 triệu dân của thành phố này có khả năng thiếu nước sinh hoạt.

 

Từ nghi án hối lộ 16 tỷ đồng, lộ ra vụ đầu tư nghiên cứu 7 tỷ USD

duongsatvnTrước thông tin Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai báo với Văn phòng Công tố Tokyo rằng họ đã đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 16 tỉ đồng để có được hợp đồng tư vấn thiết kế dự án sử dụng vốn ODA của Nhật tại Hà Nội.

TS Nguyễn Minh Thuyết đã tiết lộ một vụ việc khác của ngành đường sắt gây sốc hơn, đó là khi còn là đại biểu Quốc hội, ông Thuyết thấy có những dự án rất vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Một trong những dự án vô lý đó là Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Nhưng Bộ và cấp cao hơn Bộ sau đó vẫn chỉ thị nghiên cứu, lập ban quản lý để làm các đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang – Saigon và Hà Nội – Vinh. Ông Thuyết đã đặt ra câu hỏi là tại sao ngành đường sắt phải nôn nóng và sốt ruột đến thế ? Rõ ràng, đằng sau việc này phải có vấn đề gì đó, chưa bao giờ thấy một dự án mà tiền dành cho việc nghiên cứu chiếm tới 11% tổng mức đầu tư như dự án này, cụ thể là tới 7 tỉ USD.

Đây đúng là một vụ nổi cộm thứ hai, nhưng sẽ chưa phải là vụ cuối cùng, cho nên lần này phải làm thế nào để bịt chặt tất cả các kẽ hở trong công tác đầu tư, đấu thầu nhằm chấm dứt tình trạng này. Rõ ràng nó liên quan tới một số quan chức trong ngành giao thông Vận tải.

 

Tàu Phi Luật Tân phá vòng vây Trung Quốc

Bãi Cỏ Mây-Phi reo hòVào ngày Thứ Bảy vừa qua, 29/3/2014, một chiếc tàu tiếp tế của Phi Luật Tân đã khéo léo vượt qua được vòng vây của tuần duyên Trung Quốc và đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây (tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal, tên Phi Luật Tân là Ayungin, tên Trung Quốc là Nhân Ái) hiện đang bị Trung Quốc phong tỏa, để tiếp tế cho đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của Phi Luật Tân đồn trú tại đấy để canh giữ bãi này.

Tất cả việc khéo léo và nhanh nhẹn phá vòng vây của tàu tiếp tế Phi Luật Tân và hành động ngăn chận, hù dọa của tàu tuần duyên Trung Quốc đã diễn ra dưới sự chứng kiến tận mắt của các nhà báo truyền thông quốc tế mà Phi Luật Tân đã khéo léo sắp xếp để họ có mặt trên chiếc tàu tiếp tế, lộ rõ thế ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc.

Cách đây 3 tuần lễ, vào ngày 9/3/2014, Phi Luật Tân đã gửi 2 chiếc tàu tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây trong cùng mục đích những những tàu tiếp tế này đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc chận đường nên phải trở lui.

Sự việc vừa xẩy ra cho thấy quyết tâm của chính phủ Phi Luật Tân đối với hành vi xâm lược của Trung Quốc, một hành động được sự ủng hộ và tán thưởng hết lòng của dân chúng Phi.

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here