Vụ Fame Bar: Vì sao không dùng Điều 258 BLHS để điều tra hành vi xúc phạm tôn giáo?

Đoàn Nhã An - Luật Khoa Tạp Chí

- Quảng Cáo -

Vài ngày trước, các vũ công tại quán Fame Bar ở Hà Nội đã biểu diễn một điệu múa với trang phục “ít vải”, và dùng những biểu tượng thánh linh của đạo Công giáo làm phụ trang. Một số giáo dân cảm thấy rất phẫn nộ trước điều này, và cho đó là hành vi xúc phạm, thậm chí là báng bổ tôn giáo.

Đã có người đặt vấn đề là nên dùng Điều 258 BLHS để điều tra hành vi của các vũ công trong vụ việc. Vì nếu Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) của Công an TP Hà Nội – vài mươi ngày trước – đã tiến hành điều tra một số phụ huynh nhằm “làm rõ hành vi xúc phạm, nói xấu lãnh đạo Vingroup”. Thì giờ đây, công an cũng cần làm rõ hành vi phỉ báng tôn giáo của các vũ công.

Tuy điều này, về mặt áp dụng pháp luật, là làm được. Thế nhưng, chúng ta không nên ủng hộ một điều luật vừa trái chuẩn Luật Nhân quyền Quốc tế, vừa mơ hồ và tùy tiện như điều 258 BLHS.

Điều 258, Bộ luật Hình sự – Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Quảng Cáo -

Vì sao áp dụng Điều 258 BLHS vào vụ việc Fame Bar là có cơ sở pháp lý?

Hiến pháp Việt Nam quy định, mọi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, trong đó bao gồm quyền tự do biểu đạt. Mà hành vi múa hát thì rõ là một hình thức thể hiện quyền tự do biểu đạt ấy.

Thế nhưng, chúng ta tuy có quyền tự do biểu đạt, nhưng không có nghĩa là muốn biểu đạt thế nào cũng được. Nếu một người viết một bài báo hay múa một điệu vũ, v.v. – mà bị chính quyền xem là đã “lợi dụng” quyền đấy để “xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức” – thì người đó có thể phải đối mặt với việc bị bỏ tù. Đó chính là nội dung căn bản của Điều 258.

Sở dĩ Điều 258 BLHS từ trước đến giờ ít được chúng ta quan tâm, vì nó đa phần là được áp dụng trong các vụ án chính trị, mà bị cáo là những nhà bất đồng chính kiến. Nếu là “lợi dụng” quyền này nọ để “xâm phạm lợi ích” nhà nước để phải đi tù, thì nghe có vẻ … cũng hợp lý.

Cho đến khi vụ việc Vinschool xảy ra. Đó có thể là lần đầu tiên chúng ta nhận thức được, à thì ra, công an có quyền điều tra hình sự một vụ “nói xấu” cá nhân ông A, ông B nào đó, là người có tiền, có quyền trong xã hội.

Và cũng từ vụ Vinschool mà chúng ta bắt đầu băn khoăn, là liệu chính quyền sẽ tiếp tục hình sự hóa những hành vi thực thi quyền tự do cá nhân đến mức độ nào? Cũng như lần này, liệu pháp luật có thật cần thiết phải hình sự hóa hành vi biểu diễn ca múa của các vũ công quán Fame Bar hay không?

Nếu như là không, vậy thì khi nào mới áp dụng Điều 258 BLHS? Cũng như, chúng ta sẽ phải thực thi các quyền tự do dân chủ theo kiểu gì, đến mức nào thì mới không bị xem là “lợi dụng” chúng để phạm tội? Có phải ai làm ra cùng một hành vi thì đều sẽ bị xem là có tội hay không?

Hàng loạt các câu hỏi như trên giúp chúng ta nhận thấy Điều 258 BLHS còn có một yếu điểm nữa, nếu mang ra đánh giá theo chuẩn quốc tế: đó là tính chất mơ hồ và tùy tiện trong nội dung văn bản quy định.

Điều 258 BLHS: Một điều luật “mơ hồ và tuỳ tiện”

Theo chuẩn mực của Luật Nhân quyền Quốc tế, thì một điều luật hình sự cần phải có định nghĩa rõ ràng và dễ hiểu, để nó không thể bị áp dụng một cách mơ hồ và tùy tiện. Tức là, nội dung của điều luật đó phải đảm bảo được, người dân sẽ biết rõ hành vi nào là phạm pháp, và hành vi nào thì không.

Sở dĩ đánh giá Điều 258 BLHS mơ hồ và tùy tiện, là vì nó không đưa ra định nghĩa rõ ràng gì về hành vi phạm tội; cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại bao gồm những yếu tố nào.

Trước hết, cứ tạm cho là xã hội Việt Nam có lẽ cần một điều luật giới hạn quyền tự do như Điều 258 BLHS thật.

Nhưng nếu chỉ đọc nội dung điều luật này như trích dẫn ở đầu bài, tôi đồ là không ai trong chúng ta sẽ trả lời được hành vi nào là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”?

Chưa kể, ai sẽ là người có quyền thẩm định, khi nào thì hành vi lợi dụng đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức? “Lợi dụng” đến mức độ nào thì mới có thể khiến công an bắt tay điều tra? Hay, quyền và lợi ích hợp pháp thì lại có định nghĩa pháp lý gì?

Nếu cán bộ nhà nước làm ra hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức – qua việc phát biểu trên truyền thông và đưa ra những thông tin sai lệch, mang tính phỉ báng, miệt thị những người có bất đồng chính kiến, thì liệu họ có bị xử lý hình sự hay không?

Giả sử rằng (mặc dù rất có thể là điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra) bây giờ Hội đồng Giám mục Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối tiết mục của quán Fame. Hoặc là cộng đoàn giáo dân Công giáo tại Hà Nội đồng loạt viết đơn tố cáo quán này có dấu hiệu vi phạm Điều 258 BLHS vì đã xúc phạm đạo Công giáo và xúc phạm 6.5 triệu tín đồ của một trong sáu tôn giáo lớn nhất nước.

Như thế, vụ việc này có thể xem là đã đủ yếu tố xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của một cộng đồng, để công an có thể dựa trên Điều 258 mà điều tra hay chưa? Nếu danh dự cá nhân của lãnh đạo Vingroup là đủ có thể khiến công an vào cuộc, thì danh dự của một tổ chức tôn giáo như Giáo hội Công giáo Việt Nam có phải cũng sẽ được đối xử tương đương?

Vì “mơ hồ và tùy tiện” nên Điều 258 BLHS có thể được sử dụng tùy nghi theo ý cơ quan điều tra.

Thực tế là nếu muốn, công an có thể điều tra bất kỳ hành vi thực thi quyền con người nào của người dân. Từ tự do biểu đạt qua việc chia sẻ thông trên mạng, đến biểu diễn ca múa ở quán bar.

Từ trước đến nay, Điều 258 BLHS hầu như chỉ được dùng để trấn áp các tiếng nói đối lập chính trị tại Việt Nam. Vì thế, chính quyền thường dựa vào những lý do như “đảm bảo trật tự xã hội”, hay “an ninh quốc gia” để biện giải cho việc sử dụng nó.

Trong các trường hợp như vậy, công chúng sẽ dễ chấp nhận các lập luận theo kiểu, nếu không có Điều 258 thì xã hội sẽ loạn lên. Hoặc, quyền gì thì quyền, cũng không thể xúc phạm đến người khác, tổ chức khác, và đặc biệt là nhà nước được. Hay xa hơn là, nước nào mà không có luật giới hạn các quyền tự do của công dân?

Nhưng một khi chúng ta chấp nhận ủng hộ hình sự hóa tất tần tật mọi hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, thì công an Việt Nam sẽ được cho phép tiến vào tận nơi nào trong không gian riêng tư của mỗi công dân?

Trước hết, công an đã từng dùng những phương pháp trái luật để lấy được các thông tin, dữ liệu cá nhân của chủ nhân các trang blog, tài khoản trên mạng xã hội, mà không cần sự đồng ý của chủ tài khoản. Đó là cách mà họ đã sử dụng để thu thập “chứng cớ” buộc tội blogger Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh theo Điều 258 BLHS.

Họ cũng có quyền tự ý xác định như thế nào là hành vi “nói xấu, xúc phạm” một ông lãnh đạo của một tập đoàn lớn, giàu có và quyền lực khi tiến hành điều tra hình sự phụ huynh Vinschool vài tuần trước.

Tiếp theo, họ rất có thể sẽ vào tận những nơi vui chơi, giải trí để quyết định xem điệu múa nào là hành vi “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Và cho dù là bản thân chúng ta không đồng ý với một bộ phục trang của vũ công, liệu công an có phải là đối tượng có quyền quyết định chúng ta có thể xem gì, mặc gì hay không?

***

Trở lại vụ việc ở Fame Bar, phía chính quyền có lẽ sẽ chẳng mở hồ sơ điều tra, và cũng chắc không có ai đi tố cáo các vũ công để họ phải vào tù cả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Điều 258 BLHS không có cơ sở để áp dụng cho vụ Fame Bar. Mà vụ việc này đã làm rõ được một điều, đó là chính quyền có thể tuỳ tiện áp dụng cùng một điều luật lúc thế này, khi thế khác.

Nhưng nếu chúng ta yêu cầu áp dụng Điều 258 BLHS cho vụ Fame Bar hoặc bất kỳ hành vi thực thi quyền con người nào của công dân, thì chúng ta sẽ chẳng còn thật sự được thực thi bất kỳ quyền tự do cá nhân gì nữa cả.

Chúng ta vì sao cần phải giữ lại một điều luật mơ hồ và tùy tiện như Điều 258 BLHS, trong khi hoàn toàn có thể chọn sử dụng cơ chế tòa án dân sự để giải quyết tất cả các vụ việc liên quan đến những mâu thuẫn về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các cá nhân? Đó cũng là chuẩn mực chung mà Liên Hiệp Quốc và Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế kêu gọi các quốc gia thực thi, thay vì hình sự hóa các hành vi biểu đạt quyền tự do cá nhân.

***Lưu ý: BLHS 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) đã sửa đổi Điều 258 thành Điều 331 với nội dung hầu như là không thay đổi.***

- Quảng Cáo -

102 CÁC GÓP Ý

  1. Có cái gì mà ỏm tỏi lên , chúng mày lôi nhà mước lãnh tụ lên bôi nhọ xuyên tạc thì coi là bình thường, còn ở đây thì kích động như bị thần kinh . Nhóm thanh niên ấy có thốt lên 1 từ nào về tôn giáo không?

  2. 3/ biết gì luật đâu mà phát biểu. Nó mặc thế để gây ấn tượng chứ đâu phải ý đồ nhắm vào tôn giáo gì. Ở đây phải có lỗi cố ý mới cấu thành tội chứ. Xử bọn này theo điều 258 chẳng khác gì xử ông dân tộc lần đầu nhìn thấy ô tô lỗi đi sai làn

  3. Tôi là người công giáo, và tôi thấy đây là điều bình thường, không có gì phải bàn cãi cả. Đạo công giáo bắt nguồn từ châu âu và ở đó còn thấy bình thường huống chi ở Việt Nam

  4. Những con súc vật này, cùng đồng minh của chúng là bọn xã hội đen, đã mang tư tưởng phá hoại tất cả hội đoàn của các sắc tộc và các Tôn giáo! Ý định của chúng là chia rẽ mọi tổ chức để hành động theo tư tưởng Hồ chó Minh là:” CHIA ĐỂ TRỊ!” Anh chị em hãy suy nghĩ để đừng mắc mưu lũ chó!

    • Ta cũng xem lại đạo 1 tí nhé: Ngày 12-3-2000 tại “thánh đường” Phê-rô, Rô- ma, giáo hoàng Gioan-Phao-Lô II cùng với 5 hông y và 2 tổng giám mục ( bao gồm tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận) , đã cáo lỗi cùng thế giới, những tội lỗi của Gia Tô giáo trong suốt 2000 năm lịch sử cũng xin được tha thứ: nổi bật là tội giết hàng trăm triệu sinh mạng vô tội
      chỉ trong vòng 2 năm. Giáo hoàng Benedict XVI đã tước bỏ áo tu của gần 400 linh mục vì xâm hại tình dục trẻ em
      Tháng 1/2014, Vatican đã đưa ra báo cáo cho biết cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã tước chức 384 linh mục trong năm 2011 và 2012 vì các các buộc xâm hại tình dục trẻ em. Đối tượng của các vụ án xâm hại tình dục này là những trẻ em là nam và phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 11 cho đến 14 tuổi
      Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
      Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục
      “Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y

  5. Nè chúng mày điều tra dùm tao xem nó ở nước nào đi kiện dùm tao cái . Tao cũng thấy ngứa dưới quá
    Đm bọn tây lông này nó láo dám để cái kia dưới chỗ ấy hả . Quá láo nhể

    • Tôn giáo nhỏ hơn 1 đảng phái (ở việt nam chỉ có 1 đảng nên có thể gọi là 1 đất nước vì đảng đó cai trị cả nước). Mặc dù tôn giáo có mặt ở tất cả các quốc gia nhưng vẫn nhỏ hơn đất nước vì. Ở trên đất nước nào tôn giáo cũng phải tuân thủ luật pháp và hiến pháp của đất nước đó. Tôn giáo làm truyền đạo chứ ko phải làm chính trị. Cứ lợi dụng tôn giáo để kích động là tù thôi.

    • Ng Công giáo chúng tôi ko so sánh với bất cứ đảng phái – chức vụ – quyền hành – quyền lợi gì cả! Chúng tôi có giáo luật trong đó có điều ko tranh giành cái gì ko thuộc về mình! nên ko thể trả lời bn đc đâu !

  6. VĂN HÓA THỦ ĐÔ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VN BÂY GIỜ NHƯ THẾ NÀY ĐÂY.NGÀY KỶ NIỆM CỦA TỔ QUỐC THÌ CHO GÁI MẶC QUẦN XÌ CẦM CỜ TỔ QUỐC NHẢY TRÊN SÂN KHẤU,BÂY GIỜ LẠI CHO XÚC PHẠM TÔN GIÁO GÂY CHIA RẼ LƯƠNG GIÁO.

  7. Bọn trong ban tổ chức vụ này hẳn có ý đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đây . Ko thể là sự vô í hay sơ suất mà là có chủ í . Cơ quan chức năng nên có động thái tích cực ngăn chặn xử lí để diệt trừ những mầm mống làm mất ổn đinh XH .

  8. Tôi là 1 người công giáo cây thánh giá là biểu tượng của đạo thiên chúa giáo. Vì thế hầu hết những theo đạo thiên chúa giáo o thích phần trình diễn này. Nếu tôi có mặt tại đây tôi sẽ bỏ về. Nhưng tôi o cấm các buổi trình diễn này nếu tôi có quyền vì tôi tôn trọng quyền suy nghĩ của mỗi người dù trong lòng tôi rất đau đớn. Điều này nó khác hoàn toàn với việc nếu cây thánh giá ở nhà tôi đang thờ phụng mà ai bôi bấn đập phá. Nếu có phải hi sinh tính mạng tôi cũng quyết bảo vệ. Nhưng tôi o bôi bẩn bất cứ 1 hình tượng một đạo giáo nào. Tôi có thể tranh luận với 1 bạn tôi đi phật hay đi đạo hồi là tại sao các đạo đó lại cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ. Việc tranh luận này hoàn toàn khác với báng bổ. Đạo thiên chúa đã trải qua các thời kì bị cấm đoán bắt bỏ đạo nhưng đạo thiên chúa vẫn phát triển( đúng đắn thì tồn tại mà).Tôi đã sống trong thời kì mà người đi đạo o đươc hoan nghênh. Năm tôi vào đại học bk cả khóa chỉ có 2 người là đi đạo công giáo trên 800 sinh viên. Tôi có nhiều bạn thân là người đi đạo phật hoặc vô thần. Tôi luôn xác định mình o bán nước, o lấy của người làm của mình và xác định là hãy làm tốt công việc đươc giao với điều kiện nằm trong điều luật của hội thánh và o mong mình giữ 1 chức vụ gì cả. Đấy là suy nghĩ của mình còn là tùy các bạn nhưng khi nêu ì kiến o chụp mũ và văng tục

  9. Fame Bar thì trực tiếp bôi bác tôn giáo , còn mạng xã hôi như Facebook thì góp công quảng bá hình ảnh ấy cho mọi người . chúc mừng cả 2 đều có công cách mạng , sẽ cho huân chương cứu nước

    • chỉ trong vòng 2 năm. Giáo hoàng Benedict XVI đã tước bỏ áo tu của gần 400 linh mục vì xâm hại tình dục trẻ em
      Tháng 1/2014, Vatican đã đưa ra báo cáo cho biết cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã tước chức 384 linh mục trong năm 2011 và 2012 vì các các buộc xâm hại tình dục trẻ em. Đối tượng của các vụ án xâm hại tình dục này là những trẻ em là nam và phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 11 cho đến 14 tuổi
      Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
      Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục
      “Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y
      Ngày 12-3-2000 tại “thánh đường” Phê-rô, Rô- ma, giáo hoàng Gioan-Phao-Lô II cùng với 5 hông y và 2 tổng giám mục ( bao gồm tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận) , đã cáo lỗi cùng thế giới, những tội lỗi của Gia Tô giáo trong suốt 2000 năm lịch sử cũng xin được tha thứ: nổi bật là tội giết hàng trăm triệu sinh mạng vô tội

  10. Có ai xin vui lòng cho biết tên thằng đạo diễn và thằng thiết kế trang phục cho chương trình này không, có địa chỉ càng tốt, nêu lên cho mọi người cảnh giác!

  11. Yêu nc là phản động ,bảo vệ những quyền lợi và công ích điều mà dân có quyền dk huởng thì gọi là phản động…..
    Cạn lời sa mạc lời cho chế độ cộng sản hiện nay vơ vét của dân ,bắt dân đóng thuế để túi các ông mãi phình to..dân khổ mãi thương lắm đất nuớc theo cái thế chế vô thần )
    )

  12. chỉ trong vòng 2 năm. Giáo hoàng Benedict XVI đã tước bỏ áo tu của gần 400 linh mục vì xâm hại tình dục trẻ em
    Tháng 1/2014, Vatican đã đưa ra báo cáo cho biết cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã tước chức 384 linh mục trong năm 2011 và 2012 vì các các buộc xâm hại tình dục trẻ em. Đối tượng của các vụ án xâm hại tình dục này là những trẻ em là nam và phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 11 cho đến 14 tuổi
    Giáo hoàng Francis nói con số ước tính 2% đến từ các cố vấn.
    Điều này có nghĩa khoảng 8.000 linh mục
    “Trong số 2% ấu dâm này là các linh mục, giám mục và Hồng y

  13. Ngày 12-3-2000 tại “thánh đường” Phê-rô, Rô- ma, giáo hoàng Gioan-Phao-Lô II cùng với 5 hông y và 2 tổng giám mục ( bao gồm tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận) , đã cáo lỗi cùng thế giới, những tội lỗi của Gia Tô giáo trong suốt 2000 năm lịch sử cũng xin được tha thứ: nổi bật là tội giết hàng trăm triệu sinh mạng vô tội

  14. Thật ra nó không sai với người không có đạo và nó sai với người có đạo.
    Nhưng chúng ta phải nhớ rằng thiên chúa dạy cho chúng ta sự tha thứ chứ ko hẳn là phải trả thù. Chúng ta nói bộ luật này luật kia nữa làm gì khi mà luật pháp ban hành mà không thực hành.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here