Liệu chính sách di dân của Nhật Bản có mở rộng cửa hay không ?

- Quảng Cáo -

Do tình trạng xã hội có nhiều người già, còn thanh niên thì không thích làm nhũng việc chân tay nặng nhọc nên chính phủ Nhật đã quyết định nhận lao động nước ngoài, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. Vào làm việc để chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020. Vì không muốn cho người Trung quốc vào Nhật nhiều thêm nữa nên chính quyền ông Abe phải đưa ra tiêu chí ‘’chủ yếu là nhận lao động các quốc gia Đông Nam Á’’.

Trên nguyên tắc thì sau khi mãn hạn hợp đồng thì tất cả các lao động người nước ngoài này phải trở về nước, nghĩa là Nhật Bản không giải quyết được tình trạng thiếu lao động chân tay nên mỗi khi cần lại phải tuyển lao động người nước ngoài vào làm việc. Chính vì lý do đó mà có nhiều ý kiến đưa ra là sẵn dịp này nên mở rộng chính sách di dân cho các lao động các quốc gia Đông Nam Á.

Tình trạng lão hóa, thiếu lao động chân tay trong xã hội Nhật không phải chỉ xảy ra trong những năm gần đây  mà là cả hai chục năm trước, thế nhưng chính quyền cũng như người dân Nhật phần đông chẳng hề nghĩ đến chuyện phải cần lao động nước ngoài vào làm việc nên không đem vấn đề này ra bàn luận nên đương nhiên chính sách nhận di dân người nước ngoài cũng chẳng ai đếm xỉa đến.

Nhiều ý kiến cho rằng khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản là là quốc gia thuần chủng nên nhận di dân ngưòi nước ngoài vào sẽ làm xáo trộn đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục kể cả vấn đề ngôn ngữ nên thay vì nhận di dân hãy tạo điều kiện dễ dàng cho những người nước ngoài sinh ra và lớn lên ở Nhật vào quốc tịch nếu họ muốn. Những người này sẽ không là gánh nặng vì họ đã sống ở Nhật từ nhỏ đến lớn, tiếng Nhật coi như tiếng mẹ đẻ, đã quen với phong tục tập quán Nhật từ hồi còn bé. Đối với những người đã sinh sống và làm việc ở Nhật trong một thời gian dài từ 5 năm trở lên cũng đừng quá khắt khe trong việc họ xin vào quốc tịch Nhật, những người này đã ít nhiếu hiểu được tiếng Nhật, nếu không muốn nói là thông thạo, họ đang làm việc nên không phải là gánh nặng mà ngược lại rất hữu ích cho sự phát triển của Nhật.
Một số những người phản đối chính sách di dân cũng đã cảm nhận là Nhật cần lao động nước ngoài vào làm việc, nhưng viện cớ rằng làm luật di dân rất khó chi bằng nên bắt đầu bằng việc quy định tư cách, công việc làm khi tuyển nghiên cứu sinh vào Nhật. Từ trước đến nay nghiên cứu sinh nước ngoài vào Nhật chẳng mấy ai hiễu rõ về đời sống xã hội, văn hóa, phong tục Nhật Bản, nếu có thì cũng qua loa trong một tuần hoặc 10 ngày tại các buổi giảng huấn ở đất nước của người nghìên cứu sinh mà thôi nên khi đến Nhật, vào làm việc nảy sinh nhiều vấn đề, bỏi vậy cần phải thiết lập ngay tại Nhật các trung tâm để giảng huấn về những chuyện đó cho tất cả nghiên cứu sinh các nước trước khi đưa họ đến sở làm. Cũng nên tham khảo phương pháp mà Singapore đang áp dụng đó là phân loại lao động tay chân và lao động trí óc để cấp chiếu kháng (visa).

- Quảng Cáo -

Hiện nay người Triều Tiên, Trung quốc và người nước ngoài có tư cách định cư, vĩnh trú ở Nhật khoảng 2 triệu người, chiếm 2% tổng dân số, nên từ đây đến năm 2030 nâng lên thành 5% là tốt nhất, không thể nhiều hơn được. Phong trào bài trừ di dân ở Đức hiện nay đang lên cao vì chính sách di dân của quốc gia này mở rộng trong mấy thập niên qua, để xảy ra nạn bài trừ di dân như ở Đức hiện nay rồi tìm cách giải quyết rất khó.

Theo các bình luận gia Nhật thì từ ý kiến đến thực hành phải mất một số thời gian, nhưng nay nhiều người thuộc thuộc phía phản đối chính sách di dân đã bắt đầu thay đổi cách nhìn là điều đáng mừng. Trong các quốc gia tiên tiến, Nhật Bản là nước không cạnh tranh với các quốc khác trong việc thu dụng nhân lao động trí óc,  nói cách khác là thành phần lao động này không có mỵ lực đối với Nhật Bản. Những lao động trí óc người Âu Mỹ mà vẫn không thu nhận nhiều nói chi đến thành phần này thuộc gốc Á châu. Muốn giữ mối liên hệ tốt đệp lâu dài với các quốc gia Á châu thì cần phải mở rộng cửa đón nhận lao động các nước trong vùng vào làm việc.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here