Tiêu chuẩn kép và lập lờ đánh lận con đen trong vụ Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

Một cảnh sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm hôm 22 tháng Tư sau khi được phóng thích. (REUTERS/Kham)
Một cảnh sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm hôm 22 tháng Tư sau khi được phóng thích. (REUTERS/Kham)
- Quảng Cáo -

Ngày 13/6: Công an Hà Nội khởi tố vụ án “bắt giữ người trái phép” và “hủy hoại tài sản” ở Đồng Tâm. Dư luận dậy sóng vì (1) trước đó Chủ tịch Chung đã cam kết không khởi tố dân làng, và (2) so sánh với việc bắt giữ, đánh đập cụ Kình hôm 15/4, cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật song lại không bị khởi tố. Tuy nhiên, một số ý kiến (như của ĐBQH Dương Trung Quốc) lại cho rằng việc khởi tố là cần thiết để làm rõ đúng sai; và khởi tố vụ án không đồng nghĩa với khởi tố bị can.

Ngày 27/6: Thủ tướng Phúc phát biểu quan điểm chính thức của Chính phủ trong vụ việc ở Đồng Tâm là phải xử lý sai phạm của cán bộ TRƯỚC KHI xử lý sai trái của công dân.

Ngày 28/6: Như đáp lại chỉ đạo của Thủ tướng Phúc, Bộ Công an lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc cơ quan chức năng bắt giữ người (bao gồm cụ Kình) ở Đồng Tâm.

Ngang đây thấy tiêu chuẩn kép rõ ràng. Dân có dấu hiệu sai phạm, khởi tố hình sự ngay; trong khi đối với cán bộ thì chỉ lập đoàn thanh, kiểm tra. Để nhất quán thì những ai từng ủng hộ lệnh khởi tố 13/6 cũng phải đòi hỏi Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án công an bắt giữ dân Đồng Tâm trái phép, với lý do tương tự: Khởi tố là cần thiết để làm rõ đúng sai, khởi tố vụ án không đồng nghĩa với khởi tố cán bộ nên không có gì phải lo.

- Quảng Cáo -

Tại sao Thành phố Hà Nội khởi tố vụ án Đồng Tâm?
Bàn cờ thế Đồng Tâm
Công bố dự thảo thanh tra ở Đồng Tâm: Một phép thử trái luật

Ngày 4/7: (ba ngày trước khi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm): Truy tố 14 cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức vì sai phạm trong quản lý đất đai.

Các báo đồng loạt đưa tin này khiến dư luận có cảm giác chính quyền thật công tâm trong vụ Đồng Tâm khi cán bộ hay dân sai đều bị xử lý. Song, không biết vô tình hay cố ý mà các báo lờ đi một chi tiết rất quan trọng: Việc truy tố 14 cán bộ này KHÔNG LIÊN QUAN tới tranh chấp chính hiện nay giữa dân làng Đồng Tâm và chính quyền.

Tranh chấp chính hiện nay ở Đồng Tâm là đối với khu đất Đồng Sênh nằm ngoài dự án sân bay Miếu Môn mà dân coi là đất nông nghiệp, còn chính quyền coi là đất quốc phòng.

Trong khi 14 cán bộ kia bị truy tố vì hàng loạt sai phạm trong hơn 10 năm trời liên quan tới các dự án giãn dân, mua bán, lấn chiếm đất đai ở những vị trí khác nhau trong xã Đồng Tâm. Vụ án này đã được khởi tố từ tháng 10/2016, mãi gần đây mới truy tố.

Hai việc hoàn toàn khác nhau nhưng lại nhập nhằng gọi cùng tên là “vụ đất đai Đồng Tâm”. Đây chính là lập lờ đánh lận con đen nhằm làm lạc hướng dư luận, chuẩn bị cho buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra sau đó.

Ngày 7/7: Chính quyền HN công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm. Đến lúc này kịch bản truyền thông của họ mới xuất hiện rõ:

Họ phủ nhận cái gọi là đất Đồng Sênh, coi như tranh chấp giữa dân và chính quyền/quân đội không hề tồn tại. Tất cả đều là đất quốc phòng cả; do cán bộ cơ sở buông lỏng quản lý nên đất quốc phòng bị lấn chiếm, thì nay chính quyền/quân đội đứng ra thu hồi lại nhưng gặp phản ứng quá khích của dân. Cán bộ cơ sở buông lỏng quản lý đã bị trừng trị bằng quyết định truy tố (ngày) 4/7 nêu trên, thì dân quá khích cũng sẽ bị xử lý là thấu tình đạt lý quá rồi.

Chính quyền Hà Nội quả thật mưu mẹo khi phối hợp các cơ quan công an, thanh tra, tuyên giáo, báo chí tung ra một mê trận thông tin nhằm phân tán, đánh lạc hướng dư luận về bản chất tranh chấp, làm xói mòn tính chính nghĩa của dân làng Đồng Tâm, giúp mở đường cho các hành động mạnh tay sau đó.

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Hàng loạt lâu đài – những cái túi tham của quan lại họ làm ngơ -chỉ lo xử dân những con người tội nghiệp nay mai có giặc lai xông ra làm bia sống che chắn cho quan !!

  2. Các quan chức xã làm gì huy động được một lực lượng an ninh cơ động đông đến vậy kể cả huyện. Chỉ có từ cấp tỉnh trở lên. Chán lắm rồi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here