Quốc hội hay hội nghị đảng viên mở rộng?

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Bầu cử quốc hội từ lâu không được quần chúng quan tâm, cho dù nó được nhà nước tôn vinh là “cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Cứ mỗi 5 năm một lần, quốc hội được đảng Cộng sản Việt Nam cho “bầu” lại 500 đại biểu, mà hầu hết là đảng viên cộng sản với một số ít người ngoài đảng làm cây cảnh.


Năm nay theo chỉ đạo từ trước của Bộ Chính Trị, cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016. Theo thông lệ, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương làm nhiệm vụ của mình bằng việc tổ chức cái gọi là “Hội nghị hiệp thương” để chọn người “xứng đáng” giới thiệu làm đại biểu. Phải có Mặt Trận Tổ Quốc nhúng tay vào mới được ra ứng cử … gọi là hợp pháp theo ý của đảng CSVN. Cơ chế hiệp thương ấy được chấp nhận và tồn tại như chuyện bình thường, tuy không có nước nào có.

Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội hôm 16 Tháng Hai vừa qua.
Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội hôm 16 Tháng Hai vừa qua.

Ngày 16 Tháng Hai vừa qua, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội. Nó nhằm mục đích thỏa thuận thành phần cũng như số lượng người của các cơ quan và tổ chức thuộc trung ương sẽ được giới thiệu làm đại biểu quốc hội khóa 14. Dĩ nhiên đây là thành phần cốt cán nhất đang nắm trọn quyền hành pháp trong tay.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thành phần đại biểu chia ra như sau: các cơ quan Đảng 11 đại biểu, cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu, Chính phủ 18 đại biểu, các cơ quan của Quốc hội (đại biểu đảm trách ở trung ương) 114 đại biểu.

- Quảng Cáo -

Ngoài ra còn có 6 địa phương có từ 10 đại biểu Quốc hội trở lên. Riêng Hà Nội, TP. HCM, tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An mỗi địa phương có thêm 2 đại biểu chuyên trách. Như vậy theo sự sắp xếp này, số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc địa phương là 302; tổng cộng là 500 người.

Nhìn qua các con số dự kiến, người ta thấy sự phân chia thật chặt chẽ và trung ương chiếm gần 40% ghế đại biểu trong tay. Điều rất đặc biệt là trong hiệp thương lần thứ nhất này, không thấy nói đến người tự ứng cử. Tuy nhiên để cho có vẻ dân chủ, “người ngoài đảng” cũng được cẩn thận dành cho 35 ghế đại biểu trong tổng số 500.

Nhưng con số 35 ghế đại biểu “người ngoài đảng” trong thực tế họ là những cảm tình viên, hoặc những loại người dễ sai khiến thì mới được “đảng cử” không khác gì những đảng viên đảng CSVN.

Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Mặt Trận Tổ Quốc Lu Văn Que
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Mặt Trận Tổ Quốc Lu Văn Que

Dù vậy, tham dự hiệp thương lần đầu này, ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Mặt Trận Tổ Quốc cho rằng, con số 35 người ngoài đảng là thấp và cần phải tăng thêm. Ông đề nghị tăng từ 35 lên 100 người và nhấn mạnh “dự kiến có 35 người ngoài đảng thì ít quá, họp Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi chúng ta có nhiều người ngoài đảng ưu tú.”

Phát biểu của Lù Văn Que không có gì mới; nhưng ở thời điểm hậu Đại Hội 12 đã biểu hiện một sự chờ đợi thay đổi nào đó trong nội bộ đảng, sau câu tuyên bố “dân chủ đến thế là cùng” của Nguyễn Phú Trọng trong ngày bế mạc Đại Hội.

Mặc dù nhóm từ “người ngoài đảng” chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng chuyện bầu cử Quốc hội khóa 14 năm nay đang có nhiều diễn biến đặc biệt khiến dư luận quan tâm, luận bàn khá sôi nổi.

Trong số những người tự ra ứng cử gồm có (theo kim đồng hồ từ trên xuống dưới): Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh và Luật Sư Võ An Đôn
Trong số những người tự ra ứng cử gồm có (theo kim đồng hồ từ trên xuống dưới): Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh và Luật Sư Võ An Đôn

Một phong trào “tự ứng cử” nhằm thực hiện quyền lợi chính trị của người dân xuất hiện trong nước và được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn. Phong trào được dẫn dắt bởi những nhà hoạt động xã hội dân sự, những nhân vật bất đống chính kiến ôn hòa đủ mọi ngành nghề.

Căn cứ vào Điều 27 của Hiến Pháp 2013 quy định quyền bầu cử và ứng cử của công dân từ 18 đến 21 tuổi, nhiều nhân vật trong giới đấu tranh dân chủ đã tuyên bố tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14. Họ nhận được sự ủng hộ của dư luận quần chúng vì vai trò đi đầu trong việc lấy lại quyền của mình từ lâu bị bỏ quên.

Đánh giá sự thành công hay thất bại của việc tự ứng cử lúc này có lẽ là quá sớm. Nó không quan trọng bằng việc những người tự ứng cử rõ ràng đã thúc đẩy và thức tỉnh mọi người về những gì vốn quy định trong hiến pháp mà bị nhà nước cố tình không tôn trọng.

Sẽ còn rất nhiều hội nghị hiệp thương do Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức để làm công việc gạn lọc theo quan điểm của chế độ. Những người tự ứng cử cũng thừa biết cơ chế hiệp thương này đặt ra để chế độ giành quyền đề cử những ai được coi là thích hợp, đồng thời loại trừ những người mà chế độ đánh giá là không thích hợp. Họ có vượt qua cửa ải này hay không cũng chưa phải là mục đích cuối cùng.

Nhưng như ông Lù Văn Que nói, để “Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng”, điều cần thiết đối với mọi người hiện nay là nhanh chóng gia tăng số lượng người ứng cử độc lập, bất chấp rào cản của hội nghị hiệp thương hay các cuộc “đấu tố” ở tổ dân phố. Với số lượng đông bất ngờ, người tự ứng cử đặt chính quyền trước những thách thức chưa từng có trong các cuộc bầu cử mà người dân dè bỉu “đảng cử dân bầu.”

Câu "Dân chủ đến thế là cùng" được ông Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên khoe tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội đảng 12 hôm 28 Tháng Giêng vừa qua.
Câu “Dân chủ đến thế là cùng” được ông Nguyễn Phú Trọng khoe tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội đảng 12 hôm 28 Tháng Giêng vừa qua.

Trong khi chế độ vẫn “kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê” và “dân chủ đến thế là cùng”, người dân trong nước hơn lúc nào hết cần chứng minh cho đảng thấy cuộc bầu cử có thực sự dân chủ hay không, bằng cách coi hành động tự ứng cử đông đảo như là một nhu cầu của tất cả mọi người, để cuối cùng buộc đảng phải “hiệp thương” với nhân dân.

Mặt khác, nếu cuộc bầu cử được thực hiện tự do và công bằng thì chưa chắc Tướng Công An Trần Đại Quang, hay Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng như nhiều người khác được đảng “cơ cấu” sẽ được người dân tín nhiệm để trở thành đại biểu quốc hội. Đến ngày 22 Tháng 5 người dân mới đi bầu, nhưng những người vừa kể đã nghiễm nhiên trở thành “đại biểu quốc hội” mà khỏi cần sự bầu chọn của người dân qua lá phiếu. Đúng là “dân chủ đến thế là cùng” theo kiểu của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đừng để đảng tiếp tục độc quyền chính trị và quốc hội khóa 14 tiếp tục là một hội nghị đảng viên mở rộng.

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. Toan la mi dan,me bau cu vao quoc hoi toan la dag vien theo y do cua dag,tu do xao tra, ai ma kg dc dag chon thi dug mog vao dc quoc hoi, mot vo kich dien di dien lai den nham chan

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here