Chối từ “Khúc ruột ngàn dặm”

Manh Dang

- Quảng Cáo -

Tôi đồ rằng thành ngữ “Máu chảy ruột mềm” đã là nguồn gốc của danh xưng “Khúc ruột ngàn dặm” mà hiện đang được ưu ái dùng để gọi những người Việt định cư ở nước ngoài. Người ta ngụ ý, tuy sống xa quê hương, nhưng người Việt ở khắp nơi trên thế giới vẫn là một phần ruột thịt của đất nước. Họ vẫn chia sẻ tâm trạng buồn vui, “ruột mềm” theo vận mệnh nổi trôi của xứ sở, nơi họ sinh thành …

Công chúng hỏi nhau danh xưng ấy đã là chủ trương hay chỉ là khẩu hiệu khi mà họ chứng kiến một thực tế bẽ bàng rằng đã có những “khúc ruột ngàn dặm” bị người ta chối từ. Cũng là người Việt máu đỏ, da vàng, thế nhưng, họ chợt bị xem là xa lạ, vong quốc ngay tại nơi ngỡ là quê hương.

Một bạn trẻ trở về từ một thành phố Châu Âu xa xôi. Bạn ấy đã từng khẳng khái từ chối nhập tịch tại quốc gia đang sống vì nơi ấy buộc bạn phải từ bỏ Việt tịch. Từ chối, tất nhiên bạn ấy cũng phải từ chối những quyền lợi mà người nhập tịch được hưởng. Sống xa quê hương, nhưng tâm trí bạn ấy hướng về quê hương với những đóng góp thiết thực, các dự án thiện tâm như “Sách hóa nông thôn”, “Nhà chống lũ”, “Nhịp cầu Hoàng Sa”… bạn đều góp chung tay.

Một ngày cuối tháng 05/2017, bạn ấy trở về quê hương thăm cha già và tìm kiếm cơ hội kinh doanh bằng tấm hộ chiếu Việt tịch. Tại cửa khẩu, người ta cho rằng bạn là tác giả của một số bài viết không thân thiện với chế độ nên đã từ chối bạn nhập cảnh. Bị giam lỏng trong căn phòng đóng kín suốt một đêm, bạn bị trục xuất khỏi Việt Nam. Thực tế bạn ấy không phải là tác giả các bài viết, nhưng vì sự kém tự tin và sợ hãi, bất chấp luật pháp, người ta đã đẩy bạn ấy ra khỏi nơi sinh thành mà bạn ấy đã nặng lòng suốt từ những ngày sống xa “ngàn dặm”.

- Quảng Cáo -

Trường hợp khác là một trí thức yêu nước, anh từ bỏ kinh đô hoa lệ nơi trời Âu để trở về, cầm tờ chứng nhận Việt tịch, anh thật sự dấn thân trọn vẹn với cuộc sống khó khăn ở quê nhà giúp khai trí cho sinh viên trường Bách Khoa hơn là cứ chễm chệ nơi “ngàn dặm” xa hoa.

Một ngày, anh bị gán cho bản án tù giam vì đã cả gan yêu nước khác với cách mà người ta mong đợi. Lãnh sự nước ngoài đến trại giam gặp để đưa anh thoát giam cầm, đương nhiên kèm theo đó là điều kiện sống lưu vong ! Khẳng khái từ chối, vì ngoài sự cống hiến quên mình thì anh không cho rằng mình đã làm gì sai với đất nước, anh chọn cách ở lại trại giam cho đến mãn hạn tù.

Nhưng để anh sống ở đất Sài Gòn làm tấm gương sáng cho các sĩ phu đang tự ru ngủ chính mình, đang rúc đầu trong cát tìm bình an như đà điểu là cái gai không dễ chịu chút nào. Chưa hết, người ta lo sợ rằng cái tổ chức “Vi Ti” mà anh là thành viên sẽ lại được công chúng phong thánh khi họ chứng kiến cuộc sống mẫu mực của anh. Phải giải quyết, người ta quyết định tước Việt tịch để có cơ sở trục xuất anh. Thế là, một người Việt thuần thục nhất, chọn nước mắm làm gia vị hàng ngày lại mất đi cái Việt tịch mà anh mặc nhiên có từ khi khóc oe oe chào đời ở xứ sở này, rõ ràng, cái bóng của anh lan tỏa lớn quá và theo đó, kéo theo sự sợ hãi anh cũng lớn không kém, khiến người ta lại bất chấp pháp luật, dựa vào những khái niệm mù mờ như sương buổi sớm để tống khứ anh, tống khứ một “khúc ruột” yêu nước nồng nàn ra khỏi quê hương đến xa “ngàn dặm”.

Trong lịch sử, lưu đày “ngàn dặm” vốn chỉ dành cho những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ! Đương đại rực rỡ, lưu đày “ngàn dặm” dành cho cả những con dân Việt yêu nước đến cháy lòng !

Chối từ “Khúc ruột ngàn dặm”, người ta có thể trục xuất người Việt ra khỏi quê hương, nhưng không ai có thể trục xuất quê hương ra khỏi người Việt, không bao giờ ! [*].

Manh Dang

———————

[*] Ý từ câu “Người ta có thể đưa tôi ra khỏi Việt Nam, nhưng không ai có thể đưa Việt Nam ra khỏi tôi”.

- Quảng Cáo -

14 CÁC GÓP Ý

  1. Lý luận đã chỉ ra: Phải dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền, không nhân nhượng với kẻ thù được, càng nhân nhượng chúng càng lấn tới

    • :
      Song Lam: Lý luận đã chỉ ra: Phải dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền,không nhân nhượng với kẻ thù được, càng nhân nhượng chúng càng lấn tới. Hết trích.
      Nhưng mà chúng ” đã và đang lấn tới”.

      HÀNH VI MAN RỢ CỦA QUÂN ĐỘI TRUNG CỘNG ĐỐI VỚI NỮ TÙ BINH VIỆT NAM.

      tinkhongle.blogspot.com/2017/02/hanh-vi-man-ro-cua-quan-oi-trung-cong.html

      quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?238239

      Nhưng bạo lực cách mạng chỉ để áp dụng cho người dân thôi.
      Còn đối với kẻ thù truyền kiếp thì…!

      Nghiêm Cuối Đầu Chào.

    • Trong lịch sử, TQ luôn bị dân tộc ta đánh bại. Trong đó có Chiến tranh biên giới 1979 dưới sự lãnh đạo của ĐcS. Chưa bao giờ Đảng ta lo sợ sức mạnh của TQ. Những hành động ngang ngược gần đây của TQ chúng ta đang chủ trương giải quyết bằng hoà bình. Đến một giới hạn, chúng ta nhất định phải dùng bạo lực để bảo vệ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

    • y hệt câu tiên chỉ của isis, và hít le ” chỉ có thể dùng vũ lực để thu phục nhân dân” những ai có ý kiến khác đều bị giết chết hoặc bỏ tù mà ko cần sét sử

    • Song Lam trong đó có biển đông hải đảo và một phần biên giới phía bắc . như vậy là bị đánh bại ư, hay đại bai… nhưng cái mất ko phải ở đấy cái mất lớn hơn là phụ thuộc kinh tế, phụ thuộc chính sách, và đảng cộng sản vn muốn đc tồn tại thì phải phụ thuộc vào đảng cộng trung quốc. giống như triều tiên đó, bởi ai cũng biết ko phải mỹ hay hàn quốc có thể thay đổi đc triều tiên , mà chỉ có thể là trung quốc….. kim un biết diều đó nhưng vẫn phải bám vào nó

    • lý luân thì ai cũng có. nhưng muốn biết lý luận nào đúng thì phải có sự cọ sát, tranh cãi. còn lý luận đc xây dựng bằng ý của một tổ chức, và bất kỳ ai có ý trái chiều thì đều bị bắt bỏ tù hay sát hại mà ko đưa ra tranh luận thì cái lý luận đó chỉ là lý luận của kẻ độc tài và bảo thủ. ” dùng bạo lực để bảo vệ lý luận chứ ko dùng lý luận để phản biện lý luận” mong rằng bạn hãy suy nghĩ ký. chúng tôi chỉ vì muốn tốt cho bạn và đất nc này mà thôi

  2. Nghe bài viết của bạn thì ai cũng nghĩ là bạn quá yêu nước . Nhưng không phải mà bạn chỉ nói những cái sấu ra thôi sao cái đẹp của đất nước thì bạn khg nhìn thấy hay cố tình khg thấy .

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here