Miến Điện quyết định ngưng kế hoạch hợp tác với Trung Quốc xây tuyến đường sắt

- Quảng Cáo -

Miến Điện quyết định ngưng kế hoạch hợp tác với Trung Quốc xây tuyến đường sắt

duong-satThứ ba, ngày 22/07/2014 vừa rồi chính quyền Naypydaw đã thông báo cho nhà cầm quyền Bắc Kinh biết rằng Miến Điện quyết định ngưng hợp tác với Trung quốc trong kế hoạch xây tuyến đường sắt dài 1.200 cây số từ Côn Minh đến thành phố Kyaukpu ở miền Tây Miến Điện. Lý do phải ngưng hợp tác vì bị dư luận Miến Điện chống đối kịch liệt, đặc biệt là người dân sống dọc theo tuyến đường sắt dự định xây. Theo tin tức mới nhất thì 17 thị trấn thuộc tỉnh Rakhine đã liên kết với nhau thành lập một Mặt trận để phản đối dự án xây dựng tuyến đường sắt này vì 2 lý do chính, thứ nhất chống lại sự hủy diệt môi trường tác hại đến đời sống xã hội và thứ hai không chấp nhận việc tài nguyên quốc gia chạy vào tay Trung quốc.

Được biết trị giá dự án xây tuyến đường sắt này lên tới 20 tỷ mỹ kim mà vốn đầu tư phần lớn là do Trung quốc bỏ ra, khế ước hợp tác xây dựng cũng đã được hai nước ký kết vào năm 2011 khi Tổng thống Than Shwe của chính quyền quân phiệt Miến Điện trước đây được mời sang thăm Bắc Kinh. Theo khế ước này thì Trung quốc có quyền sử dụng và quản lý tuyến đường sắt này trong vòng 50 năm, khi hết giao kèo có thể ký thêm nếu Miến Điện đồng ý. Tuyến đường sắt này được xây dọc theo đường ống dẫn dầu từ các mỏ ở vùng biển Andaman (ở miền Nam Miến Điện) đến các nhà máy lọc dầu ở Côn Minh nên nó mang tính chiến lược rất lớn đối với Trung quốc vì có thể thay thế eo biển Malacca nối liền biển Đông với Ấn Độ dương mà hiện nay tất cả dầu mua ở Trung Đông chở về Trung quốc đều phải đi qua eo biển này, nếu chiến tranh xảy ra ở biển Đông thì tàu dầu Trung quốc dễ bị oanh kích.

Trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Miến Điện với Trung quốc vào ngày 27/06/2014 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Thei Sein rằng quan hệ giữa hai quốc gia là có qua có lại và quyền lợi quốc gia được đặt trên phương diện bình đẳng như nhau nên chúng tôi muốn Miến điện nên chóng tiến hành dự án xây dựng tuyến đưòng sắt Côn Minh- Kyaukpyu sớm chừng nào tốt chừng đó, kể cả việc tái cứu xét dự án xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ mỹ kim. Đáp lại, Tổng thống Thei Sein nói rằng Miến Điện hiện nay đang nỗ lực tiến hành công cuộc dân chủ hóa đất nước nên chính quyền phải tôn trọng ý kiến của đại đa số người dân, khi mà gần 80 % dân chúng phản đối dự án xây dựng tuyến đường sắt và trên 90 % chống đối xây đập thủy điện Myitsone thì chúng tôi không thể nào đơn phương quyết định theo ý riêng của mình được.

- Quảng Cáo -

Nhiều quan sát viên theo dõi chuyến công du Trung quốc vừa rồi của Tổng thống Miến Điện đều cho rằng đây là lần thứ hai Tổng thống Thei Sein của Miến Điện dám nó No với Trung quốc. Cũng theo các quan sát viên này thì Bắc Kinh nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền ra và dùng mọi áp lực là có thể mua được chính quyền các nước Đông Nam Á, nhưng cách làm này của Bắc Kinh không thành công đối với Miến Điện.

Ngay sau khi Miến Điện quyết định ngưng hợp tác với Trung quốc xây tuyến đường sắt như vừa nói trên là báo đài ở Hoa lục lên tiếng chỉ trích Nhật Bản là kẻ phá hoại sự hợp tác của Trung quốc và Miến Điện. Kể từ ngày 22/07/2014, báo đài ở Hoa lục liên tiếp loan tin cho hay vào tháng 3 năm 2014, Tokyo đã hứa sẽ viện trợ không bồi hoàn cho Naypydaw một số tiền tươngg đương với 7,8 tỉ đồng nhân dân tệ để cho Miến Điện xây đường sắt. Trung quốc hợp tác làm ăn với Miến Điện một cách bình đẳng, trong khi Tokyo bỏ tiền ra mua chuộc Naypidaw để léo Miến Điện chạy theo họ. Truyền thông ở Hoa lục còn nói thêm rằng trong chuyến viếng thăm Miến Điện hồi tháng 3 năm nay, Ngoại trưởng Nhật đã công khai nói rằng Miến Điện là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và Nam Á nên việc đẩy mạnh sự quan hệ ngoại giao với Miến Điện cũng là mối quan tâm hàng đầu của Nhật. Ngoại trưởng Kishida còn lớn tiếng cho rằng lịch sử của Miến Điện là thân Nhật nên việc thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai nước rất có ý nghĩa. Rõ ràng là Nhật Bản đang sử dụng mọi thủ đoạn để phá hoại sự liên hệ ngoại giao của Miến Điện với Trung quốc.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì viết rằng kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt xuyên quốc gia từ Trung quốc đến các quốc gia Đông Nam Á là ý kiến được đưa ra từ năm 1995 của ông Mahathir, Thủ tướng Maylaysia vào lúc đó chứ không phải của Trung quốc nên không ai có quyền cho rằng đây là âm mưu xâm lấn các quốc gia Đông Nam Á của Trung quốc. Viết như thế để kết luận rằng Nhật Bản mới là kẻ dùng tiền bạc để xâm lược các nước chứ Trung quốc thì không.

Trong một cuộc họp báo định kỳ vào ngày 22/07/2014 của phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga, các ký giả đã hỏi chính quyền ông Abe nghĩ gì về những cáo buộc vừa rồi của Trung quốc ?, ông Suga chỉ cười và trả lời ngắn gọn rằng cứ nhìn tình hình ở biển Đông và biển Hoa Đông là đủ biết ai là kẻ xâm lược.

 

Bắc Kinh đã đi một nước cờ sai trong vụ kéo giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam 

24-7-1113Chuyến công du 4 nước Nhật Bản, Hàn quốc, Malaysia và Philippines và những lời tuyên bố của Tổng thống Obama tại Tokyo, Manila vào cuối tháng 4 vừa rồi đều nằm trong chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình dương của Hoa Kỳ hầu kềm hãm việc Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông, nơi Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi. Chính quyền ông Tập Cận Bình nhận thấy cần phải làm một cái gì đó để chứng tỏ việc Hoa Kỳ có xoay trục sang châu Á-Thái Bình dương vẫn không hề làm cho Bắc Kinh nao núng, nhưng hành động như thế nào là điều mà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc phải tính toán. Thật ra nếu không làm gì cả thì ông Tập Cận Bình cũng không thể ngồi yên với cánh quân đội ngày càng có thế lực tại Hoa lục.

Đụng thẳng với Nhật Bản và Philippines thì sợ Hoa Kỳ phản ứng mạnh nên Bắc Kinh đã chọn vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa để kéo giàn khoan HD-981 đến vì biết chắc chính quyền Hà Nội chỉ phản ứng chiếu lệ, nếu vì một áp lực nào đó mà phản đối mạnh thì Bắc Kinh dư sức khống chế được như đã từng làm trước đây. Một khi mà chính quyền Cộng sản Việt Nam không mạnh tiếng phản đối thì Hoa Kỳ cũng như các nước khác khó mà nhúng tay vào được đó là tính toán của Bắc Kinh. Những gì mà ông Phùng Quang Thanh tuyên bố tại Diễn đàn Shangri-La ở Singapore vào cuối tháng 05/2014 chắc chắn sẽ có sự đạo diễn của Bắc Kinh chứ không thể nào một ông Bộ trưởng Quốc phòng lại nói những điều trái ngược với lời phát biểu của cấp trên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Naypydawn và Manila trước đó mấy tuần.

Tưởng rằng qua những lời phát biểu của ông Phùng Quang Thanh thì không có quốc gia nào lên tiếng phản đối giàn khoan HD-981 vì đây là chuyện trong nhà giữa Trung quốc và Việt Nam, thế nhưng Bắc Kinh đã lầm, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lên tiếng chỉ trích thẳng giàn khoan HD-981 bằng một Nghị quyết của Quốc hội nước này vào ngày 11/06/2014 với sự bỏ phiếu thuận của tòan thể dân biểu. Đây là một việc mà từ trước đến nay Nhật Bản chưa bao giờ làm đối với Trung quốc. Lẽ đương nhiên là Bắc Kinh phản bác lại cho rằng Nghị quyết này đã xen vào chuyện nội bộ của Trung quốc và Việt Nam, nhưng Tokyo nhận định rằng đây là hành động tích cực để bảo vệ Công ước Quốc tế, luật biển của Liên Hiệp quốc mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm không để cho Trung quốc ngang nhiên vi phạm.

Ngày 11/07/2014, Thượng viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết lên án hành động đơn phương trái với luật Quốc tế và đòi Trung quốc phải rút giàn khoan HD-981 ra khỏi khu vực đang tranh chấp với Việt Nam. Bắc Kinh không thể xem nhẹ Nghị quyết của Thượng viện Mỹ như của Quốc hội Nhật Bản vì sau khi Hoa Kỳ lên tiếng sẽ có nhiều quốc gia khác hưởng ứng theo mà Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN mở rộng vào thượng tuần tháng 8 tới đây tại Miến Điện sẽ là nơi để nhiều quốc gia lên án Trung quốc. Bắc Kinh rút giàn khoan HD-981 trước 1 tháng để khỏi bị lên án ở Hội nghị ASEAN chứ chuyện tránh cơn bảo Thần Sấm chỉ là lý cớ mà thôi.

Bắc Kinh đã tính đúng nước cờ là Hà Nội sẽ dẹp được các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam, nhưng liệu có cấm mãi được hay không là chuyện khác và mỗi khi mà ‘’Tức nước vỡ bờ’’ rồi thì khó mà tính được chuyện gì sẽ xảy ra.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Hoan hô về tinh thần sáng suốt của TT Thein Sein Miến Diện và tòan dân MĐ nói chung và riêng cho các tỉnh có liên quan về đường rầy dài 1,200 km. Đây là cách nhìn sáng suốt của TT và người dân. Mặc dù chúng tôi không phải là công dân Miến nhưng chúng tôi khổ đau vì nạn cs !!!.Các ông quân phiệt hãy vì dân tộc và tổ quốc của mỉnh là trên hết. Cai trị bằng hành động tài phiệt độc tài dối với đồng lọai của mình là mang tội ác vô cùng to lớn. Không những nguyền rủa mà còn mang nỗi câm hờn và bị trang sử QG các Ông ngàn đời phỉ báng.Quan hệ về cấp lãnh đạo QG với CĐ thế giới ngảy nay nhìn các Ông như loại người thời ăn lông ở lỗ không có tốt đẹp đâu. Nếu các Ông đủ khả năng lèo lái QG nên lột bộ chiến y của các ông về dân sự mà ra ứng cử,nhiều ghế cho quý vị.Kinh nghiệm những QG trong quá khú QĐ ra nắm chính quyền không bao giờ phát triển mà còn thêm nạn bè phái và tham nhũng càng nhiều. Đưa đồng bào vào cong đường khốn khổ mà thôi !
    Nhìn lại nhiều QG mà có Tàu cộng đấu thầu,là họ muốn ký hợp đồng HT dài hạn từ trên 50 trở lên. Vì sao họ muốn dân của họ sang làm rồi sinh sâu nẩy nở trên quê hương các Ông,rổi trở thành khu tự trị,nhìn Ukraine mà lấy đó bài học nằm lòng. TT Putin cũng từ trong nôi cs mà ra ?. Não tạng luôn muốn quyền lực độc tài độc chế,đó là lò cs Kmax-Lenin. Tiếc thay quê hương chúng tôi ngày nay cũng rơi vào tay csHN!!!.
    Nhật bãn là một nước Á châu hơn nữa người Nhật ngay nay không còn bản chất phát xít như chúng ta nghĩ. Dân chúng ngày nay phải nói rất văn minh ,lịch sự.Ông T/Tướng Abe chỉ cần đồng minh tốt đối tác tôt,cần thị trường chứ không nhắm vào cách bán nô lệ hay bán nhân mãn.
    Mong tiếng nói của tôi khác ngôn ngữ nhưng sẽ chuyển âm,đến quý Ông và nhân dân MĐ nói chung. Chúc đất nước MĐ trên đường thăng tiến về Kinh tế ,vững về chính trị và mạnh về Quốc phòng.Trân trọng.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here