Tưởng niệm 64 chiến sỹ Gạc Ma

Tưởng niệm 64 chiến sỹ hy sịnh tại Gạc Ma.
- Quảng Cáo -

Để chuẩn bị lễ tưởng niệm biến cố Gạc Ma 14 tháng 3, mà trong đó có 64 chiến sỹ hải quân đã hy sinh một cách oan uổng trước họng súng của hải quân TQ, cộng đồng mạng đã phát động nhiều chiến dịch khác nhau như cùng hẹn nhau xuống đường tưởng niệm ở một số địa điểm như Saigon, Hà Nội, hoặc ngay cả tại gia nếu ai không đi được.

tuong-niem-1403Riêng nghệ sỹ Kim Chi có sáng kiến kêu gọi mọi người, dù ở nơi đâu cũng nên dành 2 phút mặc niệm cho những chiến sỹ đã hy sinh. Bà viết: “Tôi cho rằng cách hữu hiệu nhất là mặc niệm, và mặc niệm tại chỗ trong ngày 14-3. Việc này ai cũng có thể làm được. Với việc toàn cầu hoá internet hiện nay, tôi thấy việc này rất dễ dàng. Tôi cũng mong ước rằng tất cả các trang mạng đồng loạt đưa tin, nhắc nhở mọi người cùng hướng về những người đã nằm xuống năm xưa bảo vệ biển đảo, bảo vệ biên giới phía Bắc.”

Ngoài những lời kêu gọi, cộng đồng mạng cũng tích cực đưa ra những sự kiện lịch sử để giới trẻ được học hỏi về sự kiện này. Một đoạn youtube quay cảnh hải quân VN đứng yên không chống cự mặc cho hải quân TQ hàng loạt nhã đạn vào đã được chuyển tải nhiều trên mạng đã làm cho người coi càng phẫn uất trước sự tấn công dã man của hải quân TQ đối với những người lính không được trang bị vũ khí.

Một đoạn youtube khác do Dân Làm Báo đưa lên cho thấy hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông, tướng Lê Mã Lương đã tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma chính là Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận chiến, quân đội Việt Nam đã nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

- Quảng Cáo -

Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.

Bà con người Việt ở hải ngoại tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh bảo vệ đất nước.
Bà con người Việt ở hải ngoại tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh bảo vệ đất nước.

Facebooker Dũng Mai: “Ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma, bộ đội ta không được trang bị súng, đến dao găm cũng chả có mà chỉ bảo vệ lá cờ bằng giấy khen. Khi lính Trung quốc bao vây, anh em ôm cờ chịu cho chúng nó xả đạn và đâm lưỡi lê nát người. 64 bộ đội Việt nam bị thảm sát.”

Từ nhiều ngày trước, cộng đồng mạng đã chia sẻ những cảm xúc để vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh đồng thời cũng lên án hành động bán đứng đồng đội của ĐCS nhưng chưa hết, cộng đồng mạng đã phản ứng mạnh mẽ khi đảng CSVN đã cố tình cho người phá rối những buổi tưởng niệm của người dân. Sự phá rối có thể chỉ là theo dõi, ngăn cấm đi lại của một số nhà hoạt động nhưng vụ được cộng đồng mạng nói đến nhiều nhất là sự kiện ở tượng đài Lý Thái Tổ.

Facebooker Chuông Rè cho biết “DLV đứng thành nhiều hàng trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ, miệng ca vang bài “Trống Cơm”, “Như có bác trong ngày vui đại thắng”… Tay gương cao cờ búa liềm tạo thành bức tường ngăn cản “lòng dân” thắp nhang hành lễ tưởng niệm các tử sỹ hy sinh tại Gac Ma 1988. Một hành động rất “ý đảng!”

Facebooker Uyên Vũ khẳng định: “Vậy là rõ rồi, trong khi chiến sĩ chết thảm (đại bại) vì súng Tàu thì lại có kẻ vui vì đại thắng?”

tuongniem1403_3
Một số DLV ca hát.

Facebooker Trinity Hồng Thuận: “Thay vì bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, nhà cầm quyền đã cho người đến choán trước chỗ tại tượng đài Lý Thái Tổ để không ai tổ chức gì được. Thay vì những băng rôn phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc tại biển Đông, lãnh đạo đảng CSVN lại cho người giương cao cờ búa liềm để tỏ tình “đoàn kết cộng sản” với lãnh đạo Bắc Kinh. Câu hỏi “ai tiếp tay cho giặc chiếm đảo Gạc Ma?” hôm nay lại vang lên trong lòng nhiều người dân Việt…

Những hình ảnh về các thanh niên phá rối này được chụp cận cảnh và sau đó cộng đồng mạng đã tìm ra lai lịch của một số người trong nhóm. Đặc biệt tấm hình của một cô gái có vẻ xông xáo nhất trong đám đã được nói đến nhiều nhất và tất nhiên là bị lên án nhiều nhất. Facebooker Nguyễn Minh Tùng cho biết người con gái đó là Thân Thị Phượng ở xóm Liêm Xuyên xã Song Khế, TP Bác Giang và anh cũng đưa lên mạng cả lai lịch, gia phả và số điện thoại của cô này.

Facebooker Giang San Pham có ý kiến: “nói thiệt không có hình ảnh và hành động nào bêu xấu đảng Cộng Sản hơn đám dư luận viên này, đám lãnh đạo cộng sản mà còn dùng bọn này thì sự xụp đổ càng nhanh hơn, nỗi nhục quốc gia mà nó hát như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng!”

Tuy nhiên cũng có một số người nhìn sự kiện một cách rộng thoáng hơn, họ cho rằng các thanh niên đã bị đầu độc để không còn biết đâu là sự thật và họ cũng bị đảng xử dụng đứng ra làm bình phong cho đảng mà thôi.

Facebooker Huynh Thi Xuan Mai “Con nít mà có biết gì đâu các em bị lợi dụng nhiệt huyết của tuổi trẻ một phần cũng do lỗi của thầy cô giáo các bạn à!”

Nhưng nếu nói rằng đảng không tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ Gạc Ma thì cũng không đúng, đảng đã có tổ chức ở một tầm vóc nhỏ, rất âm thầm đến nổi blogger Huynh Ngoc Chenh đã gọi là YÊU NƯỚC NHƯ ĂN TRỘM.

Ông đã thuật lại lời của nhà báo Lê Hải như sau: “Sáng 14.3.2015, Ban Liên lạc Các cựu chiến binh Trường Sa Đà Nẵng đã tổ chức tưởng niệm 64 đồng đội đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma 27 năm trước. Sự kiện rất có ý nghĩa đối với mọi công dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, nhưng tiếc rằng đã không được tổ chức công khai. Nhiều người dân và các hội viên CLB Nhiếp ảnh Đà Nẵng đã không được cho vào dự. Nhiều người dặn dò, đừng đưa ảnh tôi lên, đừng trích phát biểu của tôi. Có lẽ đó là chỉ đạo từ Trung ương.”

Và ông Huỳnh Ngọc Chênh kết luận: “Thời buổi này, yêu nước giống ăn trộm nhỉ?”
Và đó là cả một chính sách ngoại giao hèn của ĐCSVN đối với kẻ xâm lược Trung Quốc.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here