Đàm phán giao thương Thái Bình Dương ở ngã rẽ quan trọng

William Mauldin

- Quảng Cáo -

29/09/15

Các phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ và 11 quốc gia giao thương sẽ đối diện với các khó khăn chính trị nếu trong tuần này không kết thúc được thỏa thuận giao thương Thái Bình Dương.

Giới hậu thuẫn cho Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương xem buổi họp mới nhất của các bộ trưởng ngoại thương bắt đầu vào ngày thứ Tư tại Atlanta, Hoa Kỳ, là cơ hội cuối cùng để có được một thỏa thuận chung trước khi cuộc đàm phán sẽ bị đối diẹn với những luồng gió chính trị trái chiều.

Tranh cãi gay gắt về giao thương các mặt hàng xe cộ, thuốc men, bơ sữa gây chia rẽ các phe phái chính trị tại nhiều quốc gia TPP, trong khi đó thì mùa bầu cử tại Canada, và sắp tới tại Hoa Kỳ, Nhật Bản tạo khó khăn cho giới chức và giới hành pháp hậu thuẫn một hiệp ước làm tổn hại một số ngành nghề.

- Quảng Cáo -

Các viên chức cao cấp từ Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Mexico, Úc và bảy quốc gia khác hy vọng là tại Atlanta sẽ giải quyết những khó khăn tồn đọng của một khối quốc gia giao dịch chiếm hai phần năm kinh tế toàn cầu và một phần ba giao dịch quốc tế. Trong nhóm giao dịch này thiếu Trung Quốc.

Tổng thống Barack Obama được hầu hết các dân cử Cộng Hòa trong quốc hội ủng hộ nhưng rất ít từ đảng Dân Chủ. Ông thúc đẩy TPP để mở rộng giao dịch với các quốc gia trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và muốn đặt để các quy ước hành xử thương mại kiểu Mỹ trong lúc mà tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc gia tăng.

Kể từ lần đàm phán chót ở Hawaii cách đây hai tháng không đi đến đâu, 12 quốc gia liên hệ đã không thể giải quyết các bất đồng trên ba việc: rào cản về buôn bán bơ sữa, luật lệ sản suất xe cộ và thời gian bảo vệ tài sản trí tuệ của dược phẩm sinh vật học.

Giới chức Hoa Kỳ miễn cưỡng để đi đến thỏa hiệp, vì làm thế sẽ khiến cho các ngành kỹ nghệ và nông nghiệp rút lại hỗ trợ trong Quốc Hội, nơi mà TPP đã gặp phải chống đối mạnh.

Nhật Bản thì thúc đẩy luật lệ lỏng lẻo hơn về việc sản xuất xe cộ để miễn thuế cho xe sản xuất với nhiều bộ phận làm bên ngoài khối TPP. Nhưng Canada và Mexico thì muốn luật lệ khắc khe hơn tương tự như Hiệp Ước Giao Dịch Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) có từ hai thập niên giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico.

Chính quyền Obama thì tìm cách dàn xếp giữa hai lập trường của Nhật Bản và Mexico mà vẫn không làm mất công ăn việc làm qua Trung Quốc hay các quốc gia bên ngoài khối TPP.

Các nghiệp đoàn lao động Mỹ là nhóm chống đối TPP lớn nhất tại Hoa Kỳ cùng đồng minh tập trung vào vấn đề xe cộ và dự tính biểu tình tại Atlanta.

Về mặt dược phẩm, tuy có nhiều quan ngại của một số quốc gia về giá cả vừa túi, Hoa Kỳ muốn đẩy việc bảo vệ tài sản trí tuệ của loại dược phẩm sinh vật học.

Nhưng vấn đề chua nhất là các sản phẩm bơ sữa, nước xuất khẩu số một là Tân Tây Lan, một thành viên sáng lập của hiệp định TPP. Mặc dầu có áp suất từ Hoa Kỳ và Tân Tây Lan, giới chức Canada miễn cưỡng để tháo bỏ một hệ thống phức tạp nhằm bảo vệ các nông gia, giới hạn nhập khẩu và tăng giá tiêu thụ.

Hoàng Thuyên tóm lược

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here