Quảng Cáo

Điều 88 Bộ luật Hình sự: Điều luật bất ổn (*)

Điều 88 Bộ luật Hình sự. Ảnh minh họa.

Quảng Cáo

Điều lạ lùng nhất của điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội tuyên truyền chống nhà nước là sau khi bị bắt và chỉ sau khi có “kết luận giám định” của giám định viên về các bài viết thì mới biết người bị bắt là có dấu hiệu phạm tội hay không.

Dùng tư tưởng của một vài con người để kết luận về sự phạm tội đối với tư tưởng của người khác là điều ấu trĩ và độc tài tư tưởng nổi bật nhất không thể nào chối cãi.

Trong một phiên toà còn có những quan điểm trái ngược nhau về cùng một vấn đề, sự việc hay tình tiết. Dưới con mắt điều tra khác, kiểm sát khác, luật sư khác và hội đồng xét xử cũng có thể khác. Vậy hà cớ gì đem sự khác biệt tư tưởng ra để xét xử trong một phiên tranh luận về tư tưởng vốn cũng khác nhau về nhận định (tư duy, tư tưởng) với từng vị trí tham gia tố tụng?


Bài liên quan:
Phiên tòa sơ thẩm bà Trần Thị Nga
Đoàn Luật Sư muốn bịt miệng tôi


Và không thể dùng kết luận giám định của một vài người (với tư cách là giám định viên) kết luận mặt khách quan của một loại tội phạm và dùng nó để làm căn cứ buộc tội – điều này là trái hoàn toàn về mặt pháp lý. Việc dùng một vài người kết tội tư tưởng của ai đó phạm vào tội nào đó bằng giám định tư tưởng là “xét xử” thay cho cả một quá trình tố tụng thông thường của hệ thống tư pháp.

Điều 88 BLHS sai cơ bản về bản chất khoa học pháp lý cả mặt nội dung (phủ bác quyền làm chủ quyền lực, làm chủ nhà nước của công dân; tước bỏ quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người) và cũng sai hoàn toàn về mặt tố tụng mỗi khi cơ quan tố tụng sử dụng các bài viết của người bị cáo buộc đem đi giám định làm căn cứ buộc tội.

(*) Tựa nguyên thủy: ĐIỀU LUẬT BẤT ỔN

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux