Chúng ta đã bỏ mặc an nguy, sự sống của ngư dân

Hải Dương - tolam.org

Những giọt nước mắt này, cơ quan nào thấu hiểu?
- Quảng Cáo -

(An ninh quốc phòng) – Ngay khi Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi thông báo, thêm một ngư dân (Trương Đình Bảy 47 tuổi, thôn An Hải, xã Bình Châu) bị bắn chết ở Trường Sa, dư luận bày tỏ rất nhiều bức xúc, vừa thương tiếc, vừa xót xa. Đây không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam bị bắn chết khi hoạt động tại các ngư trường truyền thống – hết bị tàu Trung Quốc uy hiếp tính mạng, giờ đến Philipiness hành xử ngông cuồng. Rõ ràng, tính mạng của ngư dân ta quá nhỏ nhoi, ai cũng có thể bắt nạt được?

***

Chúng ta có cả lực lượng quân đội nồng hậu, cảnh sát biển được đầu tư rất tinh nhuệ. Vậy thì vì sao, trong suốt những năm nay, an nguy, sự sống của ngư dân trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta lại bị bỏ mặc???

Tàu cá QNg 95861-TS của ông Bùi Văn Cu cùng 14 ngư dân ra vùng biển Trường Sa khai thác hải sản. Khi tàu neo đậu ở tọa độ 9021’506”N – 115027’790”E thả ca nô hành nghề, thì bị một nhóm người Philippines có súng tấn công. Ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết tại chỗ. Trong lúc giằng co với những kẻ cướp biển Philipiness hung bạo, chủ tàu cá Bùi Văn Cu đã giật được súng, ném xuống biển khiến chúng hoảng sợ, bỏ đi. Lúc này, chủ tàu cá Bùi Văn Cu vừa sơ cứu vết thương cho ngư dân Trương Đình Bảy, vừa di chuyển tàu về đảo Đá Nam (thuộc Lữ đoàn 146 Trường Sa) báo cáo sự việc.

Ở đây ta thấy rõ, dù đánh bắt hải sản trên vùng biển của ta nhưng những ngư dân này không được ai bảo hộ. Khi tính mạng bị uy hiếp, các ngư dân chỉ biết tự cứu lấy chính mình. Trong khi ta có hẳn một lực lượng quân đội hùng mạnh, một lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư kiên cường… vậy mà, tính mạng của nhiều ngư dân khi khai thác hải sản trong vùng biển của ta lại phó thác rất nhiều cho may rủi??? Câu hỏi đặt ra là, trong lúc ngư dân chúng ta gặp nguy hiểm thì những lực lượng trên đã ở đâu???

- Quảng Cáo -

Trong khi cơ quan chức năng cứ khuyên ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, nhưng các lực lượng lẽ ra phải là những người đồng hành xuyên suốt với ngư dân thì nhiều lúc lại không thể bảo vệ được ngư dân trước những hiểm nguy đang rình rập hàng giờ trên biển!

Điều đáng nói ở đây là, không phải một lần ngư dân ta bị tấn công ngay trên vùng biển, ngư trường truyền thống. Tháng 8-2013, một tàu cá Việt Nam bị một nhóm người hành hung, nổ súng tấn công khi đang hoạt động ở vùng biển giáp ranh với Campuchia, khiến một ngư dân thiệt mạng.

Trong năm 2014, 2015, liên tiếp xảy ra các trường hợp tàu cá Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị Trung Quốc quấy nhiễu, truy đuổi, tấn công. Còn nhớ, tháng 6-2015, trong khi tàu cá QNg 95193 TS do ngư dân Nguyễn Trung Kiên (42 tuổi, ở xã Bình Châu) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân hành nghề lặn, đang neo cách đảo Bom Bay (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 4-5 hải lý để nghỉ ngơi thì bị tàu của Trung Quốc tấn công. Phía Trung Quốc đã rượt đuổi và dùng vòi rồng phun nước, hất ngã tung hai ngư dân Bùi Tấn Đoàn (23 tuổi) và Cao Xuân Lý (42 tuổi), khiến hai người này bị thương nặng.

Đông đảo người dân làng chài ra bến cảng đợi đón ngư dân xấu số trở về với làng chài.
Đông đảo người dân làng chài ra bến cảng đợi đón ngư dân xấu số trở về với làng chài.

Tháng 7-2015, tàu Trung Quốc đã truy đuổi, bắn đạn và tông chìm tàu cá của ngư dân xã Bình Châu khi đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) chừng 4 hải lý. Gần đây nhất, tháng 11-2015, tàu tiếp tế Hải Đăng 05 của Việt Nam cũng bị các tàu hải giám và tàu chiến Trung Quốc vây ép, chĩa súng uy hiếp khi tàu tiếp tế này đi ngang qua bãi đá Xu Bi (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) khoảng 12 hải lý.

Ngư dân thường xuyên bị ức hiếp như thế, nhưng nhiều ngư dân chỉ biết cách tự cứu lấy mình, lẻ loi, đơn độc chống lại sự cường bạo của những kẻ ngang ngược xâm phạm, muốn làm chủ lãnh thổ của Việt Nam. Đã có nhiều vụ ngư dân bị nạn, không một tàu cảnh sát biển, không một lực lượng quân đội nào có mặt để bảo vệ tính mạng cho họ. Nhiều ngư dân ta đã thoát chết, một phần là do may mắn, một phần là có các ngư dân đi đánh bắt gần đó phát hiện đến ứng cứu. Vậy thì vai trò của cơ quan chức năng, những lực lượng chuyên trách đã và đang ở đâu???

Ngay cả việc bảo vệ ngư dân của mình trên vùng biển của mình mà chúng ta còn không làm hết được thì làm sao chúng ta có thể biến ước mơ đòi lại được Hoàng Sa thành sự thật? Chúng ta đã hô hào bảo vệ chủ quyền biển đảo nhiều rồi, nhưng chúng ta có thực sự hành động hết khả năng chưa hay chỉ là lời nói suông???

Hải Dương

- Quảng Cáo -

30 CÁC GÓP Ý

  1. Bọn cảnh sát biển được trang bị hiện đại bằng tiền của dân, nhưng chỉ biết mỗi một việc là săn bắt buôn lậu một cách rất hăng hái, vì công việc này có nhiều lợi ích hơn là việc bảo vệ ngư dân và biển đảo.

  2. Dung cho minh la tot rut cuc lai la ngu si tau cua trung quoc gap nan v.n kieu gup con viet nam thi trung quoc dinh rap tan cong ngu het cho noi

  3. Vn minh an to noi lon la bao ve nguoi minh chi noi cho da tai thoi toi cho dan minh tu minh bao ve minh chu biet lam sao khi may ong to ba lon k giai quuyet biet lam sao

  4. Có một lần duy nhất cậu Võ Tuấn đã cam kết là không quân VN sẽ huy động hết sức mình, dù có phải làm việc 24/24 để tìm kiếm nạn nhân …. Trung Quốc. Để tìm cách bảo vệ tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam và bầu trời, vùng biển Việt Nam thì chưa hề thấy đả động dù chỉ là một lần.

  5. Bon canh sat bien vn.lam duoc cai gi dau..neu ko lam uoc bao ve vung bien vn thi trao Vu khi dan di tren bien de chong bon tren bien

  6. Cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, …đổ biết bao tiền của để tất cả dc trang bị hiện đại. Vậy tất cả hàng ngày nấp ở đâu để dân phải chết oan hết lần này lượt nọ thế này

  7. cảnh sát biển , bộ đội biên phòng, hải quân , họ cũng sợ chết , họ cũng phải lo giử cái mạng của họ chứ , chết bỏ vợ con ai lo , bây giờ phải biết rằng hồn ai nấy lo , kg ai lo cho chính mình cả phải nhớ lấy điều này làm chuẩn trước khi đi ra khơi , tự lực cá sinh là chính , đừng kêu ca ai cả , nhắm làm kg rồi thì đừng ra khơi kẻo thiệt thân

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here