Chống công an bạo hành tại Việt Nam

Nguyễn Ngọc Bảo - Web Việt Tân

- Quảng Cáo -

Từ năm 1997, ngày 15/3 hàng năm được các tổ chức xã hội dân sự xem là Ngày Quốc Tế Chống lại Sự Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và Công An (International Day Against Police Brutality).

Tại nhiều quốc gia dân chủ Tây Phương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, hội thảo đã được tổ chức nhằm tố cáo sự bạo hành của cơ quan công lực và công an trong ngày này. Những nỗ lực đòi lại công lý, lẽ phải ngày càng được sự hậu thuẫn rộng rãi của quần chúng, các tổ chức Xã Hội Dân Sự tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức chống bạo hành tra tấn, đòi công lý cho các nạn nhân. Nhờ sự phát triển của mạng internet toàn cầu và các mạng xã hội, các hoạt động trên ngày càng trở nên đa dạng.

Trong lịch sử nhân loại, nhờ thế lực tiền tài bao che, cũng như sự thờ ơ của dư luận, nhiều cá nhân, tổ chức chủ mưu hay thủ phạm các tội ác diệt chủng (crimes against humanity), tra tấn (torture) giết người tập thể (mass murder), vẫn thoát khỏi vòng pháp lý, ung dung sống hưởng thụ, ngoài vòng pháp luật. Vào cuối thế kỷ thứ 20, bắt đầu có những thay đổi trong việc hình thành các Công Ước Quốc Tế bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm con người. Sự quan tâm của dư luận cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ các tổ chức Phi Chính Phủ quốc gia và quốc tế, nhiều thành phần chủ mưu và tòng phạm đã bị truy lùng, bị đem ra xét xử, trừng phạt với án tù nặng nề, tài sản thụ đắc phi pháp bị tịch thu.

Trong phiên tòa xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng
Trong phiên tòa xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng

Về tội ác diệt chủng, sự tra tấn, giết người có hệ thống trong cuộc tranh chấp tại Bosnia-Herzegovinia (1992-1995) đã khiến hàng chục ngàn người gốc hồi giáo bị quân đội Serbia thảm sát. Thủ phạm của những tội ác này bị đưa ra xét xử đã đánh dấu một bước ngoặc căn bản trong việc duy trì công lý của cộng đồng nhân loại. Đây là lần đầu tiên sau Đệ II Thế Chiến, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) tại The Hague đem ra xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng (bị kết án vào tháng 5/1999, bị bắt và đem ra xử 2002-2005, sau đó mất trong tù).

Công pháp quốc tế và chống công an bạo hành

- Quảng Cáo -

Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa Tội ác diệt chủng (hay còn gọi là ’Tội ác chống nhân loại’ – Crimes against Humanity) bao gồm các hành vi bạo hành tra tấn có chủ mưu và có hệ thống (torture, persecution, other inhumane acts of a similar character intentionnally causing great suffering or serious bodily or mental injury).

Sau các tội ác chống lại nhân loại trong cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân và vô số các tội ác khác trong chiến tranh; hiện nay tại Việt Nam, Bộ Công An, mà người từng cầm đầu là Trần Đại Quang (sắp là chủ tịch nước) trong nhiều năm qua đã và đang tiến hành một chính sách tiêu diệt đối kháng một cách có hệ thống qua nhiều hình thức tinh vi, kín đáo như bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, bạo hành thể xác. Hậu quả là hàng trăm người đã bị đánh chết, hàng chục ngàn người bị đánh đập dã man, bị thương tật thể xác hay bị nội thương. Bộ máy công an phối hợp với côn đồ cùng toà án toa rập với nhau để đưa những người chế độ muốn trù giệt vào tù, hầu dễ dàng đày đoạ hoặc dùng nhục hình tra tấn.

Tội ác chống nhân loại bao gồm một trong các hành vi sau, khi được thực hiện có hệ thống hoặc trên phạm vi lớn hoặc được âm mưu, chỉ đạo do một chính phủ hay tổ chức, tập thể:

(a) Giết người;
(b) Hủy diệt;
(c) Tra tấn;
(d) Nô lệ hóa;
(e) Khủng bố chính trị hay của, chủng tộc, tôn giáo, bộ lạc;
(f) Phân biệt chủng tộc, bộ lạc, tôn giáo liên quan đến sự xâm phạm các quyền cơ bản và tự do của con người dẫn đến sự tổn thất nặng nề về số dân;
(g) Tự ý ép buộc, dùng vũ lực trục xuất, lưu đày;
(h) Tự ý giam hãm;
(i) Ép buộc, dùng vũ lực gây ra sự mất tích;
(j) Cưỡng hiếp và các hành vi lạm dụng tình dục khác;
(k) Những hành động mất nhân tính gây ra thương tổn nặng nề đến tình trạng thể chất hoặc tinh thần, sức khỏe hay phẩm chất con người, như gây tổn thương, tàn tật hay tổn hại khốc liệt cho thân thể.

Với các định nghĩa trên và những quyền hạn được giao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, các thành phần lãnh đạo chủ mưu và các thủ phạm gây tộc ác sẽ bị triệu ra tòa để điều tra, dẫn độ ra trước Tòa án quốc gia hay quốc tế để trả lời cho các hành vi tội ác của họ.

Các cơ cấu dân cử như Quốc Hội Hoa Kỳ có thẩm quyền tuyên bố các tội ác của một số cá nhân, tập đoàn thuộc phạm trù các tội ác diệt chủng và cần phải lập ra một Tòa Án đặc biệt để điều tra, truy lùng và bắt giữ những người liên quan.

Ngoài ra thẩm quyền thụ lý các tòa án cấp quốc gia, tùy theo hệ thống pháp luật từng nước, có thể được mở rộng để bao gồm việc điều tra, xét xử các hành vi bạo hành tra tấn, diệt chủng xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hay liên hệ đến các công dân các quốc gia khác.

Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet
Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet

Hành vi ra lệnh đàn áp dã man Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã bị toà án Tây Ban Nha chấp nhận thụ lý, điều tra. Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet đã bị bắt giữ tại Anh (1998 trong hơn 500 ngày) vì một trát tòa Tây Ban Nha về tội ra lệnh giết chết, thủ tiêu các thành phần đối lập.

Hiện Tòa Hình Sự Quốc Tế đang tiến hành điều tra về các tội ác tra tấn, giết người tại Cộng Hòa Trung Phi, Sudan (Darfour), Mali, Cộng Hòa Congo, Uganda, Cộng Hòa Kenya, Libya, Cộng Hòa Trung Phi, Georgia… Các cuộc điều tra liên quan đến các cá nhân chủ mưu và thủ phạm tiến hành các vụ giết người, bạo hành dã man các thường dân tại các quốc gia trên. Nhiều thành phần tội phạm đã bị trát tòa quốc gia và quốc tế bắt giữ, một số đang lẩn trốn.

Với khả năng kiểm định rộng lớn qua các mạng điện tử, các ngân hàng, cơ quan tài chánh; những thành phần tội phạm tại đào này không còn xử dụng được các số tiền khổng lồ, hoặc bất động sản mà họ đã thụ đắc được một cách phi pháp trên thế giới. Vì hiện nay, các cuộc điều tra về mặt hình sự, thường đi song song với các hình thức truy lùng và niêm phong các tài sản phi pháp.

Nhằm bảo vệ nhân phẩm, đòi lại công lý ở một bình diện giới hạn hơn tội ác diệt chủng có tính chất phổ quát, Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) đã được thông qua vào tháng 12/1984 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1987. Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn vào ngày 7/11/2013 và chính thức thông qua ngày 5/2/2015. Nhưng lãnh đạo CSVN và chỉ huy lực lượng Công An cố tình coi thường, chà đạp và vẫn chỉ thị đàn áp dã man mọi thành phần dân chủ hay người dân vô tội dám đứng lên chống lại chế độ CSVN.

Điều khoản 1 của Công Ước Chống Tra Tấn định nghĩa hành vi tra tấn như sau:

“Tra tấn là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ – dù thể xác hay tâm thần – do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi – hoặc theo sự xúi giục – hoặc với sự đồng ý – hoặc chấp thuận – của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.” (Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1)

Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật bị công an Lâm Đồng ném đá vỡ đầu ngày 22/2/2016.

Hiện nay tại Việt Nam, công an đã cố tình xử dụng, bao che các thành phần đầu gấu để tiến hành các hành vi bạo hành nhằm vào các nhà dân chủ, gia đình họ, cùng với nhiều người dân vô tội khác (đánh bằng võ khí mềm vào người để gây nội thương, ném đá, tông xe để gây tai nạn giao thông, cho giả dạng tù nhân đánh trong tù). Nhiều người bị tra tấn, đánh chết trong đồn công an (hàng trăm vụ đánh chết người đã xảy ra), cùng lúc hàng ngàn nạn nhân và gia đình bị trù dập, đánh đập dã man. Gần đây nhất là trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và gia đình tại Lâm Đồng.

Nhân ngày Quốc Tế Chống Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và công an, với tất cả các thuận lợi hiện nay về mặt dư luận và công pháp quốc tế, người dân Việt Nam và các nạn nhân cần phải đứng lên lập hồ sơ, tố cáo trước dư luận về các hành vi bạo hành dã man có chủ mưu và hệ thống của lãnh đạo CSVN và Bộ Công An. Những vụ điều tra, đưa các thành phần chủ mưu và thủ phạm tại Phi Châu ra trước Tòa sẽ không xảy ra nếu không có sự can đảm, quyết tâm các cá nhân, các NGO tranh đấu cho công lý tại các quốc gia Phi Châu bất chấp các đe dọa để đưa những hành vi tội ác ra trước ánh sáng của công lý.

1915167_10154814259590620_5583672385002634422_n

Các nạn nhân, gia đình, các lực lượng dân chủ Việt Nam cần đưa các hành vi tội ác, các thủ phạm trên ra trước công luận thế giới qua việc:

1. Thu thập, lọc lựa, viết lại, lưu trữ tất cả các dữ kiện để có thể trở thành các bằng chứng trước một Tòa Án quốc gia hay quốc tế.

2. Vạch mặt các thành phần chủ mưu và thủ phạm các vụ bạo hành tra tấn, giết người dã man trước công luận thế giới, với danh tánh, hình ảnh, dữ kiện về cá nhân các thành phần này.

3. Lập ra những hồ sơ pháp lý với sự hỗ trợ của các NGO quốc tế để truy tố các thủ phạm ra trước Tòa (về mặt hình sự và phần tài sản phi pháp liên hệ).

Người Việt Nam sẽ phải tự mình tiến hành, sẽ không có ai khác làm việc này thay cho chúng ta để đòi công lý, lẽ phải cho các nạn nhân trong các vụ đánh chết người, tra tấn bạo hành của công an và đầu gấu tại Việt Nam.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here