Trung Quốc muốn IMF công nhận đồng tiền nguyên là một ngoại tệ mạnh

- Quảng Cáo -

Trong những năm gần đây những gia đình giàu có ở Trung quốc thường đi du lịch nước ngoài vào dịp Tết Âm lịch. Hàn quốc, Singapore và Nhật Bản là ba nước được khách du lịch Trung quốc chiếu cố nhiều nhất. Hàn quốc hay Singapore cũng ăn Tết ta nên đi du lịch hai nước này người Trung quốc vẫn cảm thấy cái không khí của ba ngày Tết. Nhật Bản thì ăn Tết tây nên chẳng có gì gọi là đón xuân, nhưng khách du lịch Trung quốc vẫn tấp nập cho dù trong mấy năm gần đây tình hình bang giao giữa hai nước Trung-Nhật trở nên căng thẳng. Ngoài việc du lịch, người Trung quốc khi ra nước ngoài thường mua sắm nhiều đồ vì hầu như ai cũng thích hàng ngoại hơn hàng nội địa, hơn nữa còn được chính quyền Bắc Kinh ngầm khuyến khích đi nước ngoài mua sắm bằng đồng tiền nhân dân tệ. Tại sao Bắc Kinh ngầm khuyến khích chuyện này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Để đón rước khách du lịch Trung quốc, các siêu thị, các cửa hàng lớn ở Hàn, Sing và Nhật đều treo bảng ‘’Chúng tôi nhận tiền nguyên’’, trong khi các ngoại tệ mạnh khác như mỹ kim, đồng euro, đồng bảng Anh hay đồng yen của Nhật thì phải đổi ra tiền bản xứ.

Những người lãnh đạo Trung quốc muốn lấy chuyện này để chứng minh cho mọi người biết rằng đồng tiền nguyên của mình được các quốc gia Hàn, Sing và Nhật đặc biệt đón nhận như là đồng tiền chung hơn cả các loại ngoại tệ mạnh khác.

Thưa quý thính giả, 5 năm trước đây, khi chính quyền ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu Quỷ Tiền tệ Quốc tế (gọi tắc là IMF) công nhận đồng tiền nguyên (hay còn gọi là nhân dân tệ) là một trong những ngoại tệ mạnh, nhưng bị bác bỏ vì nhiều lý do mà theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới cho là chính đáng.

Năm 2013, căn cứ vào con số GDP mà Bắc Kinh công bố đã qua mặt Nhật để trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Một lần nữa, lãnh đạo Trung quốc qua Ngân hàng Trung ương của họ yêu cầu IMF công nhận đồng tiền nguyên là một ngoại tệ mạnh nhưng vẫn bị từ chối vì đồng nguyên chưa hội đủ một số điều kiện đã được quy định theo thị trường tiền tệ thế giới.

- Quảng Cáo -

Theo các chuyên gia ngân hàng thì để bán được hàng cho khách du lịch Trung quốc các siêu thị, các cửa hàng lớn  tại các nước có quyền nhận đồng tiền nguyên từ khách hàng, nhưng sau đó phải đem một đống tiền mặt đó đến ngân hàng để đổi lại thành tiền bản xứ chứ không thể đổi thành các ngoại tệ mạnh khác. Chỉ khi nào trong việc trao đổi mậu dịch giữa các nước thanh toán bằng đồng tiền nguyên thì khi đó đồng nhân dân tệ mới gọi là ngoại tệ mạnh. Chẳng hạn như một hãng A của Nhật mua hàng của hãng B ở Úc, hay của hãng C ở Mỹ rồi trả bằng đồng tiền nguyên mà không có vấn đề gì thì khi đó đồng nhân dân tệ mới trở thành ngoại tệ mạnh. Lấy chuyện một số siêu thị, cửa hàng lớn nhận tiền trả của khách bằng đồng tiền nguyên để cố chứng minh đó là ngoại tệ mạnh là quyền của nhà nước Bắc Kinh, nhưng thế giới có chấp nhập không là một chuyện khác.

Cũng theo các chuyên gia ngân hàng này thì trước khi một đồng tiền nguyên muốn trở thành một ngoại tệ mạnh thì phải qua giai đoạn SDR (viết tắc các chữ tiếng Anh Special Drawing Rights tức là Quyền rút vốn đặc biệt) do IMF đặt ra vào năm 1969. SDR là tài sản dự trử có tính cách quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản của Trung quốc, phải đảm bảo bằng dự trử vàng hay các ngoại tệ mạnh khác để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ (tức là đồng tiền nguyên) khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái theo quy luật thị trường tiền tệ. Tương lai thì chưa biết chứ hiện tại thì đồng tiền nguyên chưa có tư cách bước vào giai đoạn SDR vì ngân hàng Trung ương Trung quốc, hay nói cho đúng hơn là chính quyền Trung quốc mỗi khi thấy đồng mỹ kim tăng lượng thì cũng phát hành thêm đồng tiền nguyên nhằm đối kháng lại. Mỗi khi Hoa Kỳ in thêm tiền đều phải giải thích lý do cho mọi người biết, nếu lý do không chính đáng thì đồng mỹ kim sẽ mất dần giá trị của nó, đều mà không một Tổng thống Hoa Kỳ nào dám làm, trong khi lãnh đạo Trung quốc thì in là vì muốn đối kháng lại với đồng mỹ kim, một lý do không chính đáng.

Đứng đầu thị trường tài chánh của Trung quốc là Thượng Hải luôn kiểm soát gắt gao để hạn chế các ngoại tệ mạnh tuôn ra nước ngoài. Gắt gao như vậy có nghĩa là đồng tiền nguyên không thể so sánh với các ngoại tệ mạnh khác, hiện naykinh tế Trung quốc đang suy thoái nên đồng nguyên mất nhiều giá trị của nó.

Theo chính sách của nhà nước Bắc Kinh là biến đồng tiền nguyên thành ngoại tệ mạnh nên Hiệp hội Doanh nghiệp Trung quốc đã gởi kiến nghị đến văn phòng ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cho thanh toán mọi việc giao dịch thương mại bằng nhân dân tệ tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo rằng không thể chấp nhận chuyện này được vì rất nguy hiểm khi mà đồng tiền nguyên chưa phải là ngoại tệ mạnh được thế giới công nhận, đó là chưa nói đến chuyện chủ quyền quốc gia. Không ai dám chắc rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bác bỏ cái điều hết sức vô lý đó của Bắc Kinh.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here