Điệp khúc “bom nước”:
“Trong đêm ấy, khi anh Giàng A Hù (39 tuổi) phát hiện lũ quét đã đưa vợ và con chạy thoát thân. Thế nhưng nghĩ đến đàn lợn 15 con- tài sản lớn nhất và duy nhất của gia đình có thế bị đất đá đè chết, anh vội quay lại mở của cho đàn lợn chạy ra ngoài. Cùng lúc này, lũ ống và các tảng đá sập xuống khiến anh Hù nằm lại mãi trong lòng đất. Khi cả dòng họ đang tất tưởi đi tìm thi thể anh Giàng A Hù thì bàng hoàng phát hiện , 4 người cháu cũng bị lũ cuốn khi đang ngủ ở chòi chăn trâu cách nhà gần 5 km. ..
Chị Mùa Thị Sua đã 2 ngày nay khóc ngất lên ngất xuống, không ăn không ngủ chờ tin tức các con. …Rạng sáng 3 tháng 8, lũ kinh hoàng chưa từng có trong 30 năm qua đã ào về và cuốn trôn cả 4 đứa trẻ tội nghiệp…
Anh Lê Doãn Dũng (35 tuổi) trong chưa đầy một phút đã bị mất cả vợ và hai con nhỏ, cả ngôi nhà 5 năm cực nhọc đủ bề mới dụng được. Chính bản thân anh cũng bị thương và bất tỉnh khi bị một tảng đá đè lên chân. Khi tỉnh lại, anh chỉ còn biết gào thét vì nỗi đau không gì tả nổi này và không hiểu anh sẽ sống ra sao.
Ông Lê Trọng Khang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biết, “khoảng 5 giờ 30 phút ngày 3/8, lũ từ núi Kim Nọi bất ngờ đổ về dọc theo khe suối hướng thẳng vào thị trấn. Theo đó, những tảng đá rất to từ trên núi Kim Nọi, bình thường cả trăm người đẩy cũng không di chuyển nổi nhưng lũ đã cuốn phăng đi. Chỉ vài phút sau, hàng chục nóc nhà đã bị lũ nhấn chìm…”.
Những dòng trên đây chỉ mô tả được một phần rất nhỏ tang tóc không gì tả xiết của người dân ở Mù Cang Chải, một thị trấn lâu đời xinh đẹp nổi tiếng của người dân tộc Mông, đã bị cơn lũ khủng khiếp tràn về chỉ trong vòng vài phút, với sức mạnh đến mức cuốn trôi cả những tảng đá “cả trăm người đẩy không nổi” và xóa sạch, vùi lấp thị trấn này dưới hơn một mét bùn và đất đá.
Trận lũ tràn về lúc trời chưa sáng, như một kẻ trộm. Những trận lũ quét và lũ ống kinh hoàng giết người VN luôn lặp lại điệp khúc giống nhau và thường là về ban đêm hoặc lúc rạng sáng – những năm trước thì được chứng minh rằng do thủy điện xả trộm lũ để người dân và công luận không biết tội lỗi của họ.
Và không ai tin rằng những trận lũ đó là thiên tai. Một trận mưa lớn nếu có tạo nên trận lũ cũng không thể tạo thành một quả bom nước với sức công phá “tận thế” như vậy.
Điệp khúc lũ ống lũ quét bom nước giết người năm nay lại vẫn lặp lại, chỉ mới trong mấy ngày đầu tháng 8.2017 đã xẩy ra trên diện rộng, ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Đâu cũng tang thương.
Và cái kịch bản bom nước do xả lũ thủy điện, gây nhân tai đổ tội cho thiên tai, đã quá quen thuộc, gây bao thảm cảnh không lời nào tả xiết cho dân VN ở các vùng hạ lưu các đập thủy điện.
Số lượng người chết và thiệt hại qua các năm tăng vọt.
Báo chí và nhà chức trách đang lờ đi thủ phạm:
Dù chưa đầy đủ, đã có một số thống kê để qua đó người ta không thể nhầm lẫn khi đánh giá tình hình và thủ phạm.
Theo Tổng cục Thủy lợi, thì năm 2015, chỉ trong chưa đầy một tháng,(từ 24.07.2015 – 4.08.2015), thiệt hại do lũ lụt gây ra tại Bắc bộ và Trung bộ là: ít nhất 38 người chết, chưa kể người mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 3.000 tỉ đồng. Hơn 1, 2 vạn khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc VN mất điện… và đây chưa phải là số liệu cuối cùng.
Năm 2016, thiệt hại do “thiên tai” gây ra lên đến gần 40.000 tỉ đồng, trong đó có tới 215 người chết do lũ quét, sạt lở đất…và 431 người bị thương. Bão lũ, lũ quét làm 5.431 ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi, 364.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, tốc mái, 828.661 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại, hàng triệu mét khối đất đá trên công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, 110 km đề kẻ, 938km kênh mương..
Thiệt hại ngày càng nặng nề hơn, tỉ lệ với số lượng các đập thủy điện và sự vô trách nhiệm của nhà chức trách cũng như sự bao che cho những kẻ giết người hàng loạt. Năm 2017, chỉ mấy ngày đầu mùa mưa, từ 1đến 6 tháng 8, lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đã làm ít nhất 68 người thương vong và mất tích, chưa kể bị thương, thiệt hại ít nhất 940 tỉ đồng.(theo bnews.vn, bài “Mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc, 68 người thương vong và mất tích”)
Đáng chú ý, mưa lũ đã làm sạt lở hơn 25.000 m3 đường quốc lộ (Điện Biên 13.442 m3 trên Quốc lộ 12, Quốc lộ 279B, Quốc lộ 279C, Quốc lộ 4H; Yên Bái: 7.314 m3 trên Quốc lộ 32; Sơn La: 2.385 m3, Cao Bằng 2.000 m3).
Sạt lở 117.706 m3 đường tỉnh và huyện (Lai Châu 9.000 m3 trên một số tuyến đường giao thông huyện Nậm Nhùn, Mường Tè; Điện Biên 14.636m3 trên ĐT150, ĐT142, ĐT143; Yên Bái 42.500 m3 đường tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông; Sơn La 50.570 m3 trên ĐT109 và một số tuyến đường cấp huyện.
145 công trình thủy lợi bị hư hỏng (Yên Bái 141 công trình, Sơn La 3 công trình, Điện Biên 1 công trình); 2.072m kè bờ suối (Sơn La 2.000m, Điện Biên 72) bị thiệt hại…(Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, ngày 7/8/2016).
Phản đối đổi mạng dân lấy điện:
Nguồn lợi do thủy điện mang lại, không thể bù lại dù chỉ một phần nhỏ những thiệt hại này. Đó là chưa kể sự vô giá, không gì so sánh nổi của mạng người, đã bị coi rẻ đến thế dưới quyền lợi của những nhóm lợi ích làm thủy điện để thu lợi riêng.
Một vài trận mưa lớn có thể làm sạt lở, hủy diệt chừng ấy km hạ tầng kiên cố không? Câu trả lời đã quá rõ ràng.
Hàng ngàn năm nay ở VN thường xuyên có mưa lũ. Thời chưa có các hồ chứa thủy điện khổng lồ, mưa có khi cả tháng trời nhưng rất hiểm khi có lũ ống lũ quét. Không ai ngây thơ tới mức tin rằng thiên tai đã gây ra những trận lũ có thể quăng quật cả những tảng đá lớn và những ngôi nhà.
Không! Đương nhiên không. Thực tế đã chứng minh, chỉ có “bom nước” thủy điện, từ những bàn tay giết người máu lạnh mới có thể tạo ra những tàn phá kinh hoàng tựa ngày tận thế như vậy.
Dư luận đã không còn nước mắt thương khóc các nạn nhân. Vì nạn nhân là vô số . Những con số thống kê sơ sài kể xiết sao được mạng dân!
Các nạn nhân nếu thoát chết thì cũng quá khốn khổ, bị cướp hết cả tài sản, nhà cửa ruộng nương, đói cơm rách áo, màn trời chiếu đất, đến đường đi cũng không còn, nói gì chuyện sống! “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” cũng không nổi, vì quá nhiều “lá rách” gây ra bởi liên tục nhân tai và dân cũng kiệt sức rồi.
Khóc chẳng giúp ích được gì. Điều quan trọng nhất, cần thể hiện lương tâm con người với nhau là phải tìm ra, chỉ rõ kẻ gây ra nhân tai. Nhất định phải có kẻ nhấn nút quả bom nước ở thượng nguồn thì mới tạo ra lũ quét và lũ ống kinh hoàng như vậy.
Thủ phạm luôn rõ ràng, vì trái bom nước nào treo trên đầu người VN cũng rất khổng lồ và dòng lũ xả cuồn cuộn có thể đẩy trôi cả nhũng ngôi nhà và tảng đá không thể tự nuốt chửng tiếng réo sôi trào.
Có thể còn ngồi yên trước tình trạng lũ quét, lũ ống hung tàn như ngày tận thế tàn hại dân VN ở những vùng hạ lưu của các đập thủy điện được xây dựng tràn lan theo một quy hoạch chỉ theo đuổi máu tham lợi nhuận của các doanh nghiệp sân sau của một số quan chức và bất cần quan tâm đến cái chết, cảnh tang tóc vô biên của dân VN hay không?
Nhưng điều lạ là từ mấy năm nay, đặc biệt là từ năm 2017, báo chí cũng như các nhà chức trách, nhà khoa học… chỉ đưa tin rất ít về thiệt hại, chỉ nói tại thiên tai, và lờ đi thủ phạm thực sự, nhất là trong năm 2016, 2017. Nhiều báo coi như không có chuyện lũ lụt, tiếp tục chạy theo chuyện mông ngực của các cô “hở bạo”, hàng hiệu, cướp giết hiếp để câu khách. Người chết tức tưởi dưới bản tay thủ phạm bị lờ đi.
Đó là những việc làm vô lương của nhiều cơ quan truyền thông và nhà chức trách. Càng cho qua đi thì những vụ giết người hàng loạt càng xẩy ra.
Những năm trước đây, công luận, trong đó có một số tờ báo có lương tâm đã chỉ ra kẻ nhấn nút bom nước thủy điện giết hại dân miền Trung. Vậy mà chính quyền đã bao che cho những kẻ đó. Hết năm này đến năm khác, không ai bị mất chức, bị truy tố, bị đền bù thiệt hại thỏa đáng cho dân. Báo chí cũng không theo đuổi đến nơi đến chốn những vấn đề mà mình đưa ra, lãng quên thì cũng là làm ngơ cho thủ phạm tiếp tục hoành hành.
Chính vì thế, chồng chất những người chết oan dưới bàn tay của những doanh nghiệp cấu kết với quan chức để hưởng lợi ích tối đa từ thủy điện. Để bán được điện nhiều nhất, chúng tích nước tối đa, cao hơn mức an toàn cho phép, vì thế chỉ cần có một trận mưa là nước đã đe dọa vỡ đập và chúng xả nước bast kể mạng dân để giữ đập. Vì tiền, chúng đã xây những con đập và hệ thống vận hành kém chất lượng như công luận từng tố cáo. Chúng đã cướp đoạt tài nguyên đất nước để bán thu lợi riêng dưới danh nghiã sản xuất ra điện cho quốc dân.
Vì sao? Ai đã cấm đoán báo chí đưa ra những phóng sự điều tra chỉ đích danh thủ phạm và theo đuổi vụ việc cho đến khi những kẻ giết người hàng loạt ấy phải ra trước vành móng ngựa? Những phóng sự điều tra này hoàn toàn dễ dàng thực hiện đối với bất kỳ phóng viên và tờ báo nào, vì chứng cứ quá rõ ràng. Những số liệu thống kê cũng thể hiện rất rõ.
Ai đã cấm báo chí? Phải chăng nếu họ đưa tin và phóng sự chỉ đích danh thủ phạm, bản thân họ sẽ bị nhà cầm quyền quy kết vào tội “bôi nhọ, tuyên truyền, nói xấu đảng và chính phủ, tự diễn biến hòa bình, bị kẻ xấu kích động, thậm chí là tội phản động”..?
Nếu quả thực báo chí bị cấm, và nếu ban Tuyên giáo hoặc kẻ cầm quyền nào làm điều cấm đó, chính họ đã đồng lõa với nhóm lợi ích từ thủy điện để hưởng lợi từ máu của nhân dân thì họ mới có thể ra tay tàn nhẫn như vậy.
Còn nếu không phải báo chí bị cấm đoán, mà báo chí chủ động làm ngơ chỉ đích danh thủ phạm, theo đuổi thông tin vụ việc đến cùng để thay đổi hoàn cảnh sống và cứu mạng người VN, thì chính báo chí cũng chỉ là những kẻ vô lương khi đã luôn dùng những loại tin tức hời hợt, chạy theo mông và ngực “hở bạo” và những kẻ cướp giết hiếp để kiếm miếng cơm trên nỗi nhục nhã nghề nghiệp và nỗi đau khổ của nhân dân.
Mọi người hãy đấu tranh vì mạng sống của nhau. Mọi tờ báo, mọi công dân, hãy lên tiếng, bền bỉ và kiên trì.
Cần chỉ rõ thủ phạm. Cần theo đuổi đến cùng thủ phạm. Kẻ cấm đoán báo chí đưa tin là tội ác và phải bị đưa ra trước vành móng ngựa cùng những kẻ máu lạnh xả lũ giết người hàng loạt.
Vì mạng người là vô giá. Vậy mà đã hàng loạt người, và sẽ còn hàng loạt người nữa, ngay đây thôi, và sau này, sẽ chết hoặc dở sống dở chết vì những thủ phạm này nếu chúng ta tiếp tục im lặng.
Bởi vì, người VN không thể hèn hạ và tàn nhẫn đến mức đổi mạng người lấy điện hay bất cứ thứ gì!
Ko pit tại sao cái thủy điện toàn ăn hại. Lợi ko thấy toàn hai người mà ko thèm báo. Sài 70% công suất thôi. Tham cho lắm tích nước cho cố vào tăng thời gian sai vào mua khô chi rùi tạo quả bom hẹn giờ. Làm sai quy trình tham có thằng nào bắt đâu. Dư nước xả vô tôi và sợ bể dặp. Lợi nhuận chả bao giơ nghe.
Lúc mất điện thì dân chửi ngành điện nhiều lắm bác ạ. Đằng nào cũng bị chửi
tôi sẽ phân tích cho ai lười học về chuỗi thức ăn và hệ sinh thái :
Khi xây đập giữ nước để làm thủy điện
toàn bộ Hệ sinh thái sống dựa vào nguồn nước nơi đây sẽ bị hủy diệt , không có nước động thực vật sẽ chết và di cư..
như vậy : tự bạn nghĩ cho hậu quả của việc xả đập
Đúng là xả đập (nước) . Sao họ dùng xả lũ nhỉ ?
Suối Nậm Păm tại Mường La không có thủy điện trên đầu nguồn, vậy tại sao vẫn có lũ quét? Đặt điều nói láo vừa thôi. Chúng bay kiếm lợi lộc gì từ việc xuyên tạc sự thật này đây? Không phải ai cũng không biết để mày nói láo nhé.
Nguyễn Bình Nhà máy thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
http://vccinews.vn/prode/1717/muong-la-dang-tung-ngay-thay-da-doi-thit.html
Nếu thực sư láo thì được lợi từ đâu ? Cơ quan đoàn thể cá nhân nào bỏ tiền ra làm chuyện vô thưởng vô phạt
Nhà Máy Thủy Điện Sơn La Huyện Mường La https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_m%C3%A1y_th%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%BB%87n_S%C6%A1n_La
Thủ phạm là quan
Xả lũ đúng quy trình mà
Thi tram thuy điên xloi cho dân lam to kiêm điêm nhe
ĐẤT NƯỚC HÀ LAN NHỎ BÉ CẢ VỀ DÂN SỐ LẪN DIỆN TÍCH, ĐỊA HÌNH NẰM DƯỚI MỰC NƯỚC BIỂN.. MÀ CÓ BAO GIỜ HỌ BỊ LŨ LỤT ĐÂU..? VÌ SAO?? PHẢI CHĂNG HỌ MUỐN DÃY CHẾT..??
Ông này 0 điểm về địa lý, đừng nói linh tinh người ta chửi cho.
Nguyển Bình Trái đất còn rất nhiều điều lạ Vào Google để học hỏi đi.
Hà Lan được biết đến là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển. Vùng trũng nhất ở dưới mực nước biển tới 6,74m là một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Rotterdam.
http://khoahoc.tv/voi-phan-lon-dien-tich-dat-nuoc-thap-hon-muc-nuoc-bien-ha-lan-70469
Ồ vn cai gi. Cũng đắt chỉ có mạng người rẻ thôi!
MỚI THẤY VN SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG.RƯỚC GIẶC VÀO HUỶ DIỆT DÂN TỘC
Thuong bà con quá vì những cây gỗ to như con voi cứ về xuôi không trở lại đat đa nhớ quá cũng muốn về theo . Chỉ tiếc rằng nó không tìm đúng chỗ nên dẫn kho thoi
Có muôn điều chưa biết được trong hàng loạt dự án thủy điện. Biết rằng nó gây ra kg biết bao nhiêu khê cho XH.Mà ai cũng muốn làm
Có đầu mà ngu? Viết bại bạ, cơm lũ ăn đi bao sinh mạng, tài sản of con người, đó là tổng hợp tất cả mọi yếu tố do con người chúng ta tác động vào! Nhưng hẽ ai hay một người nào đó còn nhớ trận băng giá lịch sử năm 2015 không? Biến đổi khí hậu toàn cầu, băng giá làm Cây cuối chết hàm loạt là nguyên nhân chính cho thảm hoạ trên!
That toi nghiep
Cai nay nhu Nguyễn ba thanh noi. Lai kiểm Điểm rút kinh nghiệm đấy thoi. Cai day kinh nghiệm dài lắm rút mai không hết .day dai. Nhung đời người lai ngắn .thật Chua xót
Bọn lợi ích nhóm chia nhau tài nguyên nước làm thuỷ điện đứt tiền vào túi còn xả lũ đúng quy trình dân đen chết thì thôi kkkkk trần kệ.