Tư lệnh hải quân Mỹ-Trung trao đổi – Thêm chi tiết mới về chuyến tuần tra

Christopher P. Cavas

- Quảng Cáo -

31/10/2015

Tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc trao đổi với nhau hơn một tiếng đồng hồ vào ngày 29 tháng 10 trong một cuộc thảo luận về chuyến tuần tra của chiến hạm Hoa Kỳ ngày 27 tháng 10 vừa qua.

Sau cú điện đàm đó cũng không nhiều chi tiết được phổ biến, ngoài trừ việc xác nhận các đô đốc trao đổi về chuyến tự do hải hành, quan hệ giữa hai hải quân, các chuyến cập bến thăm viếng sắp tới, gặp gỡ giữa giới sĩ quan cao cấp và tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại thường xuyên.

Đây là cuộc thảo luận tay đôi đầu tiên giữa Đô đốc John Richardson, tư lệnh hành quân của Hoa kỳ và Đô đốc Wu Shengli, tư lệnh Hải Quân của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, kể từ khi Đô đốc Richardson nhậm chức hồi giữa tháng Chín, kế nhiệm Đô đốc Jon Greenert. Hai ông Wu và Greenert có cuộc điện đàm video hồi tháng Tư, sau đó ba ông Greenert, Richardon và Wu có một cuộc điện đàm kế tiếp hồi tháng Tám.

- Quảng Cáo -

Buổi điện đàm qua video hôm 29 tháng Mười, được biết là theo lời yêu cầu của Hải Quân Trung Quốc, tiếp sau chuyến tuần tra của tàu USS Lassen đi ngang phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc dựng lên.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết là chiến hạm Lassen cũng đi ngang qua các vùng biển mà Phi Luật Tân và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trong bản tuyên bố phổ biến sau khi Đô đốc Richardson và Wu trao đổi với nhau, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết “Phạm vi của các chuyến tự do hải hành là toàn cầu và được tiến hành xuyên qua nhiều trường hợp tuyên bố chủ quyền khác nhau. Các công tác này nhằm bảo vệ quyền hạn, sự tự do và việc sử dụng hợp pháp đường hàng hải và hàng không mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho mọi quốc gia. Công tác tự do hải hành không phải là một thách thức đối với chủ quyền của lãnh thổ. Hoa Kỳ giữ thế trung lập trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo trong vùng Biển Đông.”

Hai vị Đô đốc đồng ý là sẽ tiếp tục điện đàm qua video vào cuối năm nay.

Tại Hoa Kỳ có nhiều lời kêu gọi phải tiếp tục tuần tra. Dân biểu Randy Forbers, thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Virginia, và là chủ tịch tiểu ban Hải Lực của Hạ Viện, phổ biến một tuyên bố cho rằng, “Hoa Kỳ có lợi ích an ninh quốc gia rõ rệt khi duy trì quyền tự do hải hành tại Biển Đông.” Dân biểu Forbers kêu gọi các hải quân đồng minh cùng tham gia tuần tra với Hoa Kỳ để thách thức việc Trung Quốc giành lấn chủ quyền.

Một nguồn tin từ hải quân Hoa Kỳ cho biết thêm chi tiết về chuyến tuần tra của tàu Lassen. Chiến hạm Lassen có thực hiện các bước cần thiết để cho thấy tàu chỉ có mục đích hành trình hợp pháp đi ngang qua vùng biển mà không có ý định khai chiến. Giàn rađa khai hỏa được tắt đi và không có trực thăng bay kèm theo. Tuy có một chiếc máy bay thám thính trên biển loại P-8 Poseidon của hải quân Hoa Kỳ trong vùng, nó không đi vào phạm vi 12 hải lý.

Cũng theo nguồn tin này, chiến hạm Trung Quốc hành xử chuyên nghiệp. Họ bám theo Lassen nhưng giữ khoảng cách an toàn. Trong khi đó có những tàu buôn Trung Quốc hiện diện trong vùng không có thái độ điềm đạm tương tự. Có một chiếc từ trong đảo ra và đi ngang qua trước mũi tàu Lassen tuy có giữ khoảng cách an toàn. Tàu Lassen vẫn giữ nguyên hướng đi trong khi tàu buôn chạy vòng quanh.

Các tàu đánh cá trong vùng tạo ra thêm giao thông trên mặt biển, tuy nhiên tàu Lassen không phải né tránh các tàu đó. Nhưng các tàu đánh cá này dường như có mặt chỉ vì muốn đón đầu chuyến hành trình của USS Lassen.

Một số cuộc gặp đã lên lịch trình mặt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn dù có sự căng thẳng hiện nay. Một đội tàu ba chiến hạm Trung Quốc sẽ ghé căn cứ hải quân Mayport, Florida vào ngày 3 tháng 11, chuyến viếng thăm đầu tiên của một chiến hạm Trung Quốc đến cảng Hoa Kỳ bên bờ Đại Tây Dương.

Cùng ngày, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương sẽ đến Trung Quốc trong chuyến viếng thăm nhiều quốc gia.

Những cuộc trao đổi khác, luôn cả chuyến viếng thăm của hai khu trục hạm Hoa Kỳ đến cảng Trung Quốc trong những tuần lễ tới, vẫn dự định tiến hành.

Hoàng Thuyên lược dịch

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here