Lào, Việt Nam: Giới lãnh đạo mới phản ảnh việc gắng sức giữ đường lối

- Quảng Cáo -

Lào: đi tìm lực đòn bẫy

Trong khi đó tại Lào, việc chuyển tiếp lãnh đạo được xem như là nỗ lực bớt nương tựa vào Trung Quốc và quay trở lại gần với Việt Nam, từng hậu thuẫn cho cộng sản Lào năm 1975 và vẫn là bậc đàn anh từ đó. Lào vẫn còn được điều hành phần lớn bởi thế hệ cộng sản Pathet Lào già nua từ thời chiến tranh với Hoa Kỳ.

Chủ tịch Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Thongloun Sisoulith được xem là những nhân vật cẩn trọng hơn với ảnh hưởng của Bắc Kin.
Chủ tịch Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Thongloun Sisoulith (trái) được xem là những nhân vật cẩn trọng hơn với ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Nhưng cả hai Chủ tịch nước Choummaly Sayasone và, bất ngờ hơn, Thủ tướng Thongsing Thammavong đều bước xuống, phần nào cũng vì giới lão thành trong Đảng lo ngại việc Lao nghiêng nhiều về Trung Quốc trong thập niên qua. Những người thay thế – Bounnhang Vorachith làm chủ tịch và Thongloun Sisoulith làm thủ tướng – được xem là những nhân vật cẩn trọng hơn với ảnh hưởng của Bắc Kinh. Đồng thời mất quyền là Phó Thủ Tưởng Somsavat Lengsavad, người gốc Hoa, được xem là có công thu hút các công ty Trung Quốc vào đầu tư. Ông ta cũng là nhân vật chánh thúc đẩy dự án đường cao tốc với vốn Trung Quốc, mặc dầu có nhiều quan tâm về các điều khoản tài chánh và món nợ lâu dài (và xe lửa này không lợi ích gì nhiều cho dân Lào). Đáng lưu ý là trong hai tháng vừa qua, một vị cựu bộ trưởng tài chánh và một thống đốc ngân hàng trung ương bị bắt giữ về tội tham nhũng liên quan đến quan hệ buôn bán với người Trung Quốc.

Việc xoay trở lại với Việt Nam là điều đáng chú ý, nếu xét rằng việc Lào hoan hỉ đón nhận vốn đầu tư Trung Quốc trong thập niên vừa qua phần nào là vì không muốn dựa vào Việt Nam quá nhiều. Nhưng việc tranh giành Lào không phải là việc người được kẻ mất. Là một quốc gia chưa phát triển, không bờ biển (GDP năm 2014 chỉ có 12 tỉ đô la), Lào không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm hợp tác với tất cả các láng giềng hùng mạnh hơn.

Để khai dụng việc tăng trưởng mạnh tại Đông Nam Á và vượt qua giới hạn địa dư, Lào đã vạch lại cho mình vai trò của một quốc gia hành lang có khả năng mở ra tuyến đường giao thương mới cần thiết trong vùng. Nỗ lực này đòi hỏi tài trợ nước ngoài rất nhiều, mà nếu cùng với giá trị về kinh tế và chiến lược mà Trung Quốc thấy được trong một quốc gia không bờ biển – sẽ ngăn ngừa không cho Lào chia tay với Trung Quốc.

- Quảng Cáo -

Rốt cuộc lại, Lào đang tìm cách dùng sự canh tranh của các quốc gia hùng mạnh khác để ra điều kiện tốt hơn cho việc hòa nhập vào thế giới, tuy rằng chẳng có bao nhiều lực đòn bẫy cả. Vạn Tượng (Vientiane) có thể tìm cách thương lượng lại một số dự án hầm mỏ và hạ tầng cơ sở gây tranh cãi trong những năm sắp tới. (Thí dụ như Trung Quốc cần đường xe lửa cao tốc bắc-nam hơn là Lào cần.) Nhưng Lào sẽ không có nhiều cơ hội thành công trong những lãnh vực mà các thế lực bên ngoài không trực tiếp tranh giành nhau.

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo Stratfor Global Intelligence – 13/02/2016

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Trong một gia đinh nho , cong việc tinh toan moi nam một khác moi the he một khác ,đe phu họp voi su the cua thoi đai , con đất nước thi đau can …?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here