Quảng Cáo

Từ việc chiếm đoạt hải đảo Trung Cộng lấn chiếm tiếp không phận Việt Nam

Vùng Thông Báo bay Thành Phố HCM.

Quảng Cáo

Tiếp theo những hành động tấn công ngư dân để lấn chiếm hải phận, nay Trung Cộng bắt đầu dùng không tặc để chiếm một phần không phận phía Nam của Việt Nam.

Không phận của một quốc gia được quy định bằng các vùng “Thông báo bay” (Flight Information Region – FIR). Việt Nam hiện có 2 vùng là “Thông Báo Bay Hà Nội” và “Thông Báo bay Thành Phố HCM” rộng khoảng 1,2 triệu km2. Tại hai vùng thông báo bay này Bộ quốc phòng, ngành Hàng không Việt Nam (HKVN) thay mặt nhà nước Việt Nam quản lý vùng trời cung cấp các dịch vụ bay như thông báo tình trạng thời tiết, các sân bay trong khu vực, nhận các thông báo nếu có trục trặc của các chuyến bay và điều hành máy bay đi đúng đường bay, mực bay… để không va chạm các máy bay khác. Tức bất kỳ một chuyến bay nào bay tới, bay qua FIR đều phải thông báo (nếu là chuyến bay thường lệ) hoặc xin phép để được theo dõi cung cấp các dịch vụ an toàn, điều hành…

Vùng Thông Báo Bay Sài Gòn được gọi là FIR HCM là vùng thông báo bay cực kỳ quan trọng của Việt Nam, mỗi ngày có 1.500 chuyến bay bay đi, đến, quá cảnh Việt Nam thì tới hơn 60% số chuyến bay qua FIR này.

Phần lớn các chuyến bay từ bắc Phi, Trung đông, châu Âu, nam Á,trung, nam Âu… bay tới Hongkong, đông nam Á, Nhật Bản, Nam Hàn và ngược lại bay qua FIR HCM. Đường bay A1 từ bắc Á qua Đà Nẵng sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á… và ngược lại hàng ngày có hàng trăm chuyến bay quá cảnh, mỗi chuyến chỉ bay qua 30 km điều hành ít phút nhưng hàng năm thu về số ngoại tệ lớn.

Từ ngày 1/1 đến ngày 8/1/2016 Trung Cộng đã biến vùng “Thông báo bay Sài Gòn” của Việt Nam vốn yên tĩnh đã trở thành hiểm họa, bất trắc với 46 chuyến bay không thông báo, bay lộn xộn không có điều hành của chức trách Hàng Không Việt Nam. Máy bay Trung Cộng đã bay cắt ngang các đường bay nhộn nhịp từ điểm báo cáo DONA đến ALDA.

Từ việc ngang nhiên chiếm đảo đến việc lấn chiếm không phận chỉ là vấn đề thời gian.

Việc làm nhiễu loạn trong vùng FIR HCM của Trung Cộng trùng với thời điểm họ khai trương sân bay họ mới khánh thành trên đảo Chữ Thập của Việt Nam (không phận đảo này nằm trong FIR HCM). Từ việc ngang nhiên chiếm đảo đến việc lấn chiếm không phận chỉ là vấn đề thời gian. Bằng hành động phủ nhận thẩm quyền của Việt Nam, ngang nhiên sử dụng không phận, đồng thời tạo nguy cơ cho các phi cơ bay qua vùng này, vô hình chung Trung Cộng đã thực hiện vùng “Nhận dạng phòng không” của họ trên bầu trời Trường Sa. Như vậy, tới đây Việt Nam chỉ còn hai lựa chọn: Chịu mất phần lớn FIR HCM, khi máy bay hoạt động ở đó phải thông báo, xin phép, chịu sự điều hành của Trung Quốc để được an toàn hoặc kiên quyết đấu tranh giành lại phần biển đảo và FIR họ ngang nhiên chiếm đoạt.

Phương án này trước mắt sẽ bị khó khăn hoạt động Hàng Không đồng thời mất chủ quyền và nguồn thu rất lớn ở vùng FIR bị TQ quấy nhiễu, ngăn chặn do các chuyến bay đi, đến miền nam Việt Nam, các chuyến bay quá cảnh sẽ né vùng trời nguy hiểm. Dù trước mắt gặp khó khăn nhưng có lẽ không người Việt Nam yêu nước nào lại cam tâm để phần lớn FIR HCM – cửa ngõ phía nam, vùng biển mênh mông, tài nguyên phong phú của nước Việt vào tay Trung Quốc.

Nhiều năm qua HKVN tiến bộ rất nhanh trên mọi lĩnh vực, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Hàng Không phát triển cỡ trung bình khá của khu vực và châu Á nhưng nay đang đứng trước thảm họa. Nếu FIR HCM bị quấy nhiễu hoặc mất đi phần lớn thì HKVN chỉ còn cái cửa rất nhỏ ra thế giới.

Hàng không là một ngành kinh tế dịch vụ rất quan trọng của một quốc gia, khi HKVN bị thu hẹp hoạt động không chỉ ngành này thiệt hại chưa thể tính nổi mà kéo theo là đầu tư, du lịch, giao thương, giao lưu kinh tế, văn hóa… của Việt Nam cũng gặp khó khăn.

Những năm gần đây Trung Quốc thường quấy nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho máy bay Việt Nam bay vào thị trường Trung Quốc như bắt bay lòng vòng vô lý, đòi trục xuất cán bộ, nhân viên Hàng Không… nhưng nay sự xâm lăng đang diễn ra tại chính không phận Việt Nam.

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux