Bắc Kinh trao giải Khổng Tử 2015 cho Tổng thống Zimbabwé

- Quảng Cáo -

Bắc Kinh trao giải Khổng Tử 2015 cho Tổng thống Zimbabwé

ZimbaweNgày 9 tháng 10 vừa qua trong khi cả thế giới đang chú mục vào để xem ai sẽ là khôi nguyên của giải Nobel Hòa Bình năm 2015 thì tại Trung quốc, báo đài của nước này lờ đi tin tức này để dành nhiều thì giờ nói về giải Hòa bình Khổng Tử. Năm 2010 khi ông Lưu Hiểu Ba, một nhà đấu tranh dân chủ Trung quốc, được chọn làm khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối kịch liệt và vội vả thành lập giải Hòa bình Khổng Tử để đối đầu lại. Với chiều sâu vừa tròn 5 năm thế nhưng truyền thông Hoa lục vẫn bình luận rằng giải Hòa bình Khổng Tử giá trị và cao quý hơn giải Nobel Hòa Bình. Theo báo đài Hoa lục thì giải Khổng Tử năm 2015 có rất nhiều ứng viên nhưng sau hai đợt tuyển chọn còn lại 9 người ở vòng cuối đó là ông Ban Ki Moon (Tổng thư ký Liên Hiệp quốc), nữ Tổng thống Hàn quốc Phát Cận Huệ, hai cựu Thủ tướng Nhật là ông Fukuda và ông Murayama, Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwé, ông Bill Gate, Pháp sư Tinh Vân (người gốc Đài Loan) và thêm hai ngưiờ khác mà không thấy nêu tên.76 ủy viên Giám khảo đã bỏ phiếu để chọn khôi nguyên giải Hòa bình Khổng Tử 2015 nhưng không một ứng viên nào được quá bán số phiếu bầu. Hai người có số phiếu nhiều nhất là cựu Thủ tướng Nhật, ông Murayama và Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwé có số phiếu cao nhất được vào chung kết, nhưng khi Ban Giám khảo báo cho biết thì ông Murayama từ chối vì lý do sức khỏe nên Tổng thống Robert Mugabe đương nhiên được chọn.

Không riêng gì người dân Zambabwé mà những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền của nước này đều biết ông Robert Mugabe là một nhà độc tài khét tiếng, thẳng tay đàn áp đối lập khiến cho Zambabwé từ một quốc gia đủ ăn đủ mặc nay trở thành nghèo khó phải ngữa tay xin viện trợ mà nhiều nhất là từ Trung quốc, thế nhưng truyền thông Hoa lục lại cho rằng ông Robert Mugabe là một lãnh đạo tài ba đã vượt qua nhiều khó khăn để dành lại độc lập cho Zambabwé. Chỉ sau 30 năm từ một nước loạn lạc Zambabwé đã trở thành một quốc gia ổn định chính trị, trật tự xã hội nhằm phát triển kinh tế để đem lại hạnh phúc cho người dân, tất cả đều do công lao cống hiến của Tổng thống Robert Magabe. Mặc dù đã 91 tuổi nhưng ông Robert Magabe vẫn bôn ba khắp thế giới để mưu cầu một nền hòa bình cho Zambabwé nói riêng và Phi châu nói chung. Ủy ban trao giải Hòa bình Khổng Tử 2015 cho biết, Tổng thống Robert Magabe sẽ đến Bắc Kinh để nhận giải.

Người dân Hoa lục nay không còn im tiếng như thời bao cấp mà thẩy lên mạng Internet nhiều tin tức, hình ảnh mà ai đọc hay xem đều biết ngay là nhân vật Robert Magabe là kẻ độc tài khét tiếng rồi kết luận ‘’đây là giải thưởng phá hoại hòa bình’’ . Không biết nhũng người nắm chức quyền sẽ đem ông Khổng Tử ra nhạo báng đến chừng nào.

- Quảng Cáo -

Được biết người nhận giải được trao một giấy chứng nhận và một số tiền tương đương 15 ngàn mỹ kim

Người đầu tiên được trao giải là ông Liên Chiến, cựu Phó Tổng thống Đài Loan, nhưng ông Chiến không đến nhận giải. Năm 2011, một sinh viên Nga ở Trung quốc lên nhận giải này thay cho Tổng thống Putin của Nga. Năm 2012, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp quốc là ông Kofi Annan được chọn để trao giải nhưng ông Annan cũng không đến nhận. Giải Hòa bình Khổng Tử năm 2013 có người nhận đó là Pháp sư Yi Cheng, Hội trưởng danh dự Hội Phật giáo quốc doanh Trung quốc, qua năm 2014 giải này trao cho nhà độc tài Fidel Castro, nhưng ông Castro đang trên giường bệnh không đến nhận được. Chỉ cần xem qua người ta cũng thấy rõ cái giải này chẳng có giá trị gì cả thế mà Bắc Kinh vẫn muốn so sánh với giải Nobel Hòa Bình, đúng là trò hề.

 

Vì sao Cuba không muốn nhận lao động Trung quốc ?

laodongTQTháng 9 vừa rồi cả Cuba lẫn Trung quốc đều tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày ban giao hai nước, dịp này đôi bên đều công bố cho biết đang xúc tiến việc thiết lập đường bay trực tiếp Habana-Bắc Kinh. Về mặt địa lý tuy hai nước ở xa nhau, nhưng trong gần một thập niên trở lại đây hàng năm số khách Trung quốc sang Cuba khoảng chừng 28 ngàn người. Vì Cuba và Trung quốc đều theo Xã hội chủ nghĩa nên luôn thân thiện ra mặt, nhưng về mặt hiệp tác kinh tế thì Trung quốc luôn ép Cuba trong việc trao đổi mậu dịch. Vì muốn đồng tiền nguyên, tức nhân dân tệ, trở thành một trong những ngoại tệ mạnh nên trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Đầu tư Cuba là ông Rodrigo Malmierca tại Trung quốc vào tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu từ nay đôi bên sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán các tài khoảng mậu dịch. Vì Cuba cần Trung quốc nhiều hơn là Trung quốc cần Cuba nên ông Malmierca đành phải chấp nhận nhưng trong lòng không khỏi ấm ức. Điều này do ông Malmierca tiết lộ cho các ký giả Cuba biết khi trở về nước.

Một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Trung quốc không muốn nêu tên nói rằng chúng tôi vẫn thường bị Cuba than trách là tại sao cùng chủ nghĩa xã hội với nhau mà Bắc Kinh không viện cho Cuba như hai nước Venezuela và Nicaraqua để xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phát triển kinh tế. Theo quan chức này thì Cuba đòi hỏi nhiều quá, muốn viện trợ để xây dựng hạ tầng cơ sở thế nhưng Habana lại rất tiêu cực trong việc nhận lao động Trung quốc vào làm việc như hai nước Venezuela và Nicaraqua.

Theo các quan sát viên về tình trạng lao động quốc tế thì hiện nay tại Venezuela và Nicaraqua mỗi nơi có khoảng mấy vạn lao động Trung quốc làm việc trong những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở còn Cuba thì muốn đem việc về cho người dân của mình làm, chỉ nhận lao động Trung quốc có tay nghề và kỹ thuật mà thôi. Cũng theo các quan sát viên này thì khi chưa ngã bịnh, ông Fidel Castro rất cảnh giác trước việc Trung quốc muốn đưa lao động chân tay sang Cuba làm việc, ông thường nói đừng để họ (ý chỉ Trung quốc) ‘’Mượn nhà bếp để lết lên nhà trên’’. Cũng là Xã hội chủ nghĩa với nhau nhưng ông Castro không muốn sự cách biệt giàu nghèo quá xa như ở xã hội Trung quốc.

Để nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, vào ngày 20 tháng 5 năm nay Habana quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh hồi cuối năm 2014 về việc triển khai các tàu hải quân Trung quốc trên đất nước mình. Tháng 6/2015, Trung quốc cấp tốc gởi Phó Thủ tướng Uông Dương đến Cuba để nhắc cho Habana nhớ lại hiệp định tăng cường thực hiện hiệp tác song phương giữa hai nước mà Chủ tịch Raul Castro đã ký kết với ông Tập Cận Bình cuối năm 2014. Sau khi ông Uông về nước, Bắc Kinh gởi tiếp tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương sang Cuba để nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Cuba. Sự việc trong cùng một tháng Bắc Kinh dồn dập gởi hai lãnh đạo cấp cao sang Cuba cho thấy có điều gì đó không ổn giữa hai nước anh em Xã hội chủ nghĩa này.

Ở cách xa Trung quốc như thế mà Cuba còn sợ chết bởi lao động Trung quốc trong khi lãnh đạo đảng CSVN thì gần như im lặng trước việc lao động Trung quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam. Người dân Việt chúng ta phải làm sao đây, hỏi tức là đã trả lời.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here