Sự lãng phí của một quốc gia

Ngô Đồng - Web Việt Tân

Đề án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam có mục tiêu đưa 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ra nước ngoài làm việc. Ảnh: tamsugiadinh.vn
- Quảng Cáo -

Thống kê năm 2016, Việt Nam có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng bị thất nghiệp. Trong đó, nhóm có trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất với hơn 220.000 người. Tiếp đến là cao đẳng 122.000 người và trung cấp chuyên nghiệp 73.800 người.

Đó là thực trạng đáng buồn cho nguồn nhân lực được gọi là “chất lượng cao” của nước nhà. Thế nhưng, thay vì giảm quy mô đào tạo, hướng đến việc nâng cao chất lượng phù hợp thì số sinh viên đại học lại gia tăng ngót nửa triệu cho niên khóa 2011-2015. Diễn biến theo chiều hướng lo ngại này được dự báo là sẽ khiến số lượng cử nhân thất nghiệp tiếp tục gia tăng theo hướng trầm trọng hơn.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đang xây dựng dự thảo “Đề án đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài từ nay tới năm 2020 và định hướng tới năm 2025”. Đề án được coi là tìm hướng đi cho số lao động có trình độ đại học, cao đẳng đang thất nghiệp có cơ hội tham gia các chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ), tìm việc làm.

Trọng tâm của đề án này là đưa sinh viên Việt Nam sang làm các nghề về y tá, điều dưỡng tại Nhật Bản, Đức; làm về cơ khí, công nghệ thông tin tại Nam Hàn và một số thị trường mới như Slovakia, Séc…

- Quảng Cáo -

Theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là hơn 1.300 tỉ đồng lấy từ ngân sách nhà nước, với kỳ vọng là sẽ đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp thất nghiệp ra nước ngoài làm việc.

Dư luận đang bàn thảo về kế hoạch nói trên và cho rằng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế vì về lâu dài, phải cải thiện chất lượng đào tạo; khắc phục những hạn chế trong công tác hướng nghiệp do thiếu chủ động trong dự báo từ thị trường lao động. Quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu của đề án là thiếu khả thi. Ví dụ ở Đức, hiện mới có khoảng 200 lao động Việt Nam và 3 năm tới nâng lên 10 ngàn lao động tại Đức là bất khả thi. Ngoài ra, để được cấp thị thực làm việc ở Đức, lao động phải đạt trình độ tiếng Đức khá và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, đa số sinh viên ra trường bị thất nghiệp ở Việt Nam tập trung nhiều ở lãnh vực xã hội nhân văn. Đó là chưa nói đến văn bằng đại học của Việt Nam chưa được quốc tế công nhận một cách rộng rãi.

Một chuyên gia trong lãnh vực đào tạo nhân lực nhận định, các ngành nghề được phê duyệt trong đề án chủ yếu thuộc khối kỹ thuật như kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông… Nhưng theo dự báo đến 2020, Việt Nam thiếu hụt khoảng 100,000 ứng viên công nghệ thông tin. Điều đó cho thấy trong nước cũng đang rất thiếu lao động chất lượng cao.

Qua đề án đưa những lao động có chuyên môn đi lao động nước ngoài, cho thấy có một sự mâu thuẫn trong kế hoạch. Nếu thực sự là lao động chất lượng thì họ đã có thể tìm được việc làm ngay trong nước. Bỏ ra 1,300 tỷ đồng để đào tạo gấp rút những sinh viên thất nghiệp này liệu có giúp họ đáp ứng được những yêu cầu làm việc gắt gao, khi mà bốn năm đào tạo trên giảng đường đại học đã không đủ trang trải kiến thức và kinh nghiệm cho họ kiếm một công việc dù là đơn giản ở quê nhà?

Từ đề án nói trên, cho người ta nhìn thấy rõ mặt trái của nền giáo dục Việt Nam. Hệ lụy từ thực tế này đang gây ra cho xã hội nhiều hậu quả khôn lường. Bởi sản phẩm của các trường đại học không phải hàng hóa, dịch vụ đơn thuần chính là đào tạo con người cho đất nước thời cạnh tranh, hội nhập toàn cầu.

Sự lãng phí cả thời gian và tiền bạc của tuổi trẻ, của mỗi cá nhân và gia đình sẽ là rất lớn. Những hệ lụy xã hội nảy sinh từ câu chuyện thất nghiệp đồng nghĩa với thất vọng, hụt hẫng của những cử nhân phải đi làm công nhân, chạy bàn ở quán ăn, quán cà-phê, bán sim điện thoại, bán hàng đa cấp, hay bán hoa quả, bán trà thuốc ngoài vỉa hè, lao động chân tay khó mà kể xiết.

Theo cái nhìn kinh tế, hơn 220 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là tín hiệu xấu cho quốc gia vì chất lượng giáo dục và năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ chỉ tụt hậu so với các nước trong vùng. Nếu quy mô đào tạo đại học cứ tiếp tục phình ra trong khi chất lượng không được cải thiện, cái giá lớn nhất phải trả chính là sức cạnh tranh của cả quốc gia bị sụt giảm, nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình sẽ ngày càng hiển hiện.

Suy cho cùng, sự lãng phí lớn nhất của một dân tộc, một quốc gia chính là lãng phí nguồn nhân lực. Việc dư thừa lao động trình độ cao không những là sự lãng phí nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam mà còn là những lãng phí cho nguồn lực xã hội phải chi trả để đào tạo cho những cử nhân, thạc sĩ này.

- Quảng Cáo -

37 CÁC GÓP Ý

  1. LŨ VC BÁN NƯỚC HẠI DÂN CHỈ CÓ MÔT CÁCH XỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LỰC NẦY . . . LÀ TẤN CÔNG “BIỂN NGƯỜI”, TỰ SÁT TẬP THỂ! NẾU CHIẾN TRANH TIẾP TỤC, VI-XI CÓ ĐẤT DỤNG VỎ, CÒN TRONG THỜI “LOẠN LẠC” HIỆN NAY, VC BÓ TAY!

  2. Buồn cho một đất nước thiên đường là những nhân tài thật sự thì để làm hàng hóa xuất khẩu, đem con cháu, dòng tộc những loài kí sinh ngu dốt chuyên sử dụng bằng cấp dã vào bộ máy lãnh đạo đất nước để dễ bề thống trị nhân dân, ai dám lên tiếng thì là 88 ngay. Như bạn TRẦN HOÀNG PHÚC là một điển hình nóng hổi

  3. Chuyến này chắc fải mời lũ Việt Củ yêu nước cùng tiên tri vũ trụ kiêm cố vấn cao cấp Trần Dần về lãnh đạo để đưa đất nước đi thời kỳ đồ đá….

  4. Đất nước Việt cứ đào tạo toàn tiến sĩ giấy thì đầy ngày xưa nhất sĩ nhì nông còn bây giờ hết gạo chạy rong nhất nông nhì sĩ nhân tài thì có không ai Trọng dụng còn lũ ngu thì được làm quan có quan tâm đến đời sống của dân

  5. Đào tạo tốn kém biết bao nhiêu mà bây giờ tìm cách “xuât khẩu” như hạt gạo, con tôm, trái mít… (xin lỗi các anh chị em) để có ngoại tệ từ ngoài gởi về thì… khốn nạn hết chỗ nói.

    “Xuất khẩu” mà các anh chị em đó có được công việc xứng với năng lực của mình thì cũng cam, đằng nầy sẽ phải làm những công việc dưới năng lực, những việc mà dân bản xứ họ không muốn làm (kinh nghiệm của các xứ châu Âu khi mở cửa cho nguồn nhân lực từ ngoài vào) trong khi phải xa xứ, xa chồng, xa vợ, bỏ con cái lại… chỉ để có đồng ra đồng vào cho gia đình.

    Ngoài hệ thống đào tạo yếu kém và yếu tố KHÁT NGOẠI TỆ nền công nghiệp xập xệ, chậm tiến và nền kinh tế èo uột không làm sao có thể nuốt hết được nguồn lao động ngày càng lớn dần là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tình trạng không có đủ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

    Việt Nam cần một sự thay máu tòan diện để giải quyết quá nhiều vấn nạn của đất nước đã chồng chất mấy mươi năm nay. Trong đó có từng người dân phải gánh chịu.

    • Mọi người ban Đức Hoàn ạ. Bạn thử nghĩ, các bạn ra trường không tìm được việc làm không cần hành động gì lớn lao, mỗi người viết lên một tờ giấy hay cái bảng nhỏ: Chính phủ hãy tạo việc làm cho tôi! Hằng ngày cứ vào đúng giờ nào đó (8 giờ sáng chẳng hạn) cùng tới tập trung tại một địa điểm công cộng nào đó ở địa phương của mình đưa cao lên để mọi người quan tâm đến điều mình mong muốn. Chừng 1-2 tiếng đồng hồ rồi chia tay nhau đi tìm việc làm, hẹn gặp lại hôm sau.

      415 ngàn bạn trẻ ấy (của năm 2016 và thêm các bạn của các năm trước – tuy là vài trăm, vài ngàn ở mỗi huyện, tỉnh, thành phố) cứ liên tục làm thế chừng 10 ngày, 1 tháng thì hãy tưởng tượng sẽ tác động khủng khiếp thế nào?

      Bạn thấy trong hình ở trên, đông đảo như thế, nếu đều cầm một tờ giấy Chính phủ hãy tạo việc làm cho tôi! Thì việc gì sẽ xảy ra.

      Lúc đó, viễn cảnh một thay đổi toàn diện cho cuộc sống, cho tương lai của chính các bạn trẻ và đất nước là nằm trong tầm tay.

      Mỗi cá nhân riêng lẻ thì mong manh như một giọt nước, nhưng nhiều giọt nước giống nhau cùng tụ lại thì tạo nên sự bức phá to lớn hay tạo nên mọi sự.

    • Huỳnh Quốc Huy nếu thật sự mày có tài thì mày khỏi cần học đại học mấy cũng làm giàu được,và bất cứ ở đâu mày cũng thành tài,còn loại bất tài vô dụng lại thêm gian xảo siêng ăn nhác làm muốn thụ hưởng như mày thì sống ở chế độ nào người ta cũng loại bỏ,loại như mày làm xã hội chậm phát triển,chỉ được cái miệng nói láo toét/

  6. Không đào tạo thì giáo viên sống bằng gì. Con ng thì phải có tri thực phải học còn ko có việc làm là do xã hội, chế độ yếu kém chứ sao lại đổ cho ng học được

  7. Cộng sản hay không cộng sản không quan trọng nhưng thằng chó Fuck niễng đứng đầu chính phủ là đất nước tàn mạt rồi.

  8. Bạn Đức Hoàn, Mọi người ban ạ. Bạn thử nghĩ, các bạn ra trường không tìm được việc làm không cần hành động gì lớn lao, mỗi người viết lên một tờ giấy hay cái bảng nhỏ: Chính phủ hãy tạo việc làm cho tôi! Hằng ngày cứ vào đúng giờ nào đó (8 giờ sáng chẳng hạn) cùng tới tập trung tại một địa điểm công cộng nào đó ở địa phương của mình đưa cao lên để mọi người quan tâm đến điều mình mong muốn. Chừng 1-2 tiếng đồng hồ rồi chia tay nhau đi tìm việc làm, hẹn gặp lại hôm sau.

    415 ngàn bạn trẻ ấy (của năm 2016 và thêm các bạn của các năm trước – tuy là vài trăm, vài ngàn ở mỗi huyện, tỉnh, thành phố) cứ liên tục làm thế chừng 10 ngày, 1 tháng thì hãy tưởng tượng sẽ tác động khủng khiếp thế nào?

    Bạn thấy trong hình ở trên, đông đảo như thế, nếu đều cầm một tờ giấy Chính phủ hãy tạo việc làm cho tôi! Thì việc gì sẽ xảy ra.

    Lúc đó, viễn cảnh một thay đổi toàn diện cho cuộc sống, cho tương lai của chính các bạn trẻ và đất nước là nằm trong tầm tay.

    Mỗi cá nhân riêng lẻ thì mong manh như một giọt nước, nhưng nhiều giọt nước giống nhau cùng tụ lại thì tạo nên sự bức phá to lớn hay tạo nên mọi sự.

    • Các tổ chức nghiên cứu về nguồn lực và kinh tế của thế giới đưa ra nhận định, đây là thời điểm xung mãn nhất của nguồn lực lao động nước ta. Một thời gian ngắn nữa, chúng ta chưa kịp làm giàu thì đã trở thành quốc gia có dân số già… Chưa kịp giàu đã già!

  9. Thật bn , SV đi làm công nhân,bảo vệ , xe ôm Grap… Khi các bạn ấy làm cv phổ thông rõ ràng là cv k phù hợp với năng lực với chuyên môn… Quan trọng là tinh thần trên gương mặt các bạn í mất tự tin , hoang mang và vô định . Chắc chắn là tương lai thì mờ mịt u ám . Đúng là xh chạy theo bệnh thành tích mất cân bằng.

  10. Nhân lực là một tài nguyên quan trọng nhất của quốc gia, nhưng lãnh đạo VN không nhìn thấy điều này, mà họ chỉ nhìn thấy những tài nguyên thiên nhiên có thể đào xới lên bán được. Hãy nhìn sang Nhật Bản, họ không có tài nguyên thiên nhiên gì, nhưng đất nước của họ có nền kinh tế đứng hàng thứ 3 thế giới chỉ nhờ vào tài nguyên nhân lực phẩm chất cao của họ. Nước Mỹ là nước đã bỏ ra rất nhiều tiền của và những ưu đãi để thu dụng những bộ óc sáng giá nhất thế giới về phục vụ cho nước Mỹ. Chỉ có VN là coi thường loại tài nguyên này. Từ nhiều năm trước, khi VN tuyên bố sẽ “ra biển lớn” người ta đã cảnh báo về phẩm chất đào tạo con người cho nhu cầu này. NHững bảng xếp hạng năng lực con người trong vùng (mà thứ hạng của VN càng ngày càng thấp) dường như chỉ khiến giới chuyên môn rộ lê một vài ngày rồi bị lãng quên. Bây giờ khối nhân lực hàng trăm ngàn người đã được đào tạo đó lại được đem xuất khẩu như một món hàng. Một món hàng chưa chắc đã được các nước khác vui vẻ đón nhận.

  11. Thôi đi lũ ngu à. Đi làm mà kiếm ăn đi. Lo việc bao đồng nhảm nhí. Bàn tán như kiểu mình đây am hiểu đúng rồi. Cả một chế độ 90 tr dân đâu đến lượt cái lũ mình người óc lơn ngu hết fần thiên hạ lũ mày bàn tán….đến khổ

  12. 12000 đứa vong nô chuẩn bị về Việt Nam ăn mày chế độ nhé. Cho lũ mày cải sang đạo hồi rồi đưa qua Trung Đông oánh nhau kiếm cơm….còn thằng nào thix thì theo tao làm nô lệ….

  13. Biển thì bọn Formosa nó đầu độc, cạn kiệt nguồn hải sản. Đồng bằng thì bọn giấy Lee Man xả thải ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Rồi các nhà máy nhiệt điện nó còn xả thải khí độc ra môi trường và chính phủ còn cấp phép cho xả thải ra biển. Nguồn sinh nhai bị chặt đứt, ngư dân và nông dân sẽ dồn về thành phố làm lao động chân tay, làm đĩ điếm, làm cướp giật mà kiếm sống. Ai mà đi xuất khẩu lao động được thì cũng phải có tý tiền mà nộp phí.
    Các nhà thầu TQ thì đến lao động phổ thông nó cũng kiếm cớ đưa người tàu qua làm. Vậy thất nghiệp ko tăng mới lạ. Đào tạo đại học thì lỗi thời, kỹ sư ra trường trình độ chuyên môn ko phù hợp, ngoại ngữ kém, các kỹ năng mềm cũng = 0, vậy làm sao cạnh tranh sòng phẳng để kiếm việc đây?
    Những cái này có phải do điều hành của chính phủ gây ra ko? Đảng và nhà nước lo, lo cái gì? có lo vẽ các dự án kiếm tham nhũng chứ quốc kế dân sinh lo cái gì hả bọn DLV não phẳng cuồng cộng???
    Thằng nào đủ lý lẽ đàng haongf vào đây tranh luận. Mời!!! Không có lý lẽ mà vào chửi bậy thì ko tiếp nhé

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here