Chương trình phát thanh ngày 28/04/2014

    - Quảng Cáo -

    Trong chương trình phát thanh ngày 28/04/2014, kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục: Bình Luận – Thế Kỷ Của Chúng Ta – Dạo Một Vòng Blog.

    - Quảng Cáo -

    ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

    1. Thắm thoát đã qua 39 mùa tang thương ly biệt. Với vòng quay của lịch sử, 39 năm không phải là dài, nhưng nghĩ lại cũng thấy tiếc lắm ru ! Phải chi số năm ấy dành cho sự phát triển vượt bậc của Việt nam thì không nói, đàng này… Ngán ngao, không còn muốn nói. Không phải là mình tự biến mình thành loài vô cảm nhưng nước mắt đã khô rồi trên dòng lệ xót của quê hương. Ngậm ngùi ngâm mấy câu này của Đỗ Mục:

      ZENG BIE – Du Mu

      Duo qing que si zong wu qing
      Wei jue zun qian xiao bu cheng
      La zhu you xin hai tie bie
      Ti ren chong lei dao tian ming.

      TẶNG BIỆT – Đỗ Mục (803-852)

      Đa tình khước tự tổng vô tình,
      Duy giác tôn tiền tiếu bất thành.
      Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt,
      Thế nhân trùng lệ đáo thiên minh.

      Đa tình cho lắm cũng như không,
      Chỉ biết cười đâu thể đặng lòng.
      Nến thắp tàn đêm bao ngấn lệ,
      Thay người cho đến sáng trưng trưng.

      Buồn lắm đấy, kể cả cây nến. Xin gởi đến bạn bè những dòng ghi nhớ dưới đây:

      DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG MẤT NƯỚC.

      Xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn.

      1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
      2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
      3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
      4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
      5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
      6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
      7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
      8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
      9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
      10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
      11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
      12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
      13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
      14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
      15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
      16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
      17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu – khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
      18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ – Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
      19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
      20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
      21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
      22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
      23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
      24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
      25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
      26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
      27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
      28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
      29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
      30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
      31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại cư xá Thanh Đa, Sài Gòn
      32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
      33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
      34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
      35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
      36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
      37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
      38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
      39- …………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

      * Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

      Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi quá khứ để được vinh thân phì gia, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa….Thật xấu hổ cho những loại người này !

      Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH….Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

      Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn…

      Anh hùng hữu tử, nhưng khí hùng bất tử.
      Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30-04 năm nay.

      ——————————————————————–
      Sau bao năm bị sống trong sự bưng bít, một điều đáng mừng là khá nhiều bạn trẻ sinh sau 1975 đã biết giá trị của một xã hội người sống cho người, đã biết nhìn sâu vào bóng đen của lịch sử để nhận ra ánh sáng bị chôn vùi của một giống nòi biết chữ NHỤC – VINH.

      CHÂN THÀNH CẢM ƠN TUỔI TRẺ ĐÃ NHÌN RA CHÂN LÝ CỦA CUỘC SỐNG QUANG VINH. ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ MẤT, NGÀY NÀO KHÍ HÙNG CỦA QUÂN SỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA CÒN LƯU ĐỌNG TRONG TRÁI TIM CỦA TUỔI TRẺ VIỆT NAM HAI MIỀN NAM BẮC. HÃY XEM ĐÓ LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG. KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG GIẶC LÀ TRUYỀN THỐNG NGÀN ĐỜI CỦA DÂN TỘC CHÚNG TA. ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ.
      Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
      Tự tương ma tẩỳ nhận tiền triều.
      Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
      Đồng tước xuân thâm tỏa nhị Kiều.
      Đỗ Mục
      ====================================================================

      CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT CỦA GIA ĐÌNH THIẾU TÁ ĐẶNG SỸ VINH

      Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con:

      Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

      Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

      Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

      Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

      Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

      Sau đó tử tự bằng súng lục Colt 45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng sản này.

      Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là …, ở …, và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.

      =====================================================================

      QUÁ LINH ĐINH DƯƠNG – Văn Thiên Tường (thời Tống)

      Tân khổ tao phùng khởi nhất kinh,
      Can qua liêu lạc tứ chu tinh.
      Sơn hà phá toái phong phao nhứ,
      Thân thế phù trầm vũ đả bình.
      Hoảng khủng than đầu thuyết hoảng khủng,
      Linh đinh dương lý thán linh đinh.
      Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
      Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

      In Pinyin (without tone marks):
      GUO LING DING YANG – Wén Tian Xiáng (1236-1282)

      Xin ku zao feng qi yi jing
      Gan ge liao luo si zhou xing
      Shan he po sui feng pao xu
      Shen shi fu chen yu da ping
      Huang kong tan tou shuo huang kong
      Ling ding yang li tan ling ding
      Ren sheng zi gu shui wu si
      Liu qu dan xin zhao han qing.

      BƠ VƠ QUA BIỂN – Bản dịch của Chi Lan Nguyễn Đức Tuấn

      Cay đắng vừa qua một bước liền,
      Can qua liêu lạc đã tư niên.
      Sơn hà loạn lạc như tơ rối,
      Thân thế long đong bèo lỡ duyên.
      Hoảng khủng đầu sông, ôi hoảng khủng,
      Lênh đênh góc biển, ối lênh đênh.
      Người ta nào có ai không chết,
      Sao giữ lòng son rạng sử xanh.

      Một bài thơ khác tặng bạn nhân 39 năm Quốc hận :

      BẠC TẦN HOÀI – Đỗ Mục (thời Đường)
      Bo Qin huai – Du Mu (803-852)

      Yan long han shui yue long sha
      Ye bo Qin huai jin jiu jia
      Shang nu bu zhi wang guo hen
      Ge jiang you chang Hou ting hua.

      Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa,
      Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
      Thương nữ bất tri vong quốc hận,
      Cách giang do xướng Hậu đình hoa.

      Dịch tặng Hoàng Tuấn, đài SBTN California:

      Khói tan trong nước, trăng trong cát,
      Đêm ghé Tần hoài cạnh tửu gia.
      Thương nữ biết chi là hận nước,
      Bên sông còn hát Hậu đình hoa !

      28 tháng tư 2014

    Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

    Please enter your comment!
    Please enter your name here