Các thành phố Việt Nam hỗn loạn vì nước ngập sau hai cơn mưa đầu mùa

- Quảng Cáo -

SÀI GÒN (CTM Media) – Trong hai ngày 19 và 20 tháng Năm 2017, nhiều khu vực tại Sài Gòn liên tục bị nhấn chìm trong nước sau hai cơn mưa đầu mùa đổ xuống thành phố.

Trận mưa lớn vào chiều 19 Tháng Năm đã làm giao thông ở nhiều khu vực tại Sài Gòn bị nghẽn vì ngập, xe cộ (kể cả xe hơi, xe vận tải) bị chết máy. Tại Bình Chánh, nhiều gia đình phải bỏ tầng trệt, lên lầu ở hoặc tạm lánh đi nơi khác. Không thể dùng bếp, nhiều gia đình phải cử người lội nước đi mua thức ăn cho bữa tối.

Tại các quận 2, 9, Thủ Đức nhiều nơi nước dâng lên cả thước. Những đoạn đường dốc, nước chảy xiết như thác, vật cả xe lẫn người lăn ra đường. Giải pháp duy nhất là mở hết các nắp cống cho nước thoát nhanh hơn nhưng tại nhiều nơi, miệng cống lại là chỗ nước trào ngược lên mặt đường !

- Quảng Cáo -

Cảnh tương tự tiếp tục xảy ra vào chiều 20 Tháng Năm, lần này, xa lộ Biên Hòa cũng ngập. Mực nước phía trước dốc cầu Rạch Chiếc lên tới cả thước. Chưa rõ đường ngập hay sức nước hoặc cả hai khiến một chiếc xe vận tải kéo container lật ngang phía trước lối ra vào Khu Công Nghệ Cao, quận Thủ Đức.

Sự kiện, vài chục ngàn tỷ đồng chi cho chuyện chống ngập ở Sài Gòn trong vài thập niên gần đây không có tác dụng.

Các quy hoạch, dự án được duyệt và thực hiện trong vài thập niên gần đây đã khiến Sài Gòn trở thành một đô thị vô phương cứu chữa trước đủ thứ vấn nạn (giao thông, ngập…). Báo chí Việt Nam tiếp tục giới thiệu hàng loạt hình ảnh, video clip cho thấy giao thông, sinh hoạt của dân chúng Sài Gòn bị lộn ngược vì mưa.

Nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam trào lộng “Sài Gòn thất thủ.”

Xin nhắc lại, hôm 12 tháng Năm, tại Hải Phòng một trận mưa không lớn, chỉ “rả rích trong hai giờ” nhưng đã biến nhiều trục đường lớn tại Hải Phòng thành sông và các con hẻm thành suối. Thậm chí nước còn tràn vào những căn nhà nằm dọc các con đường thuộc khu trung tâm Hải Phòng như Lạch Tray, Tô Hiệu, Đổng Quốc Bình… Mức nước ngập phổ biến ở khu vực trung tâm Hải Phòng khoảng từ 30 cm đến 50 cm.

Tương tự, cũng vào ngày 12 Tháng Năm, giao thông, sinh hoạt của các khu dân cư thuộc hai quận Đống Đa, Cầu Giấy ở Hà Nội tê liệt sau trận mưa chỉ chừng 40 phút. Có những con đường như Thái Thịnh, Thái Hà, Hoàng Cầu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thị Định… xe cộ phải quay đầu thối lui tìm đường khác.

Giống như Sài Gòn, Hải Phòng, tại Hà Nội, sau mưa, không chỉ có xe hai bánh chết máy mà xe hơi, xe vận tải cũng vô dụng vì đường ngập sâu, khu vực ngập dài. Giống như Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội cũng đã chi hết ngàn tỷ đồng này đến ngàn tỷ đồng khác để chống ngập nhưng ngập lụt càng lúc càng trầm kha.

Mưa, một hiện tượng tự nhiên, vốn dĩ hết sức bình thường tại những xứ nhiệt đới như Việt Nam, nay là dấu hiệu thảm họa của dân chúng ở các thành phố lớn.

“Thất thủ” giờ là tình trạng phổ biến ở tất cả các thành phố lớn tại Việt Nam.

- Quảng Cáo -

32 CÁC GÓP Ý

  1. Muốn TP.HCM thành thung lũng Silicon cần trải qua 2 giai đoạn. Và đã đi được nửa chặng đường rồi: thành thung lũng.
    Giai đoạn 2 là trung tâm phân phối Silicon của cả nước…
    Ráng tăng tốc, đi được nửa chặng đường rồi…

  2. Cái quả ngày hôm nay
    Là cái nhân của sự tham gia lam và ngu xuan của chính quyền. Việc nước để Đảng lo. Việc dân im lặng phải gánh chịu.

  3. Trong Lu la Toi-do cua Nguoi dan va Dat Nuoc Viet-Nam ! Mot ban tay cua Y , ma che chan bao phu
    khap Dat Nuoc ? Hang trieu Dang vien , sao ngu dan , nhu nhuoc the ? Cui dau de cung ke Ban Nuoc
    ( Trong Lu ) Lam toi cho Tau cong , tro thanh toi-do cua Dan-toc , To-Quoc Viet-Nam !

  4. Tao sống ở TP.HCM và chả thấy có gì gọi là hổn loạn cả.mưa to thì ngập thôi ở đâu mà chả thế .nếu ko tin lên google gỏ đi nó xổ cho 1 đống dù đó là sin,mỹ pari hay úc…

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here