Trung Quốc củng cố căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo

Các căn cứ quân sự được xây theo hình lục giác tại đá Gaven - Ảnh: CSIS/AMTI
Các căn cứ quân sự được xây theo hình lục giác tại đá Gaven - Ảnh: CSIS/AMTI
- Quảng Cáo -

PARIS, PHÁP (CTM Media)- Ngày 14 Tháng 12, 2016, Hãng Thông tấn AFP (Pháp) đã đăng một loạt hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang ráo riết trang bị hàng loạt vũ khí tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây cất trái phép ở Trường Sa của Việt Nam trong những năm qua.

Các hình ảnh vệ tinh này do Tổ chức Nghiên Cứu Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (Asia Maritime Transparency Initiative – AMTI), trụ sở tại Washington DC, chụp từ Tháng Mười, 2016 và mới cho công bố.

Tại Bãi Đá Hughes (Tư Nghĩa ). Ảnh: CSIS
Tại Bãi Đá Hughes (Tư Nghĩa ). Ảnh: CSIS
Tại đảo Gạc Ma - Ảnh: CSIS
Tại đảo Gạc Ma – Ảnh: CSIS
Tại Bãi Cuarteron Reef (Bã đá Châu Viên)
Tại Bãi Cuarteron Reef (Bã đá Châu Viên)
Bãi đá Fiery Cross Reef (Chữ Thập)
Bãi đá Fiery Cross Reef (Chữ Thập)

Theo AMTI thì các cấu trúc này là các ổ súng chống máy bay cỡ lớn và hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS).

Tổ chức này cho biết họ bắt đầu theo dõi việc xây dựng các cấu trúc hình lục giác tại Đá Chữ thập, Đá Vành khăn và Đá Xu Bi trong tháng 6 và tháng 7 năm nay.

- Quảng Cáo -

AMTI nhận định: “Những khẩu súng này và có thể là hệ thống CIWS. Bắc Kinh rất chú trọng tới công tác phòng thủ cho những đảo nhân tạo của họ phòng trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang bất ngờ ở Biển Đông”.

Các tấm không ảnh này đóng góp thêm vào việc tố cáo chính sách bá quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. Việt Nữ, Saigon, Việt Nam.

    +++ RFI Đăng ngày 28-11-2016
    *** Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây

    *** Một bệnh viện mới, ba phi đạo dài 3.000 mét, năm ngọn hải đăng, một vùng phủ sóng viễn thông 4G ở mức 100%… Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Mục tiêu của Bắc Kinh rất hiển nhiên : củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông thông qua các tiền đồn cách xa lục địa Trung Quốc cả ngàn cây số.

    Trong bài phân tích mang tựa đề « Trung Quốc củng cố các vị trí trên Biển Đông », đăng ngày 24/11/2016 trên trang web East Pendulum, chuyên gia Pháp Henri Kenhmann đã giải mã ý đồ của Bắc Kinh qua việc xây dựng 5 loại công trình khác nhau trên các đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), Gạc Ma (Johnson South), Châu Viên (Cuarteron), Ga Ven (Gaven) và Tư Nghĩa (Hughes). Dưới vỏ bọc dân sự, đây là những cơ sở được dùng vào mục tiêu quân sự, phục vụ đắc lực cho các lực lượng võ trang mà Trung Quốc đã triển khai để khống chế Biển Đông.

    *** Cơ sở y tế đủ sức hỗ trợ các đơn vị quân đội

    Tác giả bài viết ghi nhận trước tiên hết sự kiện là kể từ tháng Bảy vừa qua, một bệnh viện thuộc lớp 2A rộng 16.000 mét vuông với hơn 100 giường đã được khánh thành trên Đá Chữ Thập, thực thể lớn thứ ba trong quần đảo Trường Sa, hiện đã được bồi đắp thành một hòn đảo có diện tích 2,8 cây số vuông.
    Công việc xây dựng đã bắt đầu vào tháng Mười năm 2015 và được hoàn tất trong vỏn vẹn 8 tháng. Một đội ngũ y tế khoảng 50 người, đảm bảo hoạt động của bệnh viện, đã đón nhận hơn 1000 bệnh nhân và thực hiện được khoảng một trăm cuộc giải phẫu cho đến nay.

    Tháng ba vừa qua, một máy bay tuần tra trên biển của Hải Quân Trung Quốc đã phải gián đoạn nhiệm vụ và đáp khẩn cấp xuống Đá Chữ Thập để sơ tán một người lính công tác trên một hòn đảo nhưng bị bệnh rất nặng về đất liền.

    Bệnh viện trên Đá Chữ Thập sẽ giúp Trung Quốc có thêm hỗ trợ y tế tại khu vực xa xôi hẻo lánh này của thế giới – cho các đơn vị quân đội đồn trú trên các hòn đảo khác nhau dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, hay là thường dân được cử đến làm việc tại khu vực cách lục địa Trung Quốc hơn 1 000 km.
    Một phóng sự của đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho thấy là bệnh viện này được trang bị khá tốt đối với một cơ sở có quy mô như vậy. Và rõ ràng là sự hiện diện của một cơ sở hạ tầng y tế trong vùng này của Biển Đông, sẽ cung cấp một lợi thế chiến thuật không thể xem thường cho quân đội Trung Quốc nếu xẩy ra chiến tranh.
    Năm ngọn hải đăng để xác lập quyền sở hữu của Trung Quốc

    Ngoài bệnh viện, năm ngọn hải đăng cũng đã được khánh thành trên năm đảo lớn nhất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa : Xu Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên, đều là đảo nhân tạo.
    Theo truyền thông Trung Quốc, những ngọn hải đăng này cao hơn 50 mét, có tầm chiếu xa ra tới 20 hải lý. Tất cả đều được trang bị hệ thống giám sát AIS để theo dõi vị trí tàu thuyền qua lại gần đó.
    Bên cạnh chức năng phục vụ hàng hải, các hải đăng cũng là một biểu tượng tâm lý quan trọng để nhắc nhở tàu bè qua lại khu vực về sự hiện diện thường trực của Trung Quốc tại tuyến đường biển chiến lược quan trọng này.

    *** Hệ thống cơ sở lọc nước ngọt
    Ngoài công việc xây dựng cơ sở y tế và hỗ trợ hàng hải, Bắc Kinh đã quan tâm đến một yếu tố quan trọng hơn là nguồn nước ngọt. Vào đỉnh điểm của công việc bồi đắp các đảo ở Trường Sa, có đến hơn 20.000 người có mặt tại chỗ, nước ngọt luôn luôn là một vấn đề, nhất là khi hầu như không có hòn đảo trong tay Trung Quốc ở Biển Đông là có nguồn nước ngầm uống được.
    Để khắc phục tình trạng đó, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều giải pháp. Ngoài việc thường xuyên chở nước từ đất liền ra các đảo, việc hứng nước mưa và tái xử lý nước đã kinh qua sử dụng là nguồn cung cấp chính cho các nhu cầu vệ sinh và lao động.
    Kể từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã lần lượt cho vận hành các nhà máy khử muối trên tất cả các đảo, với những công suất khác nhau, từ một vài tấn đến vài ngàn tấn mỗi ngày, tùy thuộc vào kích thước của các hòn đảo và « dân số » tại chỗ… Được nói đến nhiều là nhà máy trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) – thành phố lớn nhất và căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông.

    *** Tạo dựng cả một hệ sinh thái xanh

    Không còn phải lo về nước ngọt nữa, Trung Quốc hiện muốn đi xa hơn và đang nỗ lực « tái tạo » một hệ sinh thái xanh trên các đảo ở Biển Đông, vốn dĩ là những nơi hoang sơ, khô cằn.
    Trên « đảo » Xu Bi chẳng hạn, đã có hơn một triệu loại cây cỏ khác nhau do Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc lựa chọn cẩn thận, được chuyển đến trồng tại chỗ, vừa để chống sói mòn và giảm hàm lượng muối trong cát, vừa để cung cấp thực phẩm tươi cho « cư dân » địa phương và thu hút các loài chim.
    Mục tiêu công việc này chính là nhằm cấu tạo một môi trường nơi mà con người có thể sinh sống lâu dài. Phóng sự của đài CCTV cho thấy rằng những hòn đảo đó, dù được bồi đắp lên một cách nhân tạo, nhưng có lẽ là nơi « xanh » nhất ở Trung Quốc – với tất cả các khí thải độc hại đều được kiểm soát và tất cả các chất thải đều được tái chế một cách tối đa.
    Ngoài ra còn có những công trình khác như các phi đạo dài và màng lưới viễn thông, đã được phân tích rộng rãi…
    Một chiến lược lấn chiếm lâu dài bất khả đối phó
    Với các công trình có thể coi là « dời non lấp biển » kể trên, Trung Quốc đang từ từ áp đặt ý muốn của họ trên khu vực này của Biển Đông, mà không cần đến việc tấn công quân sự vào các đảo khác trong tay các nước láng giềng.
    Trong quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Malaysia là hai nước kiểm soát hầu hết các rạn san hô, nhưng những bãi cạn mà Trung Quốc chiếm cứ từ gần 40 năm nay chính là những thực thể có giá trị nhất cả về địa chất lẫn địa lý. Vị trí và cấu tạo của các rạn san hô trong tay Bắc Kinh có tiềm năng lớn để phát triển trong tương lai.
    Cần ghi nhận rằng, cách làm từ từ nhưng cũng rất tốn kém của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ có ảnh hưởng lâu dài và tai hại đối với các nước láng giềng khác, bởi vì cách đó không thể bị bắt chước, cũng như không thể bị ngăn chặn, trừ phi dựa vào các hoạt động quân sự ngay từ đầu với những hậu quả khôn lường và không thể gánh chịu được.
    Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, nghịch lý lại là phương pháp đó dẫu sao vẫn « xây dựng » hơn việc phái một vài chiến hạm đến nơi để bảo vệ quyền « tự do hàng hải » vốn chưa hề bị các nước có liên quan nào vi phạm.

  2. Bé Bự Việt Nam.
    489 tướng Hải – Lục – Không quân Việt Nam Trụ tại Gia Thờ Bà vô hanj đinh.

    ‘Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt nam’, nhưng Trung cộng xây 3 sân bay, đặt giàn phóng tên lửa trên 2 đảo Gạc Ma – Chữ Thập thuốc quần đảo Trường Sa là quyền của TQ. Tổng bí thư đảng csVN kiêm tổng tư lệnh QĐND và 489 tướng Hải – Lục – Không quân Việt Nam ‘kẻ thù nào cũng đánh thắng’ ngậm 16 chữ vàng nín thở trụ tại gia Thờ Bà vô hạn định. Miệng câm như Nghêu – Sò – Ốc – Hến…..

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here