Khi ”Kỳ tích móc túi người dân” bị lật tẩy

Hải Nguyễn - VNTB

- Quảng Cáo -

Cũng là lúc xuất hiện những tình huống dở hơi một cách không e ngại, nào là không thu tiền lẻ khi qua trạm, có lúc cao hứng còn mặc cả không thu tiền dưới mệnh giá 5000 đồng, một khi dở hơi một cách quá lố thì đụng phải sức ép quá lớn từ cộng đồng liền tụt xuống bạc cắc cũng phải thu để hoàn lại vốn.

Ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư QL1 T.Giang ( Chủ đầu tư BOT Cai Lậy).

Nghe sao những lời nói như nói lời quá dễ và nhẹ nhàng làm sao của ” kẻ cướp khôn ranh “, nhưng lần nữa lại đụng phải ” người ngay khôn khéo ” đã cho kẻ cướp biết được thế nào là tình huống dở khóc dở cười qua hai tháng buộc phải xả trạm vừa qua.

Đó, cũng là lúc xuất hiện tình huống dở khóc dở cười tiếp theo dành cho những quan chức có liên quan, có trách nhiệm với vấn nạn ” cướp cạn giữa ban ngày ” của những cái BOT hiên ngang có mặt trên khắp nẻo đường đất nước trải dài theo quốc lộ 1.A từ Bắc vào Nam.

Theo đó, một quan chức lãnh đạo của tỉnh Tiền Giang còn không hiểu tại sao khi nói :

- Quảng Cáo -

“Tỉnh mong muốn có con đường tránh để giảm tải quốc lộ 1A bằng tiền ngân sách nhưng không rõ vì sao sau đó bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT “.

Ngoài ra, vị lãnh đạo này còn khẳng định thêm : ” Dự án này là của BGTVT, tỉnh chỉ tham gia đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí , giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết. Đặt biệt, việc Bộ GTVT cho rằng tỉnh Tiền Giang đề nghị đưa thêm hạng mục ” Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 ” vào dự án là hoàn toàn không có. Cả dự án này, Bộ GTVT và chủ đầu tư thực hiện chứ tỉnh không có đề nghị nào cả “.( Theo phóng viên báo Người Lao Động sáng 18/8…).

Bot Cai Lậy Tiền Giang được đặt ngay tại địa bàn của tỉnh mình quản lý nhưng không biết chủ đầu tư là ai, rồi còn bị vu oan ” Tăng cường mặt đường QL 1A ” là do tỉnh mình đề nghị. Vậy mới hay, Bộ GTVT và chủ đầu tư BOTmạnh thế lực và tiền bạc đến cỡ nào.

Bởi vậy, mà chủ BOT muốn đặt trạm ở đâu thì cứ việc đặt để móc túi người dân một cách dễ dàng tạo nên một kỳ tích lừng lẫy cho ngành giao thông từ Bắc vào Nam.

Sau nhiều cuộc họp khẩn cấp để tìm giải pháp giải quyết vấn nạn ” cướp cạn giữa ban ngày ” của những trạm BOT, đã có những tiếng nói rất mạnh mẽ từ những cử tri đã đồng lòng với sự bức xúc của người dân và cho rằng sự bức xúc của người dân là hoàn toàn chính đáng.

Theo đó, tiếng nói của ông TTK QH Nguyễn Hạnh Phúc, hay ông Nguyễn Sĩ Dũng nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, cũng không đủ tác động đến não trạng của nhũng người có trách nhiệm liên quan cũng như những ông chủ trạm BOT.

Dù rằng. TTK QH Nguyễn Hạnh Phúc đã chỉ ra thực trạng có một số dự án, đường nhà nước đã làm sẵn, nhà đầu tư BOT vào nâng cấp, chỉ ” tráng đường một ít “, tức đầu tư thêm một lớp bên trên rồi thu phí. “

” Như Tiền Giang, dự án trên quốc lộ 1A chỉ là như thế ( chỉ tráng một lớp trên mặt đường ) và cuối cùng thu cao hơn cả cao tốc Trung Lương, vì thế nên dân bức xúc là đúng “.

Riêng ông Tiến Sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, đã có góc nhìn về trạm BOT một cách thẳng thắn và trọng tâm hơn, và đúng với nguyên nhân vì sao người dân lại bức xúc đến như vậy. Khi ông nhìn ra được sự lương lẹo của trạm BOT qua câu nói :

” …không thể nhắm mắt làm ngơ không xử lý những vấn đề đang đặt ra . Vấn đề đầu tiên phải chấm dứt ngay là thu phí BOT kiểu trấn lột, vì người ta không đi đường BOT thì không thể thu, đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không được. Trả 1 đồng mà bất công người dân cũng không chịu. Phải di dời trạm, không thể hứa với nhà đầu tư nên không di dời được, không thể trấn lột người dân như thế. ( trích các báo đã đăng ).

Hai tháng sau, cho tới những ngày gần đây chuyện gì đã xảy ra?.

Như một thói quen có sẵn, câu chuyện dở hơi lại được tiếp tục bằng những tờ giấy mời gởi đến cánh tài xế về câu chuyện dùng tiền lẻ trả phí gây ách tắc giao thông. Kèm theo đó, là những lời hăm dọa có ý gán ghép yếu tố hình sự để làm cho cánh tài xế phải chùn bước.

Nhưng, câu chuyện về tiền lẻ để trả phí chẳng có một lý do nào để gán ghép một cách tự tiện đối với cánh tài xế như họ mong muốn được, bởi tiền dù chẳng hay lẻ thì giá trị của nó vẫn được bảo hộ lưu hành cho đến khi có sự thay đổi từ ngân hàng nhà nước VN.

Mấy ngày gần đây, để rục rịch lại chuyện thu phí đã bị gián đoạn qua hai tháng không còn được ” móc túi ” người dân một cách dễ dãi. Chủ đầu tư Bot, dường như muốn cầu cạnh đến truyền thông báo chí mà cụ thể là qua báo Người Lao Động để gởi gắm bài ru ca.. Ầu ơ….ví dầu của mình…, nhưng vẫn còn hơi hướng của sự dở hơi qua 1,2 câu trả lới sau đây của Lãnh đạo Bot Cai Lậy Tiền Giang trước câu hỏi của phóng viên đặt ra:

Phóng viên: Ông có thể nói về thông tin mỚi nhất liên quan đến hoạt động của trạm thu phí Bot Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang?.

Hiện đơn vị đã có những ký kết mới với Bộ GTVT và dự kiến tháng 10/2017, chúng tôi sẽ thu phí trở lại với mức giá mới.

Ngày chính xác thì chưa biết, bởi trước khi thực hiện chúng tôi phải có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang. Ở đây, trách nhiệm địa phương phải bảo đảm an ninh trật tự và trách ùn tắc giao thông….

Phóng viên : Ông có nghĩ rằng nếu BOT Cai Lậy không dời về đường tránh sẽ tiếp tục bị phản đối?

– Ở đây tôi muốn nhấn mạnh vai trò cơ quan chức năng địa phương phải bảo đảm việc này.

Thật tình mà nói nếu biết trước những khó khăn hiện nay chúng tôi sẽ không thực hiện dự án. Đây là một trong những rủi ro mà chúng tôi không lường trước được.

Năm 2007, Bộ GTVT lập dự án và chọn vị trí đặt trạm trên Quốc lộ 1, sau đó chào dự án và chúng tôi thực hiện theo những chỉ đạo của Bộ GTVT. Hiện tại, tôi chỉ mong dư luận có một cái nhìn thật sự công bằng đối với chủ đầu tư.

Phóng viên : Tôi nghĩ vẫn chưa có giải pháp tốt để không còn sự phản ứng từ tài xế?

– Công tác tuyên truyền là quan trọng nhất làm sao để nhiều người hiểu rõ lợi ích của BOT Cai Lậy…..( hết trích ).

Cho thấy: Việc coi thường hiểu biết của người dân về sự việc trạm BOT vẫn còn hiện hữu. Bởi, nếu trạm BOT không làm sai và ngang ngược thì làm gì có chuyện phải ngưng lại hai tháng trước sự giận dữ từ người dân. Hơn nữa làm gì có chuyện hai ông Nguyễn Hạnh Phúc và ông Nguyễn Sĩ Dũng lại lên tiếng mạnh mẽ như vậy được.

Vậy, còn dở hơi với câu – Công tác tuyên truyền là quan trọng nhất làm sao để nhiều người hiểu rõ lợi ích của BOT Cai Lậy…. để làm gì, không phải là tiếp tục coi thường sao?

Cho thấy : Việc né tránh câu hỏi của phóng viên báo Người Lao Động về việc nếu không dời trạm…., đã cho thấy chủ BOT không muốn đi thẳng vào nguyên nhân chính là : Không đặt BOT trên cung đường tránh.

Cho thấy : Bộ GTVT và chủ đầu tư BOT là hai đơn vị có thể nói đã ăn rơ với nhau gây ra hệ lụy khó khăn cho người dân. Để rồi ầu ơ với nhau, né tránh nhũng sai trái đã rõ như ban ngày mà lại còn dở hơi với người dân thật không thể hiểu nổi!.

Ở đời, nếu không có câu :” Kẻ cắp khôn ranh…Người ngay khôn khéo…” thì muốn làm gì thì làm…. thì may ra có thể kéo dài sự tham lam vô độ của mình.

Hải Nguyễn – VNTB

- Quảng Cáo -

71 CÁC GÓP Ý

  1. Chẳng phải nó sợ ra tòa đâu mà nó sợ Thằng thầu khai ra Nó phải Nôn Tiền ăn hối lộ ra lại còn mất chỗ ăn Béo bở lại Còn bị chửi như con Chó Ăn Cut ấy chứ

  2. Sao nhìn mấy thằng CotDot ngaoda nhà mình nó giống Âm binh Cô HonCacDang thế hén thằng nào cũng Bằng Cấp mà nói Ngu mặt BanCoNong chỉ biết ăn tục nói phét ăn Tàn phá Hoại thôi à

  3. Dân mình phản động quá . làm đường tránh cho đi , thì lại cứ đi tránh trạm . đúng là dân trí thấp , đường quang không đi lại cứ đâm quàng bụi rậm

  4. Hôm nay đọc báo trên Vnexpress, có thằng phó thủ tướng nào đó đòi xử lý hình sự tội gây cản trở giao thông khi đi qua BOT đó mà.
    Gà nhà thì chắc chắn tụi nó sẽ bênh nhau thôi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here