Tâm tình qua thư tín ngày 28/8/2015

- Quảng Cáo -

Thưa quý thính giả,

Trong tuần lễ vừa qua, trong lãnh vực giáo dục có 2 sự kiện thời sự nóng bỏng. Đó là việc một cậu bé 14 tuổi học lớp 8 đã nhận định là nền giáo dục VN hiện nay là thối nát và cần một cuộc cách mạng để thay đổi. Sự kiện thứ hai là một số thầy và cô giáo chủ trương dạy học trò lòng dũng cảm bằng cách kêu các em đi chân không trên đống những mảnh thủy tinh vỡ. Hai sự kiện nói trên đã làm cho không gian mạng nóng bỏng vì những bàn tán, phê bình và tranh cãi. Chúng tôi nhận được ý kiến liên quan của quý thính giả và độc giả như sau:

Thính giả Trần Cao Hoài viết rằng:

Tác giả cuốn sách là tiến sỹ Phan Quốc Việt, sáng lập viên “Tâm Việt Group” trả lời: “Tôi thực hiện bài tập này 10 năm nay rồi, và chưa em nào gặp phải nguy hiểm”. Có lẽ ổng muốn thành lập đoàn Xiếc?

- Quảng Cáo -

Thính giả Tuấn Chay thì viết rằng về ông Phan Quốc Việt:

Trông gã Ts GIẤY này, làm tôi nhớ đến danh hài THANH VIỆT năm xưa hay anh HỀ trong các gánh xiếc lưu động. Hắn chủ đích dạy các em biểu diễn để kiếm tiền hơn là kiến thức cơ bản cho mai sau. Đó là Tư Tưởng, Sự Nghiệp, giáo dục và chủ trương Trăm Năm Trong Người của già HCM. XHCN-VN đang đào tạo Đỉnh Cao Trí Tuệ đây! Hì! Tại Hạ xin chào thua tên Ts RAU RỜM này thôi. Cùng chia buồn cho Nước Việt! Các em học sinh là nạn nhân của nền giáo dục VN.

Thính giả Dân Trí viết rằng:

Giáo dục định hướng Mao-Hồ

Con đường sự nghiệp xuống mồ diệt vong.

Độc giả Phú Trọng sau khi xem bài phỏng vấn nhà giáo Phạm Minh Hoàng về ngành giáo dục VN hiện nay đã có ý kiến như sau:

Chỉ có chế độ cộng sản trẻ em mới có chế độ học tăng ca như công nhân hiện nay, lộ trình trẻ học tiểu học: 6 giờ sáng đi học tới trưa ăn ngủ nghỉ tại trường, 16 giờ ra về ăn vội chén xúp, rồi lại nhà cô học thêm, đến 20 giờ về! Đúng là giáo duc xã hội chủ nghĩa!

Thưa quý thính giả, đúng là tội nghiệp cho học sinh dưới nhà trường XHCN VN, các em bị nhồi sọ bằng những giáo trình phản sự thật hay phản khoa học từ môn lịch sử cho đến kỹ năng sống… Ngay cả đến môn toán họ cũng sử dụng những bài toán đố với những ví dụ thật bạo động và ghê rợn, rồi cho những đám án vô cùng kỳ dị… Còn vô số những mẫu chuyện khác là những bằng chứng rõ ràng cho một nền “giáo dục thối nát” như em học sinh lớp 8 Vũ Thạch Tường Minh đã lên tiếng.

Thưa quý thính giả, Trong bao năm qua, hoàn cảnh và môi trường của đất nước đã không cho phép Việt Nam xây dựng dân phong, dân trí theo đúng tiềm năng và nhu cầu phát triển của từng thời đại. Do đó, trong sự nghiệp canh tân lâu dài, Chúng tôi xin chia sẻ quan niệm về giáo dục như sau: Để xây dựng dân phong và dân trí cho người VN, giáo dục phải là ưu tiên quan trọng trong cả hai lãnh vực: truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật phục hồi, phát huy những giá trị tinh thần và văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thưa quý thính giả, Truyền đạt kiến thức khoa học kỹ thuật cần được thực hiện với một nền giáo dục đại chúng và thực tiễn, để vừa giúp mọi người dân có cơ hội học hành và thăng tiến ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ… lại vừa tránh phí phạm tài năng của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền giáo dục thực tiễn phải được cập nhật theo đà phát triển nhanh chóng của thế giới và áp dụng theo sát với nhu cầu của thực tế. Với tinh thần không từ chương và không câu nệ bằng cấp, nền giáo dục đại chúng và thực tiễn này sẽ phát huy sự sáng tạo của mọi người dân để nâng cao trí tuệ của con người, đáp ứng chính sách nhân dụng và nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia. Bên cạnh những chương trình giáo án, hệ thống học đường, việc truyền đạt kiến năng còn được thể hiện bằng sự tự do tìm hiểu, học hỏi, truyền đạt những văn minh tiến bộ của thế giới bên ngoài qua tham quan, du học hoặc sử dụng mạng lưới điện toán toàn cầu. Còn để phục hồi và phát huy những giá trị tinh thần, bên cạnh những động lực thăng tiến cá nhân, sẽ giúp đào tạo con người có được những động cơ tinh thần thúc đẩy để quan tâm phục vụ xã hội. Trong chiều hướng này, việc xiển dương văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là cần thiết, nhưng quan trọng không kém là ý thức trách nhiệm xây dựng một xã hội Việt Nam tiến bộ và nhân bản. Nền giáo dục Việt Nam tương lai nhằm đào tạo những con người có ý thức dân chủ đích thực, sống tự do và trách nhiệm trong một xã hội văn minh và hài hòa. Tiếp theo chúng tôi xin trích đọc ý kiến của thính giả Trần Quốc Khanh liên quan đến chính sách ngoại giao của bà TT Nam Hàn Phát Chính Huệ đối với Nhật Bản, thính giả viết như sau:

…Bà là vị TT của 1 QG nên cởi mở để quan hệ ngoại giao. QG của bà sẽ phát triển, tiến bộ hơn nữa. Chuyện quá khứ nên khép lại và nhìn tới tương mới là quan trọng. Nước Nam Hàn chỉ là 1 phần nhỏ so với đất nước VN chúng tôi bị đô hộ của người Tàu, sự dã man còn gấp ngàn lần hơn nữa ! Gần cuối thế kỷ 19 vừa qua,năm 1979 quân Tàu xua quân đánh chiếm phía bắc phần mấy tỉnh, quân Tàu tàn sát nhân dân lẫn quân đội nhân dân trên 4 ngàn quân. Còn hãm hiếp phụ nữ, gái vị thành niên, con nít đến chết, rồi bỏ xuống giếng nước hay trong xóm làng Việt bắc. Nhưng đảng csVN luôn khép miệng và lên án quân Tàu. Mà còn gọi tình hữu nghị với 16 chữ vàng và 4 tốt. Người Việt chúng tôi nghĩ tới còn đau buồn gấp trăm nghìn lần so với Nam hàn bà ạ. Trân trọng kính chào bà TT.

Thưa thính giả Trần Quốc Khanh và quý thính giả, CTM cũng xin chia sẻ quan niệm về quan hệ ngoại giao như sau: Một nước Việt Nam canh tân sẽ thiết lập bang giao với mọi nước trên thế giới trên căn bản lý tưởng tự do, nhân bản, tương kính về chủ quyền cũng như quyền lợi; đồng thời cũng tuyệt đối bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia mình. Trước nhu cầu phục hồi và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam sẽ chủ động liên đới với các quốc gia trong vùng, đặc biệt là các định chế quốc tế trên căn bản đã nêu; mở rộng tối đa các trao đổi nhiều mặt để đón nhận những tinh hoa của thế giới nhằm nâng cấp các sinh hoạt kinh tế, y tế, nghệ thuật, kỹ thuật tại Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam tôn trọng và xiển dương những giá trị phổ quát của nhân loại, đặc biệt là những giá trị nhân văn; và sẽ nỗ lực đóng góp phần mình vào lợi ích chung của khu vực và nhân loại. Chính sách ngoại giao thân thiện sẽ giải quyết các bất đồng với các quốc gia khác trong tinh thần cởi mở và bằng phương pháp hòa bình. Cuối cùng trước sự kiện một gia đình Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây đã cực lực lên tiếng phản đối CA đến buộc treo cờ đỏ trước nhà. Vượt qua được nỗi sợ hãi cố hữu, người dân dần dần không muốn bị nhà cầm quyền xỏ mũi và đã bắt đầu lên tiếng phản đối trước những việc quá vô lý, bất công. – Cờ không có giá trị nên mới bắt người ta treo. – Yêu nước thì mang ra ngoài Hoàng Sa, Trường Sa treo! – Treo cái này có ý nghĩa gì đâu!

Thính giả Nguyễn Phan chia sẻ rằng:

Người dân miền Tây vốn hiền lành, chất phác, dễ dãi nhưng rồi cũng không thể chịu nổi những điều vô lý ngay trước nhà mình nên đã mạnh mẽ phản đối. Biển, đảo đang bị tên bạn “hữu hảo” chiếm lấy và làm của riêng thì không dám hó hé, ngư dân bị kẻ cướp đánh đập, cưóp bóc, giết chết thì không dám có biện pháp tương xứng. Họ phải tự hỏi, vì sao 40 năm trôi qua rồi mà người dân vẫn không chấp nhận lá cờ máu này!

Thính giả Rangdong Sóc thì có ý kiến như sau:

Bản chất hèn với giặc ác với dân của chế độ ngày càng rõ nét thì cờ đỏ sao vàng ngày càng trở thành biểu tượng của đàn áp, phi nhân bản và bán nước. Còn người dân nào muốn tôn vinh một lá cờ như thế không? 70 năm VN chưa có giờ phút nào thật sự độc lập tự chủ thì treo cờ máu để ăn mừng là ăn mừng cái gì? Người dân phản đối treo cờ là điều không có gì khó hiểu. 70 năm lừa dối đã quá đủ.

Quý thính giả thân mến, CTM cám ơn những đóng góp ý kiến của quý vị. Chúng tôi tin rằng quý vị cũng như chúng tôi, mỗi chúng ta sẽ là một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy công cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước VN thân yêu. Chân thành cám ơn thời gian lắng nghe của quý vị và xin tạm chia tay ở đây với lời chúc lành đến toàn thể quý thính giả và gia quyến, xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần sau trong tiết mục NCGC.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here