Đấu đá nội bộ dữ dội trước đại hội giữa kỳ (*)

Zachary Abuza (The Diplomat) - bản dịch Vũ Quốc Ngữ (Defend The Defenders)

Đấu đá nội bộ trước Đại hội giữa kỳ là rất dữ dội.
- Quảng Cáo -

Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị
trước Đại hội giữa nhiệm kỳ ở Việt Nam

Trong những ngày từ 24 đến 30/10/2016, Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị và thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chuyến thăm không được xếp vào dạng cao cấp đến Hoa Kỳ. Mặc dù nó không thu hút được sự chú ý của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với nền chính trị trong nước.

Tháng Giêng năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức Đại hội lần thứ 12, trong đó bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, nhưng một cách không ngờ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái cử. Mặc dù ông đã được bầu với nhiệm kỳ năm năm, tin đồn nói rằng vị tổng bí thư 73 tuổi sẽ chỉ tại vị lâu nhất là nửa nhiệm kỳ.

Đại hội đảng vừa qua được cho là đã giải quyết chia rẽ chính trị nghiêm trọng. Nhưng chưa đầy một năm sau đó, đã có bằng chứng về sự tranh giành trong nội bộ đảng và chạy đua cho vị trí tổng bí thư, cho thấy Trọng sẽ nghỉ hưu trong thời điểm rất gần.

Từ 24 đến 30/10/2016, Đinh Thế Huynh đã đến thăm Hoa Kỳ
Từ 24 đến 30/10/2016, Đinh Thế Huynh đã đến thăm Hoa Kỳ

Đinh Thế Huynh là một nhà tư tưởng của đảng. Ông học ngành báo chí ở Liên Xô trong những năm 1980, và leo dần trong làng báo chí do đảng kiểm soát mà đỉnh cao là chức vụ phó biên tập tờ báo hàng ngày của đảng, tờ Nhân dân. Ông trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của đảng và trùm ngành tuyên giáo tại Đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011. Ở vị trí đó, ông đã có ảnh hưởng đáng kể đối với tư tưởng, giáo dục, và giám sát của các phương tiện truyền thông.

- Quảng Cáo -

Trong cuộc chạy đua đến Đại hội lần thứ 12, Huynh vận động để trở thành tổng bí thư. Ông này là sự lựa chọn của những người bảo thủ trong đảng, những người sợ toàn cầu hóa và khả năng Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quan trọng hơn, họ lập luận rằng đảng ngày càng không có vai trò trong việc ra quyết định của các nhà kỹ trị của chính phủ. Mặc dù ông không được bầu, người bảo trợ của ông là Trọng đã được đặc cách về tuổi tác và ở lại cương vị cao nhất của đảng. Mặc dù Huynh không còn là người đứng đầu Ban Tuyên giáo nhưng lại đứng đầu một cơ quan ở trên nó, là Hội đồng Lý luận Trung ương, biến ông này vẫn là người tư tưởng hàng đầu của đảng, ít nhất là về tượng trưng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thường Trực Ban bi thư Đinh Thế Huynh tai Trung Quốc 10/2016
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thường Trực Ban bi thư Đinh Thế Huynh tai Trung Quốc 10/2016

Trước chuyến đi tới Washington, Huynh đã đến Trung Quốc, nơi ông ta gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, bao gồm cả Tập Cận Bình. Sau sự cố giàn khoan HYSY-981 vào năm 2014, Trung Quốc đã làm việc cần mẫn để tăng cường quan hệ giữa hai đảng cầm quyền, một đối trọng với các mối quan hệ nhà nước và quân sự song phương. Huynh, người chưa từng giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước và được biết đến như là một người bảo thủ về ý thức hệ, là một người đối thoại tự nhiên với Bắc Kinh, nơi còn đó các mối quan hệ lịch sử và huynh đệ.

Chuyến đi của Huynh tới Mỹ là một bất ngờ. Ông hiếm khi đi viếng thăm ngoài khối cộng sản hoặc hoặc các nước trung gian trong khu vực, nhưng ở Hoa Kỳ, Huynh đã gặp gỡ với các quan chức chính phủ cao cấp trong đó có Ngoại trưởng John Kerry, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman, và nhiều quan chức khác. Điều thú vị là, Hoa Kỳ đã gọi ông ta bằng những từ như “Quý Ngài” (His Excellency) và “Bí thư Điều hành” (Executive Secretary). Huynh không phải là nguyên thủ quốc gia và chỉ giữ chức vụ trong đảng, hiện đang đứng thứ 8 trong Bộ Chính trị. Chức vụ Bí thư Điều hành không tồn tại trên thực tế, và chỉ là ngôn ngữ ngoại giao cho chức vụ thực tế của ông ta.

Chuyến đi có ý nghĩa là nhằm mở rộng tiếp xúc của ông với thế giới bên ngoài và để giới thiệu ông với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Chuyến đi là gợi ý rằng Huynh sẽ thay thế Trọng trên cương vị tổng bí thư của đảng tại đại hội giữa kỳ.

Hoàng Trung Hải - Trần Đại Quang - Nguyễn Phú Trọng - Đinh Thế Huynh - Đinh La Thăng - Nguyễn Thị Kim Ngân
Hoàng Trung Hải – Trần Đại Quang – Nguyễn Phú Trọng – Đinh Thế Huynh – Đinh La Thăng – Nguyễn Thị Kim Ngân

Không phải tất cả đều ủng hộ Huynh. Trần Đại Quang, chủ tịch nước hiện nay, là một ứng cử viên hàng đầu để trở thành tổng bí thư tại Đại hội lần thứ 13 trong năm 2021. Mặc dù đã có sự hỗ trợ đáng kể cho Quang để trở thành lãnh đạo đảng tại Đại hội lần thứ 12 cuối tháng Giêng năm ngoái, ông ta được coi là quá trẻ và cần một khoảng thời gian để tích lũy kinh nghiệm. Quang sẽ ở tuổi 65 trong năm 2021, và không cần sự đặc cách về tuổi tác (mặc dù đã có những cáo buộc trên mạng xã hội rằng ông ta đã khai gian về năm sinh thật để tại vị), nhưng với kinh nghiệm nhiều hơn trong cả an ninh và kinh tế quốc gia, việc Quang không thể ngăn cản Huynh trở thành tổng bí thư là một sự ngạc nhiên.

Trong mười năm qua, Quang đã kinh qua các chức vụ thứ trưởng và bộ trưởng Bộ Công an. Quang biết mọi thứ về tất cả mọi người, và trong quá trình mười năm trong chính phủ đã có nhiều người ủng hộ. Ông ta đã tham gia việc hiện đại hóa an ninh và quân sự và được biết đến là rất có khả năng, một người thực dụng hơn là một nhà tư tưởng. Ông ta cũng có vẻ thực hiện tốt vai trò chủ tịch nước cho dù vị trí này mang ý nghĩa nghi lễ hơn.

Trong nhiều cách, việc tấn phong Huynh có thể là chỉ đơn giản là để tưởng thưởng cho một sự kiên định của đảng, với một vài năm tại vị. Nếu không được đặc cách về tuổi tác, Huynh không thể ở lại đại hội kế tiếp vào năm 2021. Quang có thể chờ thời và trong thời gian đó sẽ xây dựng mạng lưới bảo trợ của chính mình, và sẽ có thể đánh đổ Huynh trong 2-3 năm tới. Có thể không đáng để chống lại việc Huynh làm tạm thời trong thời gian ngắn như một giai đoạn chuyển tiếp.

Nhưng nếu Huynh lên được chức tổng bí thư đảng, thì sẽ không có mấy tích cực cho chính trị và kinh tế của Việt Nam. Ông ta có thể gây rất nhiều thiệt hại trong 2-3 năm, đặc biệt là với hệ thống chính trị luôn dựa trên sự bảo trợ của Việt Nam. Mặc dù Huynh ít khi nói về kinh tế, ông ta là một người chống lại những cải cách kinh tế cần thiết mà Việt Nam cần phải làm để tránh bị dính vào cái bẫy thu nhập trung bình. Ông đã lên tiếng phản đối việc tư nhân hóa 2.500 doanh nghiệp nhà nước, những công ty có gánh nặng nợ nần đang tăng cao, gây lo ngại cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Quan trọng nhất, ông đã chống lại những chính sách không còn gây bất lợi cho khu vực tư nhân năng động, trong đó, như Anton Tsvetov đã lưu ý, đang có một hiệu ứng biến đổi về kinh tế và xã hội. Trong đó, lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam và các ngành công nghiệp phần mềm mã hóa đang phát triển. Các công ty này rất năng động, và vào một ngày nào đó, họ có thể gặp nhiều khó khăn khi Việt Nam là một nước có hạn chế Internet nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng, do việc Donald Trump thắng cử tại Hoa Kỳ, việc phê chuẩn TPP đã bị hoãn lại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ thực hiện các thỏa thuận. Trong khi Huynh có vẻ không phải là một người ủng hộ mạnh mẽ đối với TPP bất chấp những tác động tích cực mà nó sẽ có cho nền kinh tế của Việt Nam, chính phủ có vẻ rất cam kết trong việc tiếp tục các cải cách cần thiết cho việc gia nhập.
Vào thời điểm khi tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại do yếu tố bên ngoài, bao gồm cả sự thất bại của TPP, Việt Nam cần cải cách mạnh dạn hơn, chứ không dừng lại. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những gì chúng tôi đã lên kế hoạch để làm”, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho biết. Trong tháng 10 năm 2016, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng đã thông qua một nghị quyết tiếp tục mở nền kinh tế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã thông qua giảm thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ 20% xuống 15%.

Tuy nhiên, tự do hóa kinh tế đã được thực hiện cùng lúc với đàn áp chính trị, một điều không xảy ra trước đó trong quá trình chuyển tiếp. Việt Nam vẫn là một trong mười cai ngục hàng đầu trên thế giới đối với các nhà báo, với 8 nhà báo hiện ở tù.

Đảng muốn khỏa lấp vụ biểu tình chống Formosa hôm 02/10/2016
Đảng muốn khỏa lấp vụ biểu tình chống Formosa hôm 02/10/2016

Nhưng năm nay đã rất khác, với một vụ tràn hóa chất lớn trong tháng Tư đã dẫn đến một ô nhiễm môi trường gây ra cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung. Mặc dù chính phủ phạt Formosa Plastics, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong cả nước, 500 triệu USD, phản ứng của chính phủ đã không làm dịu công chúng. Trong tháng 9 có nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc với quy mô chưa từng có. Chính phủ đã không thể đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, sợ gây ra một phản ứng dây chuyền, nhưng đồng thời, là sợ rằng cuộc biểu tình về môi trường hiện nay sẽ trở thành chống chính phủ.

Và do vậy, chính phủ đã nhắm mục tiêu là những hạt nhân của các cuộc biểu tình: các blogger và các nhà lãnh đạo trực tuyến của các phong trào môi trường. Blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sam) và trợ lý của ông, bị bắt vào tháng Mười năm 2014, bị kết án năm năm tù giam trong tháng 3 năm 2016, trong khi Nguyễn Quang A đã bị bắt giữ và sách nhiễu, và bị ngăn cản không cho gặp Tổng thống Obama vào tháng Năm. Gần đây nhất, chính phủ bắt giữ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), vì vai trò lãnh đạo của cô trong các cuộc biểu tình về môi trường.

Anh BaSàm Nguyễn Hữu Vinh: ..."công lý phải được thực thi" hay ít nhất "sự thật và vô pháp phải được bóc trần"
Anh BaSàm Nguyễn Hữu Vinh: …”công lý phải được thực thi” hay ít nhất “sự thật và vô pháp phải được bóc trần”

Dưới sự lãnh đạo Huynh, chúng ta sẽ có thể thấy đàn áp mạnh tay hơn đối với giới bất đồng chính kiến và phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đang cảnh báo rằng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo gây tranh cãi và là là công cụ để đàn áp xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam.

Vụ cá chết đã có một tác động thực sự lên đảng cầm quyền. Trong cuối tháng, hơn 500 nguyên đơn người Công giáo đã nộp đơn kiện Formosa. Điều này đã đặt chính phủ và các bên trong một ràng buộc, khi họ kiểm soát các cơ quan tư pháp, và từ chối nhận đơn, hoặc giải quyết theo yêu cầu của các nguyên đơn sẽ có thể có hậu quả chính trị rất lớn cho chế độ. Đồng thời, một phán quyết chống lại Formosa có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với đầu tư nước ngoài và nền kinh tế. Chính phủ cuối cùng đã bác bỏ vụ kiện, với lý do “thiếu bằng chứng về thiệt hại thực tế”.

Nhưng việc đấu đá phe cánh có thể được nhìn thấy một cách thực sự rõ ràng thông qua những vụ điều tra tham nhũng chưa từng có nhằm vào nhiều nhân vật cao cấp. Trong khi chống tham nhũng là một điều tốt trong một đất nước nghèo đói Việt Nam, vấn đề là khi các phương tiện truyền thông được kiểm soát bởi nhà nước, thì việc điều tra chống tham nhũng không phải để giảm thiểu tham nhũng, mà chỉ là trò chơi chính trị nhằm vào các đối thủ và tay chân của họ. Có ít nhất ba ví dụ gần đây.

Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, trớ trêu thay người đàn ông đã ký thỏa thuận TPP, gần đây đã bị điều tra trong việc bổ nhiệm con trai của mình lên một vị trí lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước lớn. Ngoài cáo buộc về bổ nhiệm người trong gia đình, Hoàng còn bị điều tra về việc thuê một quan chức cao cấp của Dầu khí Việt Nam (được nói dưới đây), người cũng bị điều tra về tham nhũng. Đảng khai trừ ông khỏi tất cả các vị trí trong đảng trong tháng 11 trong khi quốc hội điều tra ông và mở đường khả năng khởi tố hình sự.

txthanhvhhoangnptrongmatuytinTrịnh Xuân Thanh, Tổng giám đốc Công ty Xây lắp Dầu khí, một nhà thầu chính cho và công ty con của công ty năng lượng nhà nước, đã bị điều tra về khoản thua lỗ 3,3 nghìn tỷ đồng (147 triệu USD). Thanh hiện đang chạy trốn ở nước ngoài, và Việt Nam đã ban hành một lệnh truy nã. Trường hợp này là đặc biệt đáng chú ý, như Trọng đã rất thẳng thắn đối với một quan chức tương đối thấp này, chủ trì cuộc họp để khai trừ anh ta khỏi đảng và yêu cầu bắt giữ. Việc Thanh trốn được ra nước ngoài là một dấu hỏi, và nhiều người cho rằng anh ta không thể trốn đi mà không có sự giúp đỡ ngầm của Cục Xuất Nhập cảnh, dưới sự kiểm soát của Bộ Công an.

Một đồng nghiệp của Thanh, Vũ Đức Thuận, đã bị bắt, như là một phần của cuộc điều tra tương tự về quản lý yếu kém tại PVC.

Điểm chung trong ba cuộc điều tra này là Đinh La Thăng, hiện nay là bí thư thành ủy Hồ Chí Minh, nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Sự nghiệp của ba người đàn ông, đặc biệt là của Vũ Đức Thuận, gắn chặt với Thăng trong thời gian làm việc của mình tại doanh nghiệp nhà nước, chính phủ và chức vụ trong đảng.

Sinh năm 1960, Thăng là một trong những ủy viên trẻ nhất của Bộ Chính trị khóa thứ 12 và được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo của đảng trong tương lai. Phe bảo thủ đã nhắm Thăng để tấn công.

Nhắm mục tiêu là những nhân vật thân tín của Thăng đã đưa ông này vào thế phòng thủ và Thăng đã giữ khoảng cách với họ. Trong tháng mười, Thăng nói rằng Trịnh Xuân Thanh có thể sẽ bị nghiêm trị nhưng những người bảo thủ cảm nhận được khả năng dễ bị tổn thương của Thăng và tiếp tục cuộc tấn công của họ chống lại nhân vật thân tín khác của ông ta. Tại thời điểm Đại hội Đảng lần thứ 12, có tin đồn rằng Trần Đại Quang đã phải chiến đấu để đưa Thăng vào Bộ Chính trị. Vì vậy, các cuộc tấn công chống lại Thăng và nhân vật thân tín của ông này được xem là cuộc tấn công gián tiếp nhằm vào Trần Đại Quang, làm suy yếu vị trí của cựu đại tướng công an trong cả Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Đại hội Đảng lần thứ 12 đã có nghĩa là làm dịu tranh chấp phe phái trong đảng, ít nhất trong vài năm. Tuy nhiên, đấu đá nội bộ trước đại hội giữa kỳ là rất dữ dội. Nền chính trị không minh bạch của Việt Nam đã giấu đi những tranh chấp nội bộ hiện đang diễn ra.

Trong khi có vẻ rõ ràng rằng nhà tư tưởng cộng sản Đinh Thế Huynh có khả năng trở thành tổng bí thư của đảng tại đại hội giữa kỳ, các vận động chính trị thực sự cho Đại hội lần thứ 13 năm 2021 đang được tiến hành.

Zachary Abuza là một giáo sư tại trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia ở Washington, DC, nơi ông chuyên về an ninh và chính trị Đông Nam Á. Quan điểm thể hiện ở đây là của các tác giả và không phải là chính sách hoặc chính kiến của Trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia, Bộ Quốc phòng, hay của Chính phủ Hoa Kỳ.
(The Fault Lines in Vietnam’s Next Political Struggle)

(*) tựa của CTM Media

- Quảng Cáo -

7 CÁC GÓP Ý

  1. Tuy chúng nó bẩn thế nhưng chúng nó quá thành công trong việc thuần hoá người dân trong 80 năm qua …..
    người dân biết đấy nhưng đa số thái độ ngày dân là im lặng chả dám biểu lộ gì sất……

  2. Việt Nữ, Saigon, Việt Nam

    Thúc đẩy quan hệ Việt-Trung là ‘lựa chọn chính trị của VN’
    Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh nói rằng việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hoàn cầu Thời báo tường thuật về nội dung buổi tiếp đón của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với vị khách Việt Nam.

    Tại buổi tiếp ông Huynh hôm thứ Năm 20/10, Chủ tịch Tập Cận Bình nói Trung Quốc và Việt Nam cần phải trân trọng những phát triển tích cực trong quan hệ song phương, phải xử lý tranh chấp một cách cẩn thận và phải phát triển quan hệ hợp tác, Tân Hoa Xã đưa tin.

    Hoàn cầu Thời báo dẫn lời ông Tập nói tại cuộc họp rằng với nỗ lực từ cả hai phía, mối quan hệ Việt-Trung sẽ được duy trì tốt, được hợp tác toàn diện.
    Gọi hai nước là “một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai,” ông Tập nói việc trao đổi thông tin gần gũi hơn giữa đảng cộng sản hai nước sẽ giúp hai bên đạt được sự đồng thuận chiến lược.
    Ông cũng kêu gọi hai đảng cầm quyền hãy tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực của cả hai bên.
    Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, khi thăm Trung Quốc trong ba ngày từ 19-21/10.
    BBC 21 tháng 10 2016

  3. dit me may thang ngu …csvn chung ma dau da noi bo thi chung da chet me het tu lau roi ……toan deo mat na dien kich de che dau bo mat cho tay sai ma fia cs trung cong …… nham thuc thi muu do sau doc hoan thanh su nghiep ba quyen vi dai cua quan thay chung ma thoi ….

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here