Quảng Cáo

Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

Quảng Cáo

Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.

Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Miến Điện và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011 , Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này trong thời hạn 50 năm.

Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc. Đường sắt này theo dự kiến sẽ được xây dọc theo đường ống dẫn khí đốt nối các mỏ khí ở vùng biển Andaman đến nhà máy lọc dầu nằm gần Côn Minh.

Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.

Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài.

Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ đôla.

Bắc Kinh nghĩ rằng, bằng cách đổ vốn ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng vào các nước Đông Nam Á, họ sẽ « mua » được thêm bạn và có thêm nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng không như Việt Nam, chính sách này đối với Miến Điện như vậy là đã thất bại.

 

Đã thua kiện còn dỡ nhà dân

Sự việc xảy ra vào sang ngày 22.07.2014, cơ quan chức năng của TP.Nha Trang tiến hành cưỡng chế ngôi nhà số 100 Trần Phú của ông Đặng Đình Lạp – người đã thắng kiện UBND tỉnh Khánh Hòa trong một vụ án dân sự liên quan đến mảnh đất thuộc ngôi nhà này cách đây 4 năm.

Theo tờ Thanh Niên, ông Đặng Đình Lạp nguyên là giáo viên Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân (đóng tại Nha Trang). Năm 1984, ông được nhà trường cấp một căn hộ (41 m2) tại trạm khách T25 khu 100 Trần Phú, TP.Nha Trang. Tháng 6.1994, nhà trường bán thanh lý cho ông Lạp căn hộ trên, cùng số đất còn lại trong khuôn viên, với tổng diện tích cả nhà và đất là 120 m2. Gia đình ông đã ở yên ổn từ đó đến năm 2000, ông đến Sở Địa chính (nay là Sở Tài Nguyên-Môi Trường) làm thủ tục xin đăng ký sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Sau khi kiểm tra thực địa, Sở Địa chính cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà là không bị vướng mắc gì. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Minh Duân lúc đó đã ký quyết định thu hồi một phần diện tích đất của ông để cấp cho hộ khác. Ông Lạp đã khiếu nại nhiều lần không được xem xét nên đã khởi kiện ra Tòa hành chính.

Ngày 27.11.2008, tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa bác yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Đình Lạp. Ông Lạp kháng cáo. Ngày 20.3.2009, tại phiên phúc thẩm, TAND tối cao tại Đà Nẵng tuyên hủy các quyết định cấp đất của UBND tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khiếu nại xin kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Ngày 11.2.2010, TAND tối cao có công văn nêu rõ: “Không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng”. Như vậy, cả phiên phúc thẩm lẫn giám đốc thẩm đều cho rằng  các quyết định lấy một phần diện tích đất của ông Lạp để cấp cho người khác của tỉnh Khánh Hòa là sai. Lẽ ra, sau bản án phúc thẩm, tỉnh Khánh Hòa phải làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Lạp nhưng tỉnh này vẫn kiên quyết cưỡng chế.

Qua sự việc trên, người ta thấy hệ thống luật pháp XHCN chỉ để áp dụng cho dân chứ không áp dụng cho lãnh đạo đảng, tức những kẻ tự cho mình đứng trên luật pháp; và các ngụy biện rằng cưỡng chế để xây dựng các công trình công ích trong hầu hết mọi trường hợp chỉ để che đậy cho các trò cướp đất bán cho tư nhân để hưởng lợi riêng mà thôi.

 

Dân biểu Mỹ bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN

Văn phòng Dân biểu Chris Smith, đại diện tiểu bang New Jersey, vừa công bố một thông cáo báo chí cho hay ông Smith đã tiếp xúc với một giới chức quan trọng của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Ðặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng, dự trù sẽ có mặt ở Việt Nam đến cuối tháng này để tìm hiểu về việc các tín đồ tôn giáo bị ngược đãi.

Dân biểu Smith, chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Quốc Hội, là đồng tác giả của dự thảo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2013 cho biết ông đã hối thúc giục Báo cáo viên Ðặc biệt này tới thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, một trong những tù nhân lương tâm bị giam giữ lâu nhất ở Việt Nam và là nhà vận động thực thụ cho tự do. Chính phủ Việt Nam đã có những hành động vi phạm tự do tôn giáo kéo dài lâu nay. Việc hạn chế và bỏ tù những người ủng hộ dân chủ và lao động và việc kiểm duyệt Internet đã đi tới mức quá nghiêm trọng để Việt Nam có thể được hưởng những lợi ích về thương mại và giúp đỡ về an ninh mà họ đang mưu tìm kiếm từ phía Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nên kèm theo thương mại và viện trợ an ninh các điều kiện có tiến bộ thực sự về tự do và nhân quyền – chỉ như vậy thì mới thực sự nhìn thấy những tiến bộ cho người dân Việt Nam.

Ông Bielefeldt là một chuyên gia độc lập được Hội Đồng Nhân Quyền LHQ bổ nhiệm. Mục đích của ông là xác định những cản trở hiện hữu và có khả năng xảy ra đối với việc hưởng thụ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng và trình bày các đề nghị về những biện pháp và cách thức để khắc phục các trở ngại đó.

Trong tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và Dự án Bảo Vệ Tự Do của Ủy ban, dân biểu Smith đã nhận bảo trợ cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Dự án này khuyến khích các đại biểu Quốc Hội bảo trợ các tù nhân lương tâm và ủng hộ việc phóng thích họ.

Dân biểu Smith bày tỏ sự quan ngại rằng chính quyền Obama đang tìm cách đưa Việt Nam vào hiệp định thương mại khu vực, được gọi là Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, bất kể thành tích xấu của Việt Nam về lao động cưỡng bức và buôn người.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux