Lãnh đạo Bắc Kinh đấu đá nhau qua vụ xử ông Chu Vĩnh Khang

- Quảng Cáo -

Ngay từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã thực hiện ngay việc loại trừ đối thủ chính trị hàng đầu của mình là ông Bạc Hy Lai, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Bí thư chi bộ đảng Trùng Khánh. Việc loại trừ này đã bị ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc, chống đối quyết liệt nhưng cuối cùng ông Bạc cũng không sao thoát được sự thanh trừng của ông Tập. Sau khi loại xong ông Bạc, ông Tập Cận Bình bắt đầu tính sổ ân oán với ông Chu Vĩnh Khang. Hạ tuần tháng 10 năm 2013, ông Tập Cận Bình cho thành lập một đội đặc biệt để điều tra các vụ tham nhũng của ông Chu Vĩnh Khang. Chiều tối ngày 01/12/2013, công an được lệnh từ văn phòng Chủ nhiệm Trung ương đảng đến nhà Chu Vĩnh Khang bắt ông Chu và người vợ thứ hai của ông ta để điều tra. Mặc dù ông Giang Trạch Dân là ô dù của ông Chu Vĩnh Khang, nhưng vì quyền lợi nên ông Giang phải chấp nhận lời yêu cầu của ông Tập là đừng đả động gì đến chuyện ông Chu bị bắt để điều tra. Chỉ có cựu Thủ tướng Lý Bằng là người ra mặt chống đối việc bắt ông Chu Vĩnh Khang, chính vì vậy mà ông Tập Cận Bình chưa thể triệt hạ được ông Chu ngay như đã làm với ông Bạc Hy Lai. Theo ông Lý Bằng thì trong đảng Cộng sản Trung quốc có một luật bất thành văn đó là Ủy viên Trung ương đảng, đặc biệt là Ủy viên bộ Chính trị được miễn truy tố về tội hình sự, Ông Tập Cận Bình muốn xé rào cái luật bất thành văn này nên cần phải chống đối. Tuy không dám ra mặt, nhưng hầu hết Ủy viên bộ Chính trị đều muốn duy trì cái luật bất thành văn này vì có Ủy viên nào mà không tham nhũng hối lộ đâu.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử đảng Cộng sản Trung quốc thì ngay sau vụ đàn áp Thiên An Môn, bộ Chính trị, Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc đã tổ chức nhiều hội nghị để rút ưu khuyết điểm. Trong các hội nghị này cả hai phe cấp tiến và bảo thủ đối chọi nhau rất kịch liệt, mà nếu còn đổ tội cho nhau thì chắc chắn sẽ đi đến tình trạng phân hóa. Để tránh trường hợp này xảy ra, nên ông Đặng Tiểu Bình đã buộc miệng phán một câu như sau: Hình Bất Thượng Thường Ủy (nghĩa là Ủy viên bộ Chính trị được miễn truy tố về hình sự).

Cái luật bất thành văn này bắt đầu có hiệu lực từ đó.

Hơn một năm rưởi, chuyện đem ông Chu Vĩnh Khang ra xử phạt không còn bàn tán nhiều trong nội bộ đảng nữa, nhiều đảng viên nghĩ rằng chắc là sẽ được cho chìm xuồng thì vào ngày 29/07/2014 truyền thông ở Hoa lục cho đi một bản tin nhanh cho biết đảng Cộng sản Trung quốc đã quyết định đem ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ bộ Chính trị, ra xử về tội tham nhũng, hối lộ và nhiều hành vi bất chính khác. Ngoài việc loan tin nhanh, báo đài Trung quốc còn nhắc lại cái câu mà ông Tập Cận Bình từng tuyên bố như sau: Để tận diệt tham nhũng, hối lộ thì cọp hay ruồi đều bị đập như nhau.

- Quảng Cáo -

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Trung quốc thì tội tham nhũng của ông Chu Vĩnh Khang là quá rõ ràng, nhưng nếu xử phạt ông Chu về tội này thì toàn bộ Ủy viên Trung ương đảng đâu có ai thoát khỏi, và ngay cả ông Tập Cận Bình cũng phạm tội hối lộ vì với đồng lương hiện tại thì làm sao ông Tập và gia đình ông ta có được một tài sản kếch xù dấu ở nước ngoài vừa mới bị nhiều cơ quan tài chánh thế giới khui ra. Do đó mà hiện nay không có chuyện bài trừ tham nhũng thật sự ở Trung quốc, chỉ có chuyện thanh trừng lẫn nhau trong đảng để tranh giành quyền lực mà thôi. Chuyện ông Chu Vĩnh Khang bị đem ra xử chỉ nói lên được một điều là phe cánh ông Tập Cận Bình hiện nay đang mạnh hơn các thế lực khác ở trong đảng, nhưng cái thế mạnh này duy trì được bao nhiêu lâu thì không ai dự đoán được.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here