Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”

- Quảng Cáo -

Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”

caitienTheo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố ngày 11 tháng 9-2014 tại Hà Nội cho thấy Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”. Qua báo cáo thì, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2013 của Việt Nam được xếp hạng 121, tương đương năm 2012. Nhìn rộng hơn thì từ năm 2000 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm từ 1.7 hồi trước năm 2000 xuống còn 0.96 trong năm 2013.

Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chỉ số HDI và thứ hạng cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn Nam Hàn đứng hạng 15, Malaysia đứng hạng 62, Thái Lan đứng hạng 89, Trung Quốc đứng hạng 91, Indonesia đứng hạng 108, Phillipines đứng hạng 117.

HDI là chỉ số tổng hợp từ các yếu tố tuổi thọ, tri thức (trung bình số năm đi học và số năm đi học kỳ vọng), mức sống (GNI bình quân đầu người) nhằm đo lường thành tựu về phương diện phát triển con người.

- Quảng Cáo -

Theo ghi nhận của UNDP, tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 71.5 năm. Trung bình số năm đi học là 5.5 năm và số năm đi học kỳ vọng là 11.9 năm. GNI bình quân đầu người là 4,892 Mỹ kim.

Bà Pratibha Mehta, Trưởng Văn phòng của UNDP tại Việt Nam, nhận xét, tuy Việt Nam có những tiến bộ đáng kể trong phát triển con người qua các số liệu về giảm nghèo, phát triển y tế và giáo dục, song kể từ năm 2000, tốc độ của các tiến bộ về phương diện phát triển con người của Việt Nam chững lại và giảm xuống từ năm 2008. Cũng vì vậy, Việt Nam “dễ bị tổn thương”.

Theo UNDP, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nhóm 20% người có thu nhập cao nhất tại Việt Nam đang có mức tăng thu nhập rất nhanh, trong khi 50% người nghèo không có trợ cấp xã hội và Việt Nam chỉ bỏ ra chưa tới 1% GDP để trợ cấp cho người nghèo.

Cũng theo UNDP, tại Việt Nam, hiện có khoảng 70% việc làm thuộc “khu vực không chính thức”.

 

Dịch sốt xuất huyết lại lan rộng ở Sài Gòn

dichbenhTheo báo chí Việt Nam, sở dĩ dịch sốt xuất huyết lại bùng phát và lan rộng vì thời gian vừa qua, Sài Gòn mưa liên tục, môi trường ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng tại Sài Gòn, trong bốn tuần gần đây, mỗi tuần tại Sài Gòn có khoảng 200 ca mắc sốt xuất huyết phải vào bệnh viện điều trị. Số ca nhập viện mỗi tuần cao hơn tháng bảy khoảng 20%.

Ở Sài Gòn, sốt xuất huyết liên tục bùng phát thành dịch. Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 4,500 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó có ba ca tử vong. Tình trạng tương tự cũng đã diễn ra trên khắp Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, trên toàn Việt Nam đã có khoảng 15,400 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó có mười ca tử vong và Sài Gòn dẫn đầu về số ca tử vong (ba ca).

Cũng cần nói thêm, từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết chỉ là một trong nhiều loại dịch liên tục bùng phát ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Trong vòng chín tháng vừa qua, tại Việt Nam đã có hàng chục đợt dịch khác nhau, bùng phát khắp nơi. Chẳng hạn, các đợt dịch tiêu chảy cấp tính diễn ra ở nhiều nơi từ trong Nam ra tới ngoài Bắc khiến 300,000 người phải vào bệnh viện cấp cứu. Năm người trong số này đã thiệt mạng.

Đồng hành với dịch tiêu chảy cấp tính là dịch sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng. Ngoài sốt xuất huyết với các số liệu như vừa kể, từ đầu năm 2014 đến nay, tại Việt Nam có khoảng 38,000 đứa trẻ bị bệnh tay chân miệng, 2 trong số 38,000 đứa trẻ này đã chết. Đáng chú ý là theo các viên chức y tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy, từ nay đến cuối năm, dịch sốt xuất huyết và dịch tay chân miệng ở Việt Nam sẽ bùng phát mạnh mẽ và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.

Sởi vốn là bệnh truyền nhiễm mà ngành y tế Việt Nam từng hoan hỉ loan báo đã loại trừ khỏi Việt Nam cũng đột nhiên phát triển thành dịch. Từ đầu năm đền nay, sởi đã bùng phát thành dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam. Tính ra có 33,500 trường hợp nhiễm sởi và có đến 147 người uổng mạng vì sởi.

Hồi thượng tuần tháng 8, Bộ trưởng Y tế của CSVN nhận định, sở dĩ đủ loại dịch bệnh liên tục bùng phát tại Việt Nam trong thời gian vừa qua là vì nguồn nước ô nhiễm, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm không hợp vệ sinh.

Ngay tại Sài Gòn đã có ba nhà máy cung cấp nước không đạt tiêu chuẩn vì hàm lượng mangan và sắt cao hơn mức cho phép. Một số nhà máy khác có hàm lượng clorua quá thấp.

Nếu dịch tiêu chảy cấp tính lan rộng vì thực phẩm thiếu vệ sinh và nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm thì các loại dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, viêm não bùng phát bởi ô nhiễm môi trường. Đây lại không chỉ là chuyện thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Y tế. Cũng vì vậy, việc ngăn chặn dịch bệnh tại Việt Nam sẽ trở thành vấn đề nan giải.

 

Triễn lãm cải cách ruộng đất của nhà cầm quyền VN thất bại

CCRDKhai mạc hôm 8/9, Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia đã trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957”, và lập tức tạo nên một cuộc tranh cãi lớn trong lòng dân chúng. Triển lãm dự định kéo dài trong một tuần, thế nhưng vào trưa ngày 11 tháng 9, khi một đám đông nông dân bị cướp đất ở Văn Giang, Dương Nội cùng nhau đi đến xem triển lãm. Họ bị chận lại ở trước cửa triển lãm không có lý do rõ ràng. Sau đó họ bị buộc phải chấp hành yêu sách của nhân viên nhà bảo tàng là không được mặc những chiếc áo màu đỏ có nội dung tố cáo chế độ CSVN cướp đất của nông dân. Thế nhưng ngay cả khi những người nông dân này đồng ý cởi áo để vào xem triển lãm thì lệnh chấm dứt trưng bày chuyên đề Cải Cách Ruộng Đất được ban ra.

Theo dư luận CSVN hoảng hốt trước nội dung cuốn sách Đèn Cù do tác giả Trần Đĩnh, một người sống ngay trong hệ thống cung đình của Hà Nội tiết lộ, bao gồm vạch rõ bộ mặt nham hiểm của Hồ Chí Minh, nên đã tung ra những chiến dịch cải chính, ngụy biện, tô vẽ lấp liếm cho tội ác của Đảng CSVN và họ Hồ, nhằm mê mị các thế hệ trẻ sau này.

Điều mỉa mai là chiến dịch nguỵ biện này của Hà Nội lại bất ngờ dấy lên một làn sóng phản ứng dữ dội từ nhiều phía, đặc biệt lại là cơ hội khiến người dân Việt Nam cũng như quốc tế đào sâu hơn về thảm trạng của chiến dịch đấu tố, cướp tài sản, giết người trong suốt 11 năm, mà Đảng CSVN thực hiện ở miền Bắc Việt Nam theo chỉ thị của Trung Cộng.

Trang tìm kiếm Google cũng ghi nhận trong chỉ trong 3 ngày, từ khoá tìm kiếm “đèn cù trần đĩnh” đã tăng vọt từ 20.000 lên đến gần 800.000 kết quả.

Một trong những tài liệu vạch trần bộ mặt thật của Hồ Chí Minh được phát tán rộng rãi lúc này, đó là thư viết tay của Hồ Chí Minh gửi cho Lenin, lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga sô, báo cáo đã tuân phục và thực hiện giỏi chiến dịch cải cách ruộng đất.

Được biết nhà Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội sau khi đóng cửa bất thường, đang vội vã chuẩn bị cho một đề tài khác.

 

Trái cây Trung Quốc để 5 tháng vẫn tươi

traicaySau những phản ánh từ dư luận, về sự kiện nhiều trái cây như lê, lựu, táo… Trung Quốc để vài tháng trong môi trường bình thường vẫn tươi ngon, không bị hỏng, Tiến Sĩ Phạm Xuân Đà – Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia, đã thật hiện một cuộc kiểm chứng. Chính ông Đà đã để quả lê Trung Quốc tại phòng làm việc của mình nhiều tháng. Ông Đà cho biết, trên thị trường có khoảng 2,000 loại chất bảo quản nhưng mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại.

Đáng nói là có nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Nhiều chất không định danh được nên rất khó để kiểm soát.

Hiện vấn đề gia cầm có xuất xứ từ Trung Cộng cũng đang nóng. Đặc biệt, trong tháng 7 và tháng 8, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ giao cho Chi cục Thú y tiêu hủy tăng nhanh. Chỉ trong vòng hơn một tháng đã tiêu hủy hơn 110 ngàn con gia cầm giống.

Không chỉ hàng hóa, rau quả, gia cầm từ Trung Cộng tràn về Việt Nam không bảo đàm những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chứa nhiều chất hóa học, chất bảo quản vượt quá mức độ cho phép. Mới đây hàng hóa, cụ thể là bánh xuất xứ từ Đài Loan cũng khiến không ít người dân giật mình, do các sản phẩm được chế biến từ dầu bẩn, dầu thừa và rác thải nhà bếp từ các nhà hàng pha trộn với mỡ heo.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here