Ước mơ “làm thuê”

Luật sư Lê Luân - Fb. Luan Le

- Quảng Cáo -

Cả xã hội nháo nhào lên bàn tán, tranh luận về một băn khoăn của một cô học sinh bằng việc nêu ra câu hỏi “học thế nào để ra trường đi làm sẽ được hưởng mức lương 2.000 USD”?

Những người ủng hộ thì cho đó là ước mơ lớn, và đáng khích lệ.

Hôm qua, khi đối thoại hướng nghiệp với các bạn trẻ học phổ thông ở Vinschool, tôi nhấn mạnh với các bạn rằng: các bạn đừng hỏi câu hỏi như một học sinh vừa rồi đã đặt ra là, học thế nào để ra trường có mức lương 2.000 đô. Vì chỉ có doanh nghiệp khi họ tuyển dụng mới biết người ngồi đối diện họ mà họ đang phỏng vấn ở mức nào và bạn cho họ tìm thấy tiềm năng gì ở bạn. Chứ chẳng có trường nào dạy bạn ra để có thể đòi hỏi một mức lương nào ở đây được cả.

Hơn nữa, đừng hỏi thế, vì làm vậy là tự giới hạn ước mơ của chính mình lại, biến mình thành những con rô bốt chỉ biết đi làm vì tiền và thoả mãn bởi đã đạt được mức giá đó.

- Quảng Cáo -

4afneucotrongtay20trieutoiselamchucuachinhminhVà quan trọng hơn tất thảy, các bạn đừng nghĩ đi làm thuê nữa, hãy nghĩ làm chủ, đó mới là thứ đất nước này cần, thực sự cần hơn bất cứ lúc nào hết. Chứ chúng ta đi làm thuê mấy chục năm trên chính quê hương mình một cách miệt mài và cần mẫn để làm giàu cho các quốc gia khác, mà không những thế lại còn bán cạn kiệt cả tài nguyên quốc gia rồi nhưng cũng vẫn ngày càng nghèo và suy thoái.

Mà họ đâu có nghĩ, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước chiếm đến gần 80% tổng thị phần thị trường toàn quốc trong các lĩnh vực quan trọng và lớn. Thế thì lấy đâu ra mức lương kia cho một người mới ra trường ở cái nền giáo dục lạc hậu này? Tôi nói với các bạn trẻ rằng, họ được đào tạo ra mà chẳng có kỹ năng nào cả, viết cái đơn xin việc không xong. Thế thì đòi hỏi mức lương ấy có xứng đáng không? Hoặc bạn phải là thiên tài hoặc chí ít là phải rất khác người thường.

Ước mơ ấy lớn đối với các bạn trẻ Việt Nam vì nước ta quá nghèo, đi học còn chật vật vì tiền học phí, nên ra trường chỉ nghĩ đi làm thuê để trả nợ. Trầy trật kiếm việc trong nền kinh tế èo uột, rỗng ruột, với định hướng và nhiệm vụ chính trị, thì ước mơ ấy chẳng có gì để bàn đến nhiều ở đây. Đứng trên đất Mỹ, Úc hay Nhật thì có thể được, nhưng ở Việt Nam ư, hãy chứng minh rằng, bạn vừa cầm tấm bằng tốt nghiệp ra bạn phải là một thiên tài hoặc có khả năng vượt trội nào đó người ta cần mà cũng đồng thời họ phát hiện ra nó đang ngự trị trong bạn.

15327495_1841568682753575_4933925073610219712_nVà đã đến lúc ước mơ làm chủ chứ đừng làm thuê cả đời để còm cõi sống nhỏ mọn nữa. Cái giá của làm thuê thì luôn luôn rẻ mạt, dù là với định mức tiền bạc nào đi nữa.

Không ai đánh thuế ước mơ, nên hãy học và tích trữ trí tuệ ưu tú, lúc đó, tiền bạc không còn là giới hạn của những ước mơ.

Hãy để ước mơ trở nên đáng giá hơn tiền bạc.

Và trước tiên, hãy bắt tay vào dọn dẹp cuộc sống dầy bất công đến phi lý và tha hoá này đi để có chỗ cho những ước mơ có cơ hội trở thành hiện thực.

Big Think, hãy nghĩ lớn là điều Tổ quốc này đặc biệt cần ở những người trẻ để cho đất nước trở mình và lột xác mà vươn tầm lên với văn minh thế giới. Nếu không sẽ là đất nước của những kẻ làm thuê. Chỉ là vậy thôi.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here