Cách mạng dân chủ VN và sứ mạng Công giáo

Lê Anh Hùng - VOA

- Quảng Cáo -

Sau Tết Đinh Dậu 2017, Formosa Hà Tĩnh tiếp tục trở thành chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người Việt trong và ngoài nước, trong bối cảnh nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa đưa ra được giải pháp khả thi nào nhằm loại trừ rốt ráo đại hiểm hoạ quân sự – kinh tế – môi trường này, cũng như đền bù thỏa đáng cho những người dân trực tiếp chịu thiệt hại.

Ngày 14/2/2017, hơn một ngàn giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh, dự định kéo vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn khởi kiện Formosa. Trước sự đàn áp ác liệt và hèn hạ của nhà cầm quyền, các giáo dân phải bỏ dở cuộc tuần hành/khiếu kiện tập thể giữa chừng. Mặc dù vậy, qua vụ việc này, người ta lại càng nhận ra một thực tế – đó là vai trò nổi bật của cộng đồng Công giáo trong cuộc cách mạng dân quyền và dân chủ đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là trong bầu không khí khá trầm lắng của các hội nhóm xã hội dân sự.

Lịch sử ‘tế nhị’ của Công giáo ở Việt Nam

- Quảng Cáo -

Công giáo có một lịch sử “tế nhị” ở Việt Nam, do bị cho là liên quan đến cuộc xâm lược Việt Nam của người Pháp năm 1858, nhất là qua bộ máy tuyên truyền của Đảng CSVN.

Công giáo là một quyền lực có nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Vậy nên, ngay cả khi Marx không cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” – lời kết án vốn châm ngòi cho các cuộc trấn áp tôn giáo ở các quốc gia cộng sản – Công giáo cũng không tránh khỏi xung đột với nhà cầm quyền Việt Nam, một chính thể độc tài toàn trị luôn tìm cách thâu tóm và kiểm soát mọi quyền lực trong xã hội. Điểm khác biệt đáng kể nhất ở đây là, trong khi Công giáo sử dụng sức mạnh tinh thần của mình để đem đến những điều tốt đẹp nhất cho giáo dân và xã hội thì cộng sản lại sử dụng sức mạnh bạo lực để áp đặt một chế độ phi nhân hòng gieo rắc tội ác cho chính dân tộc đã sinh thành và nuôi dưỡng họ.

Được khích động bởi lời phán xét của Marx, cộng với ý thức về mối đe doạ bị thách thức quyền lực toàn trị, từ hàng chục năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên bức hại cộng đồng Công giáo Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là tước đoạt đất đai và tài sản của Giáo hội, trước phản ứng yếu ớt của những nạn nhân yếu thế.

Công giáo trong cuộc đấu tranh vì dân quyền và nhân quyền…

Thế cuộc xoay vần. Cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra trong một thế giới mà ở đó quá trình hội nhập và toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu sắc đã tiếp thêm nhiều sức mạnh cho cộng đồng Công giáo, khiến họ không chỉ dám đương đầu, mà còn trở thành lực lượng đối đầu mạnh mẽ và kiên quyết nhất trước nhà cầm quyền cộng sản. Không ở đâu trên đất nước này người ta có thể công khai lên án chính quyền trước một tập hợp quần chúng đông đảo như trong các nhà thờ Công giáo. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn và Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội, được coi là những “pháo đài” bất khả xâm phạm, không chỉ cho những người bất đồng chính kiến trong cộng đồng Công giáo mà còn là “điểm hẹn” lý tưởng cho những người đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền bên ngoài.

Tiếp nối truyền thống bất khuất trước bạo quyền của Giáo hội Công giáo, lại được dẫn dắt một cộng đồng giáo dân ngày càng ý thức rõ về dân quyền và nhân quyền, với sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trong nước và cộng đồng quốc tế – đó là lợi thế của giới chức Công giáo trong cuộc đấu tranh với chính quyền cộng sản. Nhược điểm của họ nằm ở chỗ: họ là những chức sắc tôn giáo, không phải là những chính trị gia hay những người đấu tranh chuyên nghiệp. Họ chỉ muốn các quyền tự do cơ bản của họ được tôn trọng, giáo dân được sống yên ổn trong một chế độ tự do, dân chủ. Sau khi cộng sản sụp đổ, một chính thể dân chủ ra đời, họ sẽ lại trở về với công việc hàng ngày là chăm sóc đời sống tinh thần cho giáo dân, thay vì sẵn sàng chấp chính, mưu cầu một sự nghiệp chính trị trong guồng máy chính quyền như nhiều nhà đấu tranh bình thường khác. Vì thế, trừ một số ngoại lệ như linh mục Nguyễn Văn Lý hay linh mục Phan Văn Lợi, nhìn chung các chức sắc Công giáo còn thiếu tinh thần đấu tranh quyết liệt, triệt để.

… và trước bước ngoặt của công cuộc dân chủ hoá đất nước

Trở lại với cuộc tuần hành khởi kiện Formosa của các giáo dân Song Ngọc. Cuối cùng, để bảo đảm an toàn cho giáo dân, tránh một cuộc đổ máu khả dĩ xẩy ra, Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, đã kêu gọi đồng bào lương giáo ngừng cuộc tuần hành khởi kiện tập đoàn Formosa.

Người ủng hộ quan điểm của Giám mục Nguyễn Thái Hợp thì cho rằng, khi chưa đủ sức để dịch chuyển một tảng đá mà vẫn cố sức đẩy thì nó có thể lăn trở lại và gây thương tích cho mình. Người không đồng tình với sự thoái lui đó lại cho rằng, trong cuộc đấu tranh với các chính thể độc tài, đổ máu là điều khó tránh khỏi. Trong khi các quyền tự do – dân chủ vẫn còn khá xa lạ với phần lớn dân chúng Việt Nam thì thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra đã đụng chạm đến quyền con người thiêng liêng nhất của dân chúng – đó là quyền được sống. Trước tình cảnh nồi cơm của mình bỗng dưng bị kẻ khác phũ phàng hất đi, những người cùng cảnh ngộ dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Và việc họ đứng lên yêu cầu được xét xử công bằng trong vụ kiện đòi Formosa phải đền bù thoả đáng đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt của dư luận.

Trong cuộc đấu tranh đòi công lý cho mình, những nạn nhân của Formosa nắm trong tay ba sức mạnh quan trọng nhất: lẽ phải, tinh thần đoàn kết và sự ủng hộ của công luận. Sức mạnh đáng kể nhất của chính quyền là bạo lực, song đây lại chính là con dao hai lưỡi. Ở một mức độ nhất định, sự đàn áp của nhà cầm quyền có thể khuất phục được một tập hợp quần chúng chưa đủ quyết tâm, trong khi vẫn tránh được sự phản đối mạnh mẽ của công luận. Tuy nhiên, một khi hậu quả của sự đàn áp đó được tính bằng nhân mạng thì tình thế lại diễn ra rất khó lường, mà nhiều khả năng là theo chiều hướng bất lợi cho nhà cầm quyền: (i) họ sẽ vấp phải sự lên án gay gắt của công luận, đặc biệt là cộng đồng quốc tế; (ii) dân chúng bị kích động, bạo lực châm ngòi cho bạo lực và bạo loạn có thể diễn ra trên diện rộng, ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền; (iii) trước sự vô nhân đạo, phi nghĩa và phi pháp của hành động đàn áp dã man những nạn nhân vô tội, lực lượng đàn áp (công an, quân đội…) dễ chùn tay hoặc thậm chí là đi đến chỗ ủng hộ dân chúng.[i]

Mục sư Nguyễn Trung Tôn

Sự đàn áp khốc liệt của bộ máy an ninh cộng sản là một trong những nguyên nhân khiến phong trào dân chủ thời gian qua có chiều hướng chững lại. Dù vậy, những người mang trong mình tinh thần đấu tranh thực sự thì khó bị khuất phục bởi bạo lực. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người bị an ninh cộng sản hành hung dã man tại Ba Đồn, Quảng Bình, tối 27/2 vừa qua, tâm sự: “Mình biết con đường mình đi là vậy. Kẻ trước người sau ai rồi cũng phải gặp cho đến khi đất nước thực sự có tự do.”

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì nhận định: “Việc sử dụng bạo lực nhắm vào những người đấu tranh chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam đã không còn chính nghĩa, bất lực hoàn toàn về mặt luật pháp và lý lẽ. Họ đã không thể khuất phục được những người đấu tranh dân chủ bằng phương pháp này. Mặc dù bị người dân phản đối, quốc tế lên án nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa từ bỏ việc sử dụng bạo lực. Nhưng chúng ta, những người đấu tranh và phản tỉnh cũng không phải e ngại và lo lắng quá về điều này. Bởi lẽ, trong quy trình tiến tới dân chủ của các chế độ độc tài, Việt Nam đang đi những bước cuối cùng của quy trình đó: Giết – Giam cầm (tù đày) – Đánh đập – Đối thoại.”

Cuộc cách mạng dân quyền và dân chủ ở Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quyết định. Không còn lựa chọn nào khác, những người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền, cũng như lớp lớp dân oan của chế độ cộng sản, bằng sức mạnh chính nghĩa của hình thức đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, phải đứng lên đương đầu trực diện với bạo lực để giành lại quyền được làm người ngay trên chính quê hương mình, với tinh thần của những Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi hay Nguyễn Trung Tôn.

Và trong cuộc trường chinh vì tương lai dân tộc này, lịch sử dường như đã phó thác cho cộng đồng Công giáo Việt Nam một sứ mạng đặc biệt.

_______

Ghi chú:

[i] Cần bàn thêm một chút về văn hoá Việt Nam. Tuy cùng ở Á Đông, nhưng xã hội Việt Nam lại không mang tính chất phong kiến nặng nề như các quốc gia gần gũi về văn hoá khác là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên hay Myanmar. Xã hội Việt Nam truyền thống cởi mở hơn, dân chủ hơn so với các quốc gia đó. Một bằng chứng dễ nhận thấy là vị thế của người phụ nữ so với nam giới ở Việt Nam cao hơn các nước kia. Do vậy, mặc dù cùng sống trong chế độ độc tài, nhưng người dân Việt Nam chưa bao giờ phải chịu cảnh bị đàn áp đẫm máu như đã từng xẩy ra ở Trung Quốc và Myanmar, hay bị kìm kẹp đến mức nghẹt thở như ở Triều Tiên. (Cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956 ở Việt Nam có thể được xem là cuộc tàn sát của số đông dân nghèo đối với thiểu số nhà giàu ở nông thôn, dưới sự giật dây của Đảng CSVN.) Vì thế, cần khẳng định ngay là những cuộc đàn áp với mức độ đẫm máu như ở Trung Quốc hay Myanmar trước đây không thể xẩy ra ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng truyền thông xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đang hội nhập sâu sắc vào một thế giới toàn cầu hoá và nỗi bức xúc trong dân chúng đã bị dồn nén đến cùng cực, rất dễ bùng nổ thành bạo loạn.

Lê Anh Hùng – VOA: http://www.voatiengviet.com/a/cach-mang-dan-chu-vn-va-su-mang-cong-giao/3753527.html

- Quảng Cáo -

129 CÁC GÓP Ý

  1. A Le Hoang. ” nỗi bức xúc trong dân chúng đã bị dồn nén đến cùng cực, rất dễ bùng nổ thành bạo loạn” để lật đổ cộng sản. Tại sao không? Chờ và xem.

    • Tôi nghỉ xh VN còn tốt gấp vạn lần xh các nước khác.Chúng tôi cũng là dân chúng tôi chã cảm thấy có gì bức xúc dồn nén đến cùng cực cả.Tự do đi lại tự do tín ngưỡng chả ai cấm đoán điều gì,chả sợ khủng bố chả sợ xã súng.Thế là sướng rồi

    • Mấy đứa vô công rỗi việc ăn no cứ cắm mặt vào đít lũ vịt tần,ba que, rận chủ rồi dâm chủ, nhân què sinh ra mụ mẫm u mê để bị dắt mũi rồi cào phím đó mà!

    • =))) thời pháp chúng mầy làm tay sai ngoại bang du nhập vào VN 10 thằng thì 9 thằng không có ý tốt, chống mỹ thì sống dưới ô bảo hộ chính quyền SG sát đạo, cấm đạo Phật , đến thời bình thì đòi lật đổ chế độ =)) nhưng đúng rồi

    • đúng là mức độ bức xúc đang tăng cao dần! sắp tới cực điểm rồi! nhưng là đối với mấy vị Linh mục khoác áo thày tu nhưng làm tay sai cho giặc! lợi dụng tấm áo đang mặc để lừa dối! thúc ép chính giáo dân của mình làm những việc đi ngược lại lợi ích dân tộc! dân tộc này đã đổ bao nhiêu máu để có 1 VN chọn vẹn như hnay! hòa bình, độc lập, ổn định? đã đổ bao nhiêu máu để người VN đc đứng thẳng lưng! mặt đối mặt bắt tay người khác mà không phải lag thằng tôi tớ nô lệ của ngoại bang!? đừng dồn gâng 80trieu dân còn lại( thậm chí nhiều hơn) phải đứng lên đập bỏ hết nhà thờ và ép các vị cùng giáo dân các vị hoặc nhảy xuống biển bơi sang Roma hay nơi nào đó trên đất Mĩ! hoặc cải đạo! dân VN hiền thì hiền thật! nhưng con run xéo mãi cũng quằn! “đừng cố phá nhà tao! tao phá nhag mày trước đó”! hãy nhớ câu đó!

  2. Bà con Công giáo chung tôi thừa hiểu phải sống như thế nào. Quan trọng nhất là đủ cơm ăn áo mặc trước đã. Dụ dỗ đi biểu tình thì chỉ các ông sướng thôi. Ta đừng có dại nghe bon này.

  3. Sủa như chó điên ai nghe tụi mày nói đâu . bà con giáo dân người ta có nhận thức về xh đầy đủ không lừa được bà con đâu . trừ một số ít phần tử bất mãn nhẹ dạ cả tin nghe theo lời kích động của tụi mày thôi .

    • Chúng mày làm loạn chứ yêu nước gì? Sống cưc đoan dị hợm Lười lao động ích kỷ đã làm gì cho đất nước mà suốt ngày đòi hỏi đất nuóc này phải thế nọ thế kia Cái loại tà đạo phản loạn như chúng mày làm gì có tư cách yêu nước Chẳng qua chỉ vì tiền mà chúng mày bán rẻ lương tâm bôi nhọ nhà nước Nếu chúng mày ko có lương tâm thì nên im mồm

    • Thom Nguyen. .may yeu nuoc phai khong..vay may ra Ha Tinh tam bien an tom ca di cho chet con gai me may luon. May noi may yeu nuoc?? May la cai do dao duc gia.. gia dau ma con ngu binh luan ngu dot

  4. Lo kính chúa và chăn chiên đi, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, kính chúa yêu nước, tốt đời đẹp đạo….chúa mà làm chính trị! Đừng quên lịch sử đầy máu nhân loại của công giáo trải dài cả một thời kỳ cua Châu Âu! Chúa nhân từ nhưng lắm kẻ mang danh Chúa thực sự là quỷ Satang! Amen!

  5. Đọc bài này thấy sặc mùi kích động và thể hiện đạo này đang làm chính trị ?Hãy sống cho tốt đời thì mới đẹp đạo.Chỉ lừa được mấy người trong hơn 90triệu người V.NAMmà cũng sủa hăng vậy lại còn “giao sứ mệnh cho cộng đồng công giáo”.!?tôi không phân biệt tôn giáo nhưng hãy vì sự bình yên của cả một dân tộc mà nhìn cho đúng .

  6. Tôi không tranh luận về chính trị và cũng không tôn giáo. Nhưng tôi thấy ở đây, những ai biết nghĩ đến nhân dân vì đất nước này của dân tộc Việt Nam, biết nghĩ đến tương lai đất nước. Tại sao hàng loạt các nhà đầu tư rút ra khỏi Vn vì môi trường bị ô nhiễm. Họ đòi quyền loi cho cả 1 thế hệ.

  7. Ko co fomosa thi hang ngan nguoi that nghiep … dat nuoc mat hang nghin ty tien thue … vay co ai that nghiep hay khon kho vi ko co dao thien chua ko … chac chan la ko … song tren doi nay ,ai cung fai lam viec ,lao dong …moi co moi thu … vi vay chinh cai lu suot ngay chi biet co chua chung may moi fai cut khoi viet nam … cu ngoi day ma cau chua … sem chua co mang com cho ma an ,ao mac ko …

  8. Giáo hội công giáo việt nam không tham gia vào bất kỳ một tổ chức chính trị nào, ngoài trừ linh mục nguyễn văn lý và Phan văn lợi đã không làm chủ bản thân để ảnh hưởng nghiêm trọng đến giáo hội công giáo việt nam, bọn phản động cho đăng hình ảnh các Linh mục đang cử hành thánh lễ, hoặc clip một vị chức sắc nào đó của đạo hòa hảo với mục đích để cho những người nhẹ dạ tin rằng các tôn giáo đang đồng hành cùng với chúng. Nhưng chúng không ngờ rằng người dân việt nam đã có đủ nhận thức để phân biệt đâu là sự thật, đâu là xuyên tạc chống phá.

  9. Tôi không phân biệt tôn giáo ,nhưng qua theo dõi vài vụ biểu tình, vớ vẩn đó,thì tôi khẳng định các vị không làm chính trị được đâu,bởi sao vì làm chính trị là phải nhìn xa trông rộng, Ừ cứ đành rằng có bọn quan tham nhũng,có vài công ty xả thải chất độc ra biển…. nhưng không phải chỉ ở Việt nam ,mà trên thế giới có nhiều nước cũng từng có như vậy.nhà cầm quyền họ sẽ có cách giải quyết chứ chưa đến lượt mấy ông cứ dựa vào cái chuyện đó để làm cái cớ kích động bà con đi làm điều không đáng làm,các ông giỏi thì tự đi biểu tình,tự tìm bằng chứng ,và tự đi làm cách mạng đi,tự lật đổ chế độ đi,tôi e sợ khi các ông đứng lên cầm quyền ,dân còn lầm than hơn bây giờ,các ông hèn lắm ,rất hèn !

  10. Deo co khi nao dua tin chi cho nguoi dan lam nen an ra. Ma toi ngay phan dong la sao. Dang nao tu do dan chu dau. Chi tao coi. Nuoc mi ha? Day cho tao hoi. Mi co pl luat de tri dan kg. Chung nao kg co roi ha noi tu do dan chu. Con dang cong san tot ha? Day xin hoi ai lua cha ông ta phải nga xuong. Roi bay gio co thang dang cong san nao gan gui voi dan kg. Hay de dau coi co dan đen de boc lot. Tao deo thich thang nao ma cung kg ghet thang nao. Thang nao co nanh co vuot thi vo lay nhau. Xin mien ngay nao tao cung an no ao am la duoc.

  11. Dung lay dao ra ma noi. Toi loi lam. Chua cung day ma phat cung day. Nhung nguoi ay lap dao kg phai de dau da chem giet. Ma dai cho con nguoi huong ve cai tot cai dep. Nen dung loi nguoi ta ra ma noi. Toi loi lam may cha oi

  12. Van bt xa hoi thoi nay ko công bang,va chắc chan ai cung nhìn nhân dc điêu do.nhưng hầu hết moi ng cung chi im hoi nang tiếng,ko giam noi lên nhung gi la su that,va chi bt học theo những cái…gọi la ko công bang do,mặc du co nhiu ng ko muôn hc

  13. nhân dan nhẹ dạ cả tin mên bọ mấy thằng cha đạo nó lừa. Nghĩ cũng tội cho nhân dan năm 1858 mấy thằng cha đạo người pháp nó sang thăm dò về báo cho chính quyền pháp sang xâm lược việt nam sau đó dân tộc việt nam phải mất bao nhiêu năm đổ xương máu mới dành lại độc lập bây jo lại bị mấy thằng cha đạo nó lừa.

  14. Ngày xưa bố tao cầm súng vì muốn cái đất nước này nó tốt đẹp hơn. Bây giờ bọn công quyền quay ra đè đầu cưỡi cổ nhân dân trong đó có tao. Chúng mày tráo trở bố láo vô ơn. Hết..!

  15. Đa số nhân dân đều cho rằng chế độ cs đã đang tự diệt vong bởi không còn đạo đức lãnh đạo . Chúng ta nhìn vào sự tồn vong của dân tộc, chính trị là bổn phận của tất cả mọi người, các tôn giáo cũng làm chính trị bởi lẽ nếu một thể chế muốn tiêu diệt họ thì buộc họ phải đứng lên .

  16. Kinh. Chua. Yeu nước. La. Day …chi. Co thu. Ngu. Moi hanh. Dong nhu the.Quoc. Co quốc pháp may anh. Lam dung. Trách nhiem va bon Phan cua một nguoi cong dan thi ai dam lam gi may anh..Loi dung Ton giao de lam can. Ko bất. O tu la. May. Lam roi…Chua tren troi cung cam thay. Buồn va xấu ho đùm. Cho may. Anh

  17. từ hồi nào công giáo với khoảng 10trieu tín đồ tại VN lại cho mình có tâmg ảnh hưởng tới gần 100 triệu dân vậy!? Phật Giáo còn chưa khi nào có suy nghĩ như vậy! nhắc cho vị nhớ! trên thế giới! nhà nước cong giáo trên thực thế chỉ có diện tích tương ứng với 1 thành phố! thêm nữa! VN đã, đang, và sẽ luôn là nhà nước Pháp Quyền! tất cả các tôn giáo tồn tại bình đẳng trên dải đất chữ S này! các vị không hơn 2 người dân bình thường! đừng suy nghĩ viển vông rồi tự đẩy giáo dân của mình tới chỗ bị cách li khỏi xã hội! khi mà những người khác tôn giáo họ rè bỉu người công giáo rằng người công giáo lag những người chống phá nhà nước! Việt Gian bán nước! hủy hoại cuộc sống hòa bình mà cha ông họ và các lớp người đi trước họ trong đó có 1 phần góp công, góp sức của 1 số rất nhỏ người công giáo có trái tim người VN!

  18. THiết nghĩ. Việc kiến nghị đòi quyền loqij cho dân là ccaanf thiết. Tuy nhiên bất cứ một tôn giáo nào mà lại tham gia sâu vào bất cứ thể chế chính trị nào cũng đều làm cho các bậc ”Bề trên thấy đau buồn”!

  19. Nghe như tiếng ẳng của loài chó vậy. Đất nước đang yên bình lại muốn nổ ra bạo loạn haiz nhìn xem thế giới kìa sêri, irap… đấy mang mấy thằng (cha) sang mà cứu họ việt nam đang yên ổn ko cần cứu đâu. Toàn bọn bán nước nịnh bợ ngoại bang khổ dân thôi bọn này ẳng để có cứt bỏ vào mồm chứ nghĩ gì đến bà con giáo dân.

  20. Hãy sống thuận đời, đẹp đạo đúng tôn chỉ và pháp luật để đất nước được yên bình phát triển, dân được bình an đi các vị “giáo sĩ hoang tưởng”!!!

  21. Hãy yên tâm mà tu hành đi, có ai cấm các vị tu đâu! Nếu các vị muốn làm chính trị thì nên vứt bỏ tấm áo các vị đang mặc đi! Kích động dân chúng làm gì, đất nước này đã khổ đau nhiều lắm rồi! Tôi rất ghét cái trò mỵ dân của các vị lắm rồi!…

  22. Các bạn kêu gọi đấu tranh cho mọi điều tốt đẹp hơn, cuộc sống người dân tự do,ấm no, hạnh phúc.nếu các bạn có ý tốt như vậy thì mọi người xin ghi lòng tạc dạ. Nhưng sự đấu tranh của các bạn không vô tư trong sáng như những gì các bạn hô hào. cụ thể vụ FOMOSA các bạn không thực chất đấu tranh vì môi trường mà mang nặng động cơ chính trị. Trong quốc nội thì hô hào tổng biểu tình cả nước đuổi FMS, bảo vệ môi trường, môi sinh. Còn ngoài hải ngoại thì 40 năm quốc hận, quyết tâm dựng lại cờ vàng 3 sọc đỏ, đánh sập CS…Như vậy thì mục đích đấu tranh ở đây là đòi quyền lợi cho dân hay là đấu tranh lật đổ cs để dựng lại chế độ VNCH. vậy thì đã rõ nhé. Chắc ai cũng biết cuộc sống đồng bào công giáo còn nhiều khó khăn nhưng các nhà thờ nơi các cha sống thì được dát vàng nguy nga tráng lệ,giống như một lâu đài. các ngài linh mục giống như những ông hoàng được các con chiên sùng bái. Tiền ở đâu mà làm nhà thờ to thế? chắc chắn từ hải ngoại. nhận tiền của người ta rồi phải thế nào? phải phục tùng, phải nghe theo sự sắp đặt của họ.Phụ thuộc kinh tế thì hẳn phụ thuộc về chính trị. Trong cuộc khởi kiện ngày 14/2 vừa qua cha Thục nhận tiền tài trợ rất nhiều từ các tổ chức hải ngoại. không dửng dưng mà tôi biết rõ như vậy nếu không có một người bạn bên công giáo lập một fb giả danh cha Thục. Chỉ trong hai ngày bạn ấy nhận được hàng ngàn tinn nhắn bên hải ngoại hỏi cha đã nhận được tiền chưa. Như vậy thì chúng ta thấy rõ một điều cha thục đấu tranh không trog sáng. chắc hẳn các lần kê gọi tiếp theo sẽ không ai nghe theo sự xúi dục của cha Thục cũng như các cha bên công giáo nữa.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here